Thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình bằng đường hàng không
Sở Du lịch Quảng Bình và Cảng hàng không Đồng Hới sẽ hợp tác, chủ động làm việc với các hãng hàng không có tiềm năng phát triển mở đường bay thẳng đến Đồng Hới từ các thị trường trọng điểm.
Sở Du lịch Quảng Bình và Cảng hàng không Đồng Hới ký kết biên bản ghi nhớ phối hợp triển khai hợp tác giai đoạn 2022-2025
Ngày 30.9, Sở Du lịch Quảng Bình và Cảng hàng không Đồng Hới tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ phối hợp triển khai hợp tác giai đoạn 2022-2025.
Tại buổi lễ, hai đơn vị thống nhất triển khai một số hoạt động, như: Quảng bá du lịch Quảng Bình tại Cảng hàng không Đồng Hới, đề xuất quảng bá theo sự kiện tại các cảng hàng không thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Hợp tác trong hoạt động truyền thông để xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch bằng đường hàng không đến Cảng hàng không Đồng Hới nhằm mở rộng thị trường, xúc tiến mời gọi hãng hàng không trong nước và quốc tế mở đường bay đi/đến đến Quảng Bình. Phối hợp trong công tác xúc tiến đường bay đến Quảng Bình và tổ chức đón các chuyến bay thuê chuyến riêng, các đường bay mới, đường bay thường lệ đến Quảng Bình.
Đồng thời, Sở Du lịch Quảng Bình và Cảng hàng không Đồng Hới sẽ hợp tác, chủ động làm việc với các hãng hàng không có tiềm năng phát triển mở đường bay thẳng đến Đồng Hới từ các thị trường trọng điểm. Triển khai hoạt động trao đổi thông tin, hỗ trợ khách du lịch và chính sách ưu tiên trong việc tổ chức tiếp đón, chào mừng các đoàn khách quan trọng của ngành du lịch, tỉnh Quảng Bình tại Cảng hàng không Đồng Hới.
Video đang HOT
Sông Long Đại. Ảnh: BÁCH CHIẾN
Thời gian gần đây, khách du lịch đến bằng đường hàng không có sự tăng trưởng rất nhanh. Việc mở các đường bay mới là một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của du lịch, thương mại và quảng bá hình ảnh điểm đến. Dự án mở rộng nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay tại Cảng hàng không Đồng Hới cũng đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Đây là điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho việc xúc tiến các đường bay nội địa và quốc tế để thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch đến Quảng Bình, đặc biệt là khách du lịch quốc tế trong thời gian tới.
Liên kết trong xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng số khách du lịch nội địa đã đạt khoảng 87 triệu lượt khách, vượt xa so với kế hoạch cả năm là 60 triệu lượt; khách du lịch quốc tế đạt khoảng 1,7 triệu lượt.
Tổng thu từ khách du lịch đạt gần 400 nghìn tỷ đồng. Để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, Tổng cục Du lịch tăng cường liên kết trong xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế.
Lịch 'săn' mùa lúa vàng Đông - Tây Bắc cho du khách thích 'check-in'
Cung đường Tây Bắc - Mù Cang Chải hút khách mùa lúa chín
Khách tăng kéo theo dịch vụ tại các điểm du lịch nhộn nhịp trở lại
Du khách quốc tịch Mỹ tham quan tại Thảo cầm viên Sài Gòn ngay khi Chính phủ đồng ý mở cửa đón du khách từ ngày 15/3/2022.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, từ khi Chính phủ có chủ trương mở lại hoàn toàn hoạt động du lịch vào ngày 15/3/2022, các địa phương đã rất chủ động chuẩn bị và triển khai các hoạt động kết nối phát triển sản phẩm, kích cầu du lịch, tổ chức phục vụ đón khách du lịch cả nội địa và quốc tế. Hoạt động du lịch cả nước đã có bước khởi sắc tích cực.
Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với trước đại dịch, cũng như so với kế hoạch đề ra cho cả năm 2022. Thực tế này cũng xuất phát từ nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan. Sau mùa du lịch nội địa địa thì vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để tăng cường liên kết trong việc tạo sản phẩm mới, làm mới sản phẩm, truyền thông, xúc tiến quảng bá, kết nối thị trường để đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.
Thông tin về tình hình thị trường, lãnh đạo Vụ Thị trường du lịch cho biết, có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến dòng khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, khoảng 60-70% khách quốc tế đến từ các thị trường khu vực Đông Bắc Á chưa mở cửa hoàn toàn du lịch; việc kết nối thị trường của các doanh nghiệp sau dịch COVID-19 gặp nhiều khó khăn; thời gian vừa qua chưa phải mùa cao điểm du lịch quốc tế; xung đột quân sự Nga - Ucraina; thiếu vắng văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài... đã làm lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa đạt được như kỳ vọng.
Lãnh đạo Vụ Thị trường du lịch cho rằng, cần tiếp tục khai thác các thị trường trọng điểm du lịch như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Trung Đông, đặc biệt chú trọng yếu tố chất lượng khách. Tập trung phát triển các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch tự nhiên, sinh thái và du lịch thành phố; bên cạnh đó phát huy các sản phẩm du lịch mới theo xu hướng thị trường như du lịch nghỉ dưỡng dài ngày, chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao, du lịch golf... Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế theo thông điệp "Live fully in Vietnam".
Về các hoạt động xúc tiến quảng bá cụ thể trong thời gian tới, lãnh đạo Vụ Thị trường du lịch, Vụ Lữ hành, Vụ Hợp tác quốc tế và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cho biết sẽ có: Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam trong Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc; Diễn đàn Du lịch Mê Kông được tổ chức tại Quảng Nam từ ngày 9-14/10/2022; Hội nghị hợp tác du lịch song phương Việt Nam - Singapore diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 7-11/11; Hội nghị hợp tác du lịch song phương Việt Nam - Nhật Bản diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 16-19/11; Hội nghị hợp tác du lịch Việt Nam - Đài Loan ở Cao Hùng vào cuối tháng 10/2022.
Tổng cục Du lịch đã báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) trình Chính phủ về Kế hoạch tổ chức Hội nghị thu hút du lịch nước ngoài vào Việt Nam dự kiến trong tháng 10/2022 với sự chủ trì của Lãnh đạo Chính phủ, sự tham gia của các bộ, ban, ngành liên quan để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, hội nghị dự kiến sẽ tập trung vào một số nội dung chính như chính sách tạo thuận lợi cho khách quốc tế vào Việt Nam (xuất nhập cảnh, hàng không, mở rộng thị trường...), hoạt động xúc tiến quảng bá, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch và chuyển đổi số trong du lịch.
Bên cạnh đó là kế hoạch quảng bá du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm quốc tế và tham gia các hội chợ du lịch quốc tế quan trọng như Hội chợ WTM tại London (Anh); Hội chợ Travex bên lề Diễn đàn Du lịch ASEAN tại Indonesia; Hội chợ ITB tại Berlin, Đức... Các chương trình đón các đoàn famtrip, presstrip nước ngoài vào Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam trên các nền tảng số.
Trong khi đó, các địa phương trọng điểm về du lịch đều thống nhất đề xuất Tổng cục Du lịch tiếp tục phát huy vai trò nhạc trưởng trong xây dựng và triển khai kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài, để các địa phương cùng tham gia trong các hội chợ du lịch quốc tế, chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài, đón các đoàn famtrip, presstrip quốc tế vào Việt Nam, quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế...
Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chủ trì phát huy hiệu quả mô hình liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, trong đó chú trọng yếu tố liên kết theo vùng; hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm mới; xây dựng các tài liệu, ấn phẩm quảng bá du lịch. Các sở quản lý du lịch cũng đề xuất Tổng cục Du lịch hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng và phát huy hiệu quả các kênh truyền thông số như website, mạng xã hội, ứng dụng du lịch thông minh...
Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho rằng trong bối cảnh sau đại dịch, các điểm đến đang cạnh tranh quyết liệt bằng chính sách thị thực, đồng thời phát triển mạnh các sản phẩm mới theo hướng gia tăng trải nghiệm của du khách. Do đó, các điểm đến, doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm cụ thể với những chính sách ưu đãi để thu hút khách quốc tế.
Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu cũng đề nghị các địa phương chủ động tham gia cùng Tổng cục Du lịch trong các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Trong đó cần thống nhất thông điệp chung là Vietnam - Timeless Charm và Live fully in Vietnam; tăng cường kết nối với các kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch như website vietnam.travel và các mạng xã hội; Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch theo vùng, chuỗi các điểm đến đến phát huy hiệu quả tốt nhất; Phát huy vai trò doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.
Khám phá Động Trung Trang ở Vườn Quốc gia Cát Bà Động Trung Trang là một trong những hang động lớn nhất, tiêu biểu cho quần thể hang động trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan. Động Trung Trang hằng năm thu hút nhiều chục nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm quan. (Ảnh: Minh...