Thu hút nguồn nhân lực bằng lợi ích ổn định
Sau Tết Nguyên đán, lao động tại các khu công nghiệp đã trở lại làm việc sớm, tuy nhiên các công trường, siêu thị… sử dụng lao động tự do vẫn khốn khổ vì người làm còn mải dự lễ hội. PV Báo NTNN đã trao đổi với ông Vũ Quang Thọ – Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) về việc tìm giải pháp “kích cầu” lao động.
Ông Vũ Quang Thọ – Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam)
Thưa ông, ông có nhận định gì về việc tỷ lệ lao động trở lại làm việc sau tết tại các khu công nghiệp?
- Theo thông tin từ phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cung cấp, phần lớn lao động ở các doanh nghiệp (DN) cả ở phía Nam và phía Bắc đều trở lại làm việc khá đông. Rất nhiều lao động trở lại làm việc rất đúng giờ, đúng ngày. Thậm chí có những DN, tỷ lệ lao động quay lại làm việc đạt 100%. Tình trạng lao động nhảy việc có xảy ra nhưng không nhiều như các năm trước. Điều này chứng tỏ chính sách chăm sóc lao động đã có tác dụng, tạo nên bức tranh thị trường quan hệ lao động hài hoà.
Lao động sẽ chăm chỉ hơn nếu được ràng buộc bởi hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội (ảnh minh họa). Ảnh: Diệu Linh
“Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động thất nghiệp, mất việc làm khá lớn. Đội ngũ này sẽ nhanh chóng gia nhập đội ngũ lao động phi chính thức. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các DN kiểu “sáng nắng chiều mưa, tối trưa thì lại tắt vụt” thu hút lao động. Điều này cho thấy tính ổn định của thị trường lao động Việt Nam rất yếu”. Ông Vũ Quang Thọ
Video đang HOT
Chỉ một số DN “khốn khổ”, đành phải nợ lương, nợ thưởng vì họ thực sự khó khăn và có một số DN cá biệt, đã bỏ trốn, xù lương, xù thưởng, quay lưng lại với người lao động. Theo tôi, DN này không nên tái đầu tư, cơ quan chức năng cần vào cuộc, có biện pháp thanh, kiểm tra và xử lý theo pháp luật.
Ngoài việc quan hệ lao động hài hoà thì theo ông, đâu là lý do khiến tình hình lao động trở lại làm việc tăng cao sau tết?
- Như trên đã nói, nhờ có những chính sách chăm lo cho người lao động tích cực từ phía DN nên công nhân lao động đã quay trở lại làm việc sớm hơn. Thêm vào đó, ý thức của người lao động cũng có sự thay đổi tích cực, chuyên nghiệp hơn. Nhiều người lao động nói với tôi rằng, đi làm được công ty chăm sóc tốt, ở nhà thì không có công ăn việc làm, không có tiền nuôi con nên phải đi làm sớm. Có thể nói từ khi được truyền thông nâng cao kiến thức pháp luật, một bộ phận lớn công nhân chấp hành tốt pháp luật lao động. Vì vậy, họ yên tâm sản xuất, lao động và cùng chủ sử dụng đưa công ty phát triển.
Tình hình lao động trở lại làm việc sớm sau tết rất khả quan ở các khu công nghiệp, nhưng ở thị trường lao động tự do lại thiếu hụt nghiêm trọng. Ông chia sẻ thế nào về điều này?
- Thực tế cho thấy đúng là lâu nay vấn đề kỷ luật lao động trong nhóm lao động tự do rất lỏng lẻo, phần lớn dựa trên sự thoả thuận của người lao động với chủ sử dụng lao động. Nếu chủ lao động có những chính sách tốt, biện pháp chèo kéo lao động hay thì giữ chân được người lao động. Còn ngược lại, nếu chủ sử dụng làm không tốt thì đương nhiên họ sẽ bỏ việc để đến với một chủ khác tốt hơn. Thị trường lao động Việt Nam chưa ổn định, nhiều DN chưa làm hết khả năng chăm sóc, giữ chân lao động, vì thế lao động tự do càng có cớ nhảy việc. Điều này sẽ tạo nên sự hỗn loạn trong thị trường lao động, những người quản lý thị trường lao động đương nhiên là không mong muốn. Cái mà người quản lý mong muốn là người lao động ít nhảy việc hơn và DN đối xử với người lao động tốt hơn, từ đó tạo ra một mối quan hệ hài hoà hơn.
Vậy theo ông, cần phải có những giải pháp nào để quản lý nhóm lao động tự do này, góp phần làm cho đối tượng này trở nên chuyên nghiệp hơn?
- Quan điểm cá nhân tôi mà có lẽ cũng là quan điểm chung của các nhà quản lý là thị trường lao động tự do là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Nó chính là phần bổ khuyết cho thị trường lao động chính thức, vì thế nền kinh tế nào cũng cần thị trường lao động tự do. Ví dụ Đức là quốc gia phát triển nhưng vẫn có thị trường lao động tự do phục vụ công việc có tính chất thời vụ, ngắn hạn. Lao động tham gia thị trường này cũng sẽ phải chấp nhận những rủi ro về chế độ lương, thưởng, phúc lợi, cơ hội có hoặc mất việc làm…
Số liệu từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, Việt Nam có khoảng 19 triệu công nhân lao động trong các khu công nghiệp, trong đó có khoảng 10 triệu lao động là đoàn viên công đoàn.
Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động thất nghiệp, mất việc làm khá lớn. Đội ngũ này sẽ nhanh chóng gia nhập đội ngũ lao động phi chính thức. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các DN kiểu “sáng nắng chiều mưa, tối trưa thì lại tắt vụt” thu hút lao động. Điều này cho thấy tính ổn định của thị trường lao động Việt Nam rất yếu. Để quản lý thị trường phi chính thức thì Chính phủ cần có giải pháp để quản lý, cần phải đưa ra một hành lang pháp lý để quản lý lĩnh vực phi chính thức này, giúp nó càng chính thức hơn.
Thêm vào đó, các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… cần phải hoạt động tốt hơn để chăm lo tốt hơn đời sống cho người lao động. Tạo công việc đều đặn cho người lao động, bồi dưỡng tay nghề để họ thích ứng được với thị trường lao động. Có như vậy mới hạn chế tình trạng lao động nhảy việc, bỏ việc để đi lễ hội, tiệc tùng một cách vô kỷ luật.
Bà Nguyễn Thu Giang – Phó viện trưởng Viện Sức khoẻ ánh sáng cộng đồng (LIGHT): Tháo gỡ khó khăn bằng cách chuyển dịch lao động tự do
“Việt Nam hiện nay có 2/3 tổng số lao động (chiếm gần 70%) là lao động tự do. Chính bởi là lao động tự do, không chịu sự ràng buộc, không có hợp đồng lao động nên không chịu sự quản lý của bất cứ DN, đơn vị nào. Họ thích là làm, không thích thì thôi. Theo tôi, Bộ LĐTBXH, Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để chuyển dịch cơ cấu lao động. Trước mắt cần phải chính thức hoá công việc cho một bộ phận lao động làm DN mà chưa có hợp đồng lao động, bảo hiểm lao động… Sau đó, cần chuyển dịch một bộ phận lớn lao động tự do, lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ. Chỉ khi họ được đảm bảo an sinh – xã hội, được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được chăm sóc tốt thì họ mới xác định cống hiến, gắn bó”. Ông Phạm Minh Huân – nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH: Nên để thị trường tự điều tiết
“Tôi cho rằng việc lao động đi làm hay không đi làm đầu xuân không phải là vấn đề gì đó to tát. Chúng ta biết rằng Việt Nam tham gia vào nền kinh tế thị trường, đã là kinh tế thị trường thì ta phải để thị trường tự điều tiết. Việc làm chỗ nào tốt thì lao động làm, chỗ nào không tốt thì lao động đi, đó là xu thế tất yếu. Nếu suy nghĩ là thị trường tự do mà cứ bắt lao động phải đi làm việc đúng ngày, đúng tháng, yêu cầu họ đi làm sớm từ đầu năm thì rất khó. Tất cả phụ thuộc vào sự thoả thuận của đôi bên. Nếu muốn quản lý được thị trường lao động tự do, chỉ còn cách chuyển dịch lao động sang khu vực lao động chính thức”.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Đề nghị rút kinh nghiệm vụ xã phê xấu lý lịch của dân
Cùng với kết luận việc lãnh đạo UBND xã Tịnh Khê phê "xấu" vào lý lịch dân là có sai sót, phòng Tư Pháp TP.Quảng Ngãi vừa đề xuất xử lý đối với chính quyền địa phương này.
Theo nội dung báo cáo (số 38/BC-TP, ngày 9.10.2017), do bà Đặng Thị Thanh Tịnh-Trưởng phòng Tư Pháp TP.Quảng Ngãi ký gửi lãnh đạo TP.Quảng Ngãi, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định (số 23/2015/NĐ-CP, ngày 16.2.2015), quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính...., Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức 2 hội nghị để triển khai và tập huấn Nghị định trên, với thành phần mời dự là lãnh đạo UBND, công chức Tư pháp-Hộ tịch, Văn phòng-Thống kê cấp xã...
Xác nhận lý lịch của ông Đỗ Minh Cường-PCT xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi.
Qua đối chiếu, kiểm tra, phòng Tư Pháp TP.Quảng Ngãi khẳng định việc ông Đỗ Minh Cường-PCT UBND xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi phê vào lý lịch bà T như vậy là có sai sót trong việc chứng thực lý lịch cho của công dân. Tuy nhiên qua rà soát chưa có quy định xử lý sai sót này, theo đó phòng Tư Pháp đề xuất Chủ tịch UBND TP.Quảng Ngãi chỉ đạo chính quyền xã Tịnh Khê tổ chức họp rút kinh nghiệm trong việc chứng thực lý lịch cho công dân.
Ông Huyên đang phản ánh vụ việc.
Như đã đưa tin, theo trình bày của ông Trần Tấn Huyên (ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê), vào tháng 11.2016 ông đã đến UBND xã Tịnh Khê xin chứng nhận sơ yếu lý lịch để gửi vào cho chị T (con gái) bổ sung vào hồ sơ xin việc.Tuy nhiên thay vì xác nhận lời khai trên lý lịch là sai hay đúng, ông Cường-PCT xã Tịnh Khê lại phê: "Gia đình bà T chưa chấp hành tốt chủ trương của địa phương". Chính vì lời phê như vậy nên ông Huyên không dám gửi để chị T bổ sung vào hồ sơ, đành phải nghỉ và hiện đi bán quần áo.
Trong văn bản giải trình gửi TP.Quảng Ngãi vào ngày 30.8.2017, do ông Trương Thanh Thảo-Chủ tịch xã Tịnh Khê kí, kết luận việc phê vào lý lịch cho bà "T" với nội trên là chủ trương chung của chính quyền địa phương để giáo dục gia đình chưa đạt danh hiệu văn hóa, cản trở phong trào của xã... không có cơ sở để nói là sai với quy định. Việc phê vào lý lịch công dân như vậy là xã Tịnh Khê thực hiện theo Công văn 1520/HTQTCT-CT, ngày 20.3.2014, của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực-Bộ Tư pháp. Và từ năm 2014 đến nay, xã Tịnh Khê chưa nhận được văn bản chỉ đạo nào từ Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi để cấp xã có cơ sở thực hiện....
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Đành nghỉ việc vì bị phê "lạ" vào lý lịch Lại thêm Phó Chủ tịch UBND xã xác nhận bút phê "lạ" vào lý lịch, khiến một cô gái đành phải nghỉ việc. Ngày 22.8, ông Trần Tấn Huyên (ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) cho biết: Chị T (con gái ông Huyên) vừa được nhận vào thử việc tại một trường ở TP.Hồ Chí Minh. Nhưng vào tháng 11.2016,...