Thu hút khách quốc tế đến Việt Nam – Bài cuối: Nâng chất nguồn nhân lực tại chỗ
Theo các nhà quản lý, để thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam, ngoài việc tháo gỡ nút thắt từ visa, cơ sở hạ tầng, còn phải bổ sung thêm nhiều nhân lực cũng như nâng cấp chất lượng dịch vụ tại các điểm đến.
Các nhà hàng, khách sạn trên cả nước đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng sau mùa dịch.
Nhân lực yếu và thiếu
Theo bà Cao Thị Tuyết Lan, Giám đốc điều hành Công ty du lịch và sự kiện Viettours, muốn giải bài toán làm sao nhanh chóng phục hồi thị trường khách quốc tế, ngành du lịch Việt Nam cần nhìn thẳng vào thực trạng của ngành hiện nay là thiếu nhân lực trầm trọng, cần giải quyết bài toán này.
“Sau 2 năm bị kìm nén vì dịch bệnh, nhu cầu du lịch nội địa bùng phát mạnh mẽ đã khiến cơ sở hạ tầng ngành du lịch “quá tải” trầm trọng. Mới đây, Viettours tổ chức đưa một đoàn khách MICE gồm 600 người tới TP Hồ Chí Minh nhưng 1 khách sạn 5 sao quốc tế thông báo phải tới 23 giờ đêm mới có phòng cho khách vì không có người dọn phòng. Tương tự, các điểm đến đều thông báo “full” dịch vụ, hết phòng khiến công ty lữ hành không dám nhận thêm khách…”, bà Tuyết Lan chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Võ Anh Tài, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), Phó chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho biết: “Nếu chúng ta chưa phục hồi du lịch quốc tế thì chưa thể phục hồi du lịch Việt Nam, khi chưa phục hồi du lịch Việt Nam thì chưa thể phục hồi hoàn toàn kinh tế Việt Nam. Muốn phục hồi du lịch, chúng ta cần có nguồn nhân lực chất lượng cao và dồi dào. Tuy nhiên, sau đại dịch nguồn nhân lực của chúng ta gần như đứt gãy hoàn toàn. Thực tế, lao động ngành không chỉ thiếu mà còn suy giảm mạnh về chất lượng. Nếu chúng ta không nhanh chóng có những chính sách hỗ trợ tập trung cho các cơ sở đào tạo về du lịch, thiết kế chương trình đào tạo nhanh nhất để phục hồi nhanh chóng nguồn nhân lực thì sẽ rất khó để đảm bảo chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm trong giai đoạn tới”.
Một số công ty du lịch cũng rơi vào cảnh thiếu nhân viên điều hành, sale, hướng dẫn… để khôi phục lại hoạt động.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc điều hành khách sạn Silk Path Hà Nội, đơn vị bà hoạt động xuyên suốt trước trong và sau dịch vì làm khách sạn cách ly. Tuy nhiên, hiện nay có lúc những bộ phận của đơn vị chỉ còn 10% nhân viên so với thời gian trước dịch. Trong khi trước dịch, lao động và sinh viên mới ra trường xin được vào làm ở các đơn vị lưu trú uy tín đã là may mắn. Nhưng bây giờ, để có nguồn lao động chúng tôi phải đến các trường để hẹn gặp các bạn và mời các bạn vào làm việc tại công ty mình. Thậm chí, một số nơi còn chấp nhận nhận sinh viên chưa ra trường về làm việc chỉ để đáp ứng đủ nhân lực phục vụ du khách.
Tại TP Hồ Chí Minh, bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel cho biết, trong và sau đại dịch, tại đơn vị có một bộ phận không nhỏ xin nghỉ và chuyển làm nghề khác. Vì thế, khi ngành du lịch khôi phục trở lại, đơn vị cũng rơi vào cảnh thiếu nhân lực. Để có đủ nhân lực phục vụ, Vietravel đang tiếp tục bổ sung từ nguồn liên kết với các trường đại học, cao đẳng. Những vị trí mà đơn vị đang tuyển dụng nhiều là nhân viên kinh doanh, điều hành tour, hướng dẫn viên…
Video đang HOT
Tương tự, ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc truyền thông – marketing Công ty TST tourist cũng cho hay, đơn vị đang rao tuyển cả lao động vừa ra trường và chấp nhận về đào tạo lại nhằm chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế vào mùa cuối năm.
Thu hút lao động có kinh nghiệm
Để thu hút lao động trở lại làm việc và tuyển dụng lao động mới, ông Nguyễn Minh Mẫn cho rằng, doanh nghiệp cần thực hiện tốt chính sách lương, cải thiện môi trường làm việc, đào tạo bổ sung những kiến thức, kỹ năng chuyên môn mới và bổ sung các kiến thức phù hợp với điều kiện thực tế… Đối với lực lượng lao động tuyển dụng mới, doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ sở đào tạo để đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng, để có việc làm sau mùa dịch, người lao động cần tích cực học hỏi các kỹ năng sử dụng công nghệ số, liên tục phát triển các kỹ năng “mềm”, trau dồi các kỹ năng như giao tiếp, lấy khách hàng làm trung tâm, tiếp thị và quảng bá… để có được việc làm ưng ý. Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động, tăng cường tổ chức đào tạo tại chỗ cho người lao động về công nghệ thông tin, kiến thức về dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và công nghệ thân thiện với môi trường theo kế hoạch cả trung và dài hạn Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần rà soát, cập nhật quy định, chính sách về hỗ trợ việc làm, đánh giá, phân loại lao động; tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin về mô hình kinh doanh mới, thị trường và sản phẩm mới.
TP Hồ Chí Minh tổ chức đón nhiều đoàn khách quốc tế sau mùa dịch.
Nhấn mạnh sự cần thiết của việc liên kết, hợp tác trong hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, xác định tầm quan trọng của nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch, TP Hồ Chí Minh đã cùng nhiều tỉnh, thành liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Từ năm 2019 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã ký kết thỏa thuận với năm vùng du lịch và hai thành phố là Hà Nội và Đà Nẵng, trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là một trong những nội dung cơ bản được ký kết. Triển khai các nội dung hợp tác, Sở Du lịch thành phố phối hợp với Tổng Công ty Du lịch Saigontourist, cụm du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng ngắn hạn về du lịch, với các chuyên đề về kỹ năng quản lý khách sạn nhỏ và homestay, quản lý điểm đến và phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương.
Không chỉ thế, nhiều cơ sở đào tạo của TP Hồ Chí Minh cũng đã chủ động liên kết với các địa phương, đặc biệt là các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long để tổ chức đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ khách sạn, lữ hành cho hàng ngàn lao động.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng khuyến nghị, để bổ sung nguồn nhân lực du lịch và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành trong giai đoạn tới, có thể mời lại những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch quay trở lại với nghề. Các địa phương cũng cần đánh giá lại thực trạng du lịch, phối hợp với các trường đào tạo xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch bền vững để có thể khôi phục lại ngành du lịch trong thời gian tới.
Hãi hùng những trò chơi team building Cần chặn đứng trò chơi phản cảm
Loạt bài Hãi hùng những trò chơi team building gợi tình đăng tải trên Báo Thanh Niên đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc.
Đặc biệt, câu chuyện những trò chơi team building gợi tình, thô thiển đã vào nghị trường Quốc hội. Vào chiều 10.8, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) đề nghị Bộ trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu quan điểm về việc gần đây xuất hiện những trò chơi gợi dục trong các hoạt động team building.
Trò chơi "ăn trái cấm" bị đánh giá phản cảm nhưng lại được chuộng trong nhiều chương trình team building
CHỤP LẠI MÀN HÌNH
Sẽ xử phạt nặng
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định "đây là vấn đề đáng lên án" đồng thời cho biết "Bộ không chỉ đạo các công ty du lịch tổ chức trò chơi này. Đây là những trò chơi ở nước ngoài du nhập vào nhưng không qua chọn lọc. Chúng tôi cũng khuyến nghị những thành viên khi tham gia không nên hưởng ứng các trò chơi có nội dung phản cảm, mang lại hiệu quả xấu, hệ lụy không tốt". Bộ trưởng Hùng cũng khẳng định đối với các công ty du lịch, Bộ sẽ kiểm tra. "Chúng tôi sẽ xử phạt nghiêm túc nếu công ty du lịch đứng ra tổ chức các hoạt động này", ông Hùng nhấn mạnh.
Tin rằng, với sự lên án gay gắt của dư luận, với sự lên tiếng của đại biểu quốc hội, và sự vào cuộc của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, hiện tượng những trò chơi team building gợi dục đang có xu hướng "lên ngôi" sẽ bị chặn đứng. Qua đó đưa team building được trả về đúng nghĩa vốn có của nó. Để bức tranh du lịch nói chung cũng như team buidling nói riêng không còn lấm tấm những mảng màu xám xịt do team building gợi dục vấy bẩn như hiện tại.
Trong hàng ngàn ý kiến của bạn đọc gửi về xung quanh loạt bài "Hãi hùng những trò chơi team building gợi dục" đăng tải trên Báo Thanh Niên đã nhận nhiều ý kiến hầu hết đều bày tỏ sự lo ngại, bức xúc với hiện tượng những trò chơi team building gợi dục "nở rộ", tràn lan suốt thời gian qua. Những người trong ngành du lịch thẳng thắn thừa nhận hoạt động tập thể này đã và đang phần nào bị vấy bẩn bởi những trò chơi thô bỉ, dung tục. Không ít giảng viên dạy về du lịch, lữ hành ở các trường đại học cũng cho biết đã cảm thấy hoang mang, sốc, và vô cùng bất bình với những trò chơi team building "bẩn", gây bất bình trong dư luận, để lại động xấu đến văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Một MC chuyên dẫn những trò chơi team building ta thán: "Giờ đây, khi nghĩ đến team building, nhiều người nghĩ ngay đến những hành động phản cảm, vô văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục. Trong khi team building mang lại những giá trị tích cực, ý nghĩa khác. Mong sao, team building được trả về đúng nghĩa vốn có của nó".
"Đúng nghĩa vốn có" của team building chính là: xây dựng một môi trường, bầu không khí vui vẻ để cho mọi người thân thiện với nhau hơn; tạo ra những khoảnh khắc vui chơi đáng nhớ; thay đổi trạng thái tâm lý của tập thể đang căng thẳng sau thời gian làm việc mệt nhọc... Vậy nhưng, "những giá trị tích cực, ý nghĩa" này đã bị phủ mờ đi bởi những trò chơi dung tục.
Để không phải trở thành những "con sâu làm rầu nồi canh"
Vậy để làm sao khiến team building thật sự là hoạt động tập thể bổ ích, lành mạnh? Thiết nghĩ, tự mỗi cá thể trong những trò chơi team building cần có ý thức và trách nhiệm khi tham gia. Để không phải trở thành những "con sâu làm rầu nồi canh".
Theo Tiến sĩ Hà Thanh Vân, Viện Văn hóa và phát triển (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), với các doanh nghiệp, khi tổ chức team building là để tạo ra bầu không khí thư giãn, thoải mái, giúp nhân viên vui vẻ, giảm stress sau chuỗi ngày làm việc. Vì thế đừng bày biện ra những trò chơi team building dở hơi, vớ vẩn, có chiều hướng cổ xúy cho gợi dục rồi ép nhân viên phải "chơi hết mình", "chơi tới bến". Đừng nghĩ rằng cố tình "cài cắm" những trò chơi team building theo kiểu "tình dục hóa" nhằm tận dụng cơ hội để khuếch trương thương hiệu doanh nghiệp.
Ăn táo trên ngực phụ nữ - trò chơi quá thô thiển
Đại diện một số công ty lữ hành, du lịch, đơn vị tổ chức sự kiện không thể nhắm mắt làm ngơ, cổ súy cho sự bùng phát của những trò chơi team building mang tính lố bịch, thô bỉ. Bởi những trò chơi "tưởng là vui nhưng chỉ thấy... tào lao" này ảnh hưởng xấu đến xã hội, tác động tiêu cực đến nhận thức của mọi người, cũng như góp phần hình thành thứ văn hóa lệch lạc.
Đã đến lúc loại bỏ "ngay và luôn" những trò chơi phản cảm ra khỏi "ngân hàng trò chơi team building". Hãy đưa ra những trò chơi lành mạnh, có tính giáo dục, có những thông điệp ý nghĩa. Theo bà Nguyễn Vương Hoài Thảo, Phó Trưởng Khoa Quản trị du lịch - khách sạn (Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM), các công ty du lịch cần định hướng khách lựa chọn các chương trình team building phù hợp hoặc sáng tạo các loại hình sáng tạo, ý nghĩa và phù hợp. Đáp ứng nhu cầu của khách nhưng cần có sự chọn lọc.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Đào Lưu, giảng viên Trường ĐH Văn Lang nhắn gửi đến những thành viên đang hoặc sắp sửa tham gia team building: "Hãy luôn tỉnh táo và giữ chuẩn mực. Hãy học cách từ chối nếu cảm thấy những trò chơi team building gợi dục. Nếu bản thân cảm thấy khó chịu, không thoải mái, không phù hợp với tính cách của mình thì nên từ chối. Và quan trọng nhất, đừng vì áp lực đám đông để bản thân mình lựa chọn những điều sau đó phải hối tiếc".
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm trò chơi team building phản cảm Trước câu hỏi của Đại biểu Quốc Hội liên quan đến việc công ty du lịch tổ chức trò chơi phản cảm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ lên án hành động này; đồng thời sẽ tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm. Trả lời chất vấn của đại...