Thủ khoa kép ĐH Sư phạm Hà Nội: Xinh đẹp và học “tài tử”
Hà Thanh Thủy vừa là Thủ khoa đầu vào, vừa là Thủ khoa đầu ra của trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Thủ khoa kép ĐH Sư phạm Hà Nội
Thủ khoa kép của ĐH Sư phạm: Hà Thanh Thủy
Theo nhận xét của mọi người, Thủy là một cô gái có cá tính mạnh mẽ, yêu thích sự mạo hiểm. Trong cuộc sống và học tập, cô bạn là một người quyết đoán nhưng đôi khi hơi nóng tính một chút, theo như Thủy miêu tả.
Là một người yêu thích văn chương từ bé, thích được khám phá những miền đất lạ, sống tình cảm và mau nước mắt, Thủy đã chọn con đường trở thành giáo viên dạy Văn.
Gia đình Thủy sống ở Hòa Bình. Mẹ bạn là giáo viên mầm non, người đã truyền cảm hứng nghề giáo cho Thủy.
Thanh Thủy học giỏi từ bé. Trong 3 môn khối C, Thủy học tốt và yêu thích nhất môn Văn. Trước đây, Thủy học lớp chuyên Văn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ – Hòa Bình. Niềm đam mê văn chương của Thủy xuất phát từ sở thích đọc truyện cổ tích, thích làm thơ.
Năm 2011, Thanh Thủy thi đại học khối C đạt 28,5 điểm (môn Văn, Sử, Địa lần lượt là 8; 8,5 và 8,5 cùng với điểm cộng). Đạt điểm số cao đáng ngưỡng mộ ở khối C, trở thành Thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội nhưng đến tận bây giờ cô bạn vẫn còn chút nuối tiếc về điểm môn Văn bởi một lỗi sai do sự chủ quan của cô.
Dẫu vậy, nhờ sai lầm đó mà nữ sinh này đã rút được kinh nghiệm quý báu trong thi cử, để đạt điểm số cao suốt 4 năm đại học. Mới đây, Hà Thanh Thủy đã tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội với tổng điểm học tập toàn khóa là 3,77 – điểm số giúp cô bạn trở thành Thủ khoa đầu ra của trường.
Học “tài tử” thành Thủ khoa
Một nữ sinh khối C có điểm số cao hơn cả những bạn học khối tự nhiên như A, B quả là chuyện hiếm. Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Thủy khiêm tốn cho biết: “Em chỉ cố gắng học bằng tất cả khả năng của mình. Kết quả em đạt được hôm nay là sự phấn đấu của em và sự động viên không nhỏ từ gia đình”.
Video đang HOT
Thành tích cao là vậy nhưng Thủy lại “có tiếng” là học kiểu “tài tử” từ khi còn học phổ thông.
Thanh Thủy nhận bằng khen Thủ khoa xuất sắc
“Phương pháp học của em không phải là dành quá nhiều thời gian cho việc học, không chỉ học kiến thức sách vở mà em còn dành thời gian cho các hoạt động xã hội và đi du lịch đây đó để mở mang kiến thức đời sống. Trước các kì thi, em luôn làm đề cương chi tiết cho từng môn.
Thông qua việc hiểu kiến thức, em vạch ra những ý chính, nắm được kiến thức rồi, việc học thuộc sẽ là rất đơn giản. Có một bí quyết khi đi thi các môn xã hội mà em muốn chia sẻ, đó là chúng ta cần có một chữ viết dễ nhìn, trình bày luận điểm lên đầu đoạn, viết sạch sẽ, logic. Điều ấy sẽ là một điểm cộng rất lớn với bài thi của chúng ta”, Thu Thủy tiết lộ.
Suốt 4 năm đại học, song song với học tập, Thủy còn làm lớp trưởng và tham gia vào Ban chấp hành Liên chi Đoàn khoa Ngữ Văn. Điều đó giúp cho cô bạn trưởng thành hơn về kĩ năng sống, phân bổ thời gian và tự tin hơn nhiều.
Theo Thủy, một giáo viên dạy Văn trước hết cần có kiến thức chuyên môn tốt, kĩ năng sống tốt và lòng yêu nghề. Hơn nữa, cần phải có niềm say mê văn học, có khả năng “truyền lửa” cho học sinh để thổi bùng trong các em niềm yêu thích văn chương.
Trăn trở với nghề
Trong những năm qua, cô giáo tương lai luôn theo dõi những đổi mới, cải cách của ngành giáo dục. Chuẩn bị bước vào nghề, cô quan tâm nhất đến tính chủ động, tích cực của học sinh.
“Theo phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là người “biết tuốt”, thuyết trình trên bục giảng như một “cuốn bách khoa toàn thư”, học sinh thụ động tiếp nhận. Tuy nhiên, theo quan điểm đổi mới hiện nay, vai trò của giáo viên không phải là người thuyết trình nữa mà trở thành “trung gian” giữa học sinh và kiến thức, là “cầu nối” khơi gợi, gợi mở để các em chủ động tìm hiểu, nắm bắt kiến thức. Em nghĩ nếu thật sự làm được điều đó, kiến thức đến với học sinh sẽ theo kênh trực tiếp, hiệu quả hơn, sâu sắc hơn”, Thủ khoa ĐH Sư phạm bày tỏ quan điểm.
Với đề án giáo dục mới của Bộ GD&ĐT, một giáo viên sẽ giảng dạy nhiều môn học (trong cùng khối), Thanh Thủy có đôi chút lo lắng vì 4 năm rồi cô bạn cũng không học nhiều về Sử, Địa. Theo cô bạn, để tự tin giảng dạy có lẽ cần phải đào tạo thêm để tái hiện và bổ sung kiến thức. “Em nghĩ thế hệ giáo viên trẻ chúng em có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu dạy học mới này”, Thủy tự tin.
Một vấn đề mà cô giáo viên tương lai còn trăn trở là chương trình học Ngữ Văn hiện nay vẫn con tương đối nặng, học sinh phải học nhiều môn cùng lúc, đó là một áp lực lớn.
“Theo ý kiến chủ quan của em, em mong rằng chương trình học sẽ nhẹ hơn, thay bằng quá nhiều kiến thức lí thuyết, những kiến thức đời sống sẽ được tích hợp nhiều hơn trong giảng dạy.
Mai Châm
(Ảnh NVCC)
Theo Dantri
Nghị lực phi thường của cậu bé bị teo cơ trở thành thủ khoa khối B
Bị căn bệnh teo cơ do viêm đa khớp dạng thấp từ nhỏ, Kiều Quốc Sang (Quảng Ngãi) vẫn nỗ lực vượt khó. Trong kỳ thi THPT, em đã trở thành thủ khoa khối B với 29,25 điểm. Đó là em Kiều Quốc Sang ở thôn Minh Long, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi bị căn bệnh teo cơ do viêm đa khớp dạng thấp từ nhỏ nhưng cậu học trò này bằng nghị lực vượt khó của mình vẫn đến trường học chữ. Trong kỳ thi THPT năm nay, em đã trở thành thủ khoa khối B, là 1 trong 4 thí sinh có điểm thi cao nhất cả nước với 29,25 điểm (Toán 10, Hóa 10, Sinh 9,25). Em Sang còn khiến nhiều người ngạc nhiên khi đạt 27,5 điểm khối A.
Sau con đường đất đỏ ngoằn ngoèo chật hẹp, vòng theo khu mồ mả của thôn là nhà của gia đình Sang. Căn nhà cấp 4 vừa mới được phủ lớp sơn mới. Chúng tôi gặp Sang và bố mẹ em khi cả nhà vừa đón các đoàn thể đến thăm, hỗ trợ tiền.
* Vượt qua nỗi đau bệnh tật
Bố Quốc Sang, ông Kiều Tấn Sơn (49 tuổi) mừng rơi nước mắt nói: Tôi vui lắm, không tả hết lời. Được như ngày hôm nay phần lớn cũng nhờ thằng nhỏ nó chịu khó vượt qua bệnh tật đến trường.
Kiều Quốc Sang sinh ra là một cậu bé kháu khỉnh, lanh lợi. Thế nhưng, sự bất hạnh đến với em quá sớm khi vừa tròn 6 tuổi em mắc căn bệnh teo cơ do bị viêm đa khớp dạng thấp. Bạo bệnh đã hành hạ, cản trở con đường học hành của em; đè nặng nỗi lo lên vai người bố, người mẹ. "Chạy vạy khắp nơi, đi chữa nhiều tỉnh nhưng do kinh tế quá khó khăn nên gia đình bấm bụng cho con nó về quê thôi, hết cách rồi"- ông Sơn buồn kể khi nhớ lại những chuỗi ngày đã qua.
Kiều Quốc Sang vẫn hàng ngày phụ giúp gia đình
Nhưng từ trong sâu thẳm con người yếu ớt ấy đã hình thành một nghị lực mạnh mẽ, nó đã đánh bại tất cả từ sự nghèo khổ phải chịu đựng đến nỗi đau đớn của bệnh tật để vươn lên, như mầm xanh đâm chồi mặc phong ba bão táp.
Mười mấy năm đi học cũng là chừng ấy năm Sang phải tự mình đạp xe, thậm chí có khi đi bộ hơn 3km để tiếp lớp. Công việc của người cha không ổn định, thường đi làm ăn xa nên em đã tập cho mình tính tự lập ngay từ nhỏ. Em kể: "Những hôm trái gió trở trời chân em sưng phù, đau nhức lắm. Nhưng em không chịu khuất phục trước sự bất hạnh này đâu".
Cứ thế, cậu học trò nghèo ngày qua ngày tìm vui nơi con chữ sau khoảng thời gian phụ mẹ cắt cỏ nuôi bò. Sang học chuyên tất cả các môn học và trở thành tấm gương sáng cho bạn bè vì đạt thành tích học sinh giỏi toàn diện nhiều năm liền. Và trong kỳ thi THPT tại điểm thi trường Đại học Quang Trung (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) vừa qua, em đã đạt 29,25 điểm khối B, trở thành thủ khoa của tỉnh Quảng Ngãi, là 1 trong 4 thí sinh có điểm thi khối B cao nhất cả nước; trở thành niềm tự hào cho gia đình và người dân trong thôn.
Khi được hỏi về bí quyết làm sao để học giỏi, Sang khiêm tốn nói: Em không có bí quyết gì cả, chỉ biết chăm chỉ, cần cù, chú tâm nghe thầy cô giảng; thực hành bài tập khi về nhà, ham hỏi đọc các sách báo có ích.
* Ước mơ thành bác sĩ
Với số điểm trên, Kiều Quốc Sang được đặc cách chọn trường. Hiện em đã nộp xong hồ sơ vào trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa và chỉ còn chờ giấy báo nhập học.
"Em không biết bây giờ xã hội nhìn nhận như thế nào về ngành Y, nhưng đối với em đây là ngành mang tính nhân văn cao cả, ngành có thể cứu sống được nhiều người. Em chọn ngành này cũng chỉ vì muốn sau này chữa trị được cho những số phận cùng cảnh ngộ, bạo bệnh như em"- Sang cho biết.
Ông Sơn bố của Sang khi nghe con mình nói được những điều đó đã vô cùng xúc động. Nhưng trong ông đang giấu một nỗi lo không hề nhỏ; ông cố tình quay mặt sang hướng khác để con mình không đọc được những suy nghĩ của cha.
Tỉnh đoàn Quảng Ngãi vừa tổ chức thưởng nóng Kiều Quốc Sang số tiền 30 triệu đồng
Để xóa đi không khí trầm lắng, ông Sơn xách liềm ra vườn cắt cỏ cho bò, Sang cũng liền thay đồ phụ giúp. Trong căn chuồng nhỏ nuôi đúng 3 con bò. " Làm nông không có của để nên tôi đi nuôi rẻ bò cho người khác, trong ba con đó tôi có một con rồi, sắp tới sẽ có thêm một con nữa. Tôi sẽ cố gắng chăm sóc kỹ, túng thì bán gửi tiền cho thằng Sang đi học. Tôi gửi gắm hết vào nó, mong sao nó sẽ thực hiện được ước mơ của mình, trở thành lương y tốt"- ông Sơn nói với vẻ đầy hi vọng.
Ông Lê Văn Tư, Phó chủ tịch UBND xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh cho hay: "Đây là lần đầu tiên ở địa phương có cháu thi đỗ đạt cao như vậy. Cháu Sang đã đem về niềm vinh dự, tự hào cho quê hương, là gương sáng về nghị lực vượt khó học giỏi. Hay tin xã cũng kịp thời xuống nhà động viên về tinh thần, hỗ trợ ít vật chất giúp cháu vững tin hơn trong cuộc sống".
Chia tay gia đình Sang, chúng tôi vội vã trở về phố. Trên đường đi, chợt day dứt ý nghĩ, 6 năm theo đuổi ngành Y, chuỗi ngày dài đằng đẳng liệu em có theo đuổi đến cùng? Nhưng nhìn những bảng tiền tượng trưng do các đoàn thể, ban ngành xã hội tài trợ còn đặt trên bàn của gia đình, chúng tôi tin chắc một điều rằng, Sang sẽ không đơn độc trên bước đường em đi...
Theo NTD
Hà Nội: CSGT đưa thí sinh đi thi khi phụ huynh gặp tai nạn Sau vụ tai nạn, chiếc xe của bố con ông Sơn bị hỏng, không thể đi tiếp được. Các chiến sỹ Đội CSGT số 2 đã sử dụng xe mô tô chuyên dụng đưa con gái ông Sơn đến điểm thi an toàn, đúng giờ. Vào khoảng 6h15 sáng nay, 3/7, trên đường đưa con gái Nguyễn Minh Hà đi thi THPT quốc...