Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NN: Giải pháp hay, chờ hiện thực hóa

Theo dõi VGT trên

NTNN ra ngày 19.9 có bài ghi nhận những ý kiến của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường về giải pháp để thu hút đầu tư nông nghiệp. Theo Bộ trưởng, có 2 vấn đề nổi cộm cần tập trung tháo gỡ trong thời gian tới- đó là tích tụ đất để doanh nghiệp (DN) có điều kiện sản xuất lớn; phát triển kinh tế tập thể, chủ yếu là HTX. Mục tiêu đã chỉ ra, nhưng vấn đề là cách nào để tháo gỡ những rào cản đó, bao giờ thì tháo gỡ được?

Xung quanh vấn đề này, hôm qua đã có nhiều chủ DN, chủ trang trại, chuyên gia kinh tế lên tiếng.

Ông Đinh Văn Dũng – Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà: Cần quy hoạch diện tích đất cụ thể

Đối với ngành chăn nuôi đại gia súc, cụ thể là chăn nuôi bò giống và bò thịt với tổng đàn từ vài chục đến cả trăm nghìn con như chúng tôi, rất cần có chuồng trại, diện tích đồng cỏ lớn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các tỉnh đều chưa có quy hoạch đất đủ lớn cho việc trồng cỏ làm nguyên liệu phục vụ chăn nuôi quy mô lớn. Chính vì thế, khi thành lập dự án, chính quyền địa phương đều gặp khó khăn trong việc giao đất, cho thuê đất phục vụ dự án.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NN: Giải pháp hay, chờ hiện thực hóa - Hình 1

TH True Milk đã tích tụ được diện tích đất lớn ở Nghệ An để trồng cỏ làm thức ăn cho đàn bò sữa. Ảnh: C.V.D

Thông thường, với những dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn, để có đủ diện tích rộng liền vùng, liền thửa, chính quyền địa phương vì lợi ích kinh tế xã hội phải ra quyết định thu hồi phần lớn diện tích đất rừng sản xuất kém hiệu quả để giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án chăn nuôi. Những vướng mắc trong thay đổi quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sản xuất sang trồng cỏ, bắp, đậu tương… phục vụ chăn nuôi đòi hỏi nhiều thủ tục phức tạo, và rất mất nhiều thời gian.

Thạc sĩ Lê Thị Tú Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp GAP: Tăng vai trò nhà nước trong chuỗi liên kết

Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ. Tôi nhận thấy việc thiết lập chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo sạch – chất lượng cao giữa người nông dân, doanh nghiệp kỹ thuật, DN bao tiêu sản xuất gạo là vấn đề cấp thiết hiện nay. Việc thay đổi thói quen canh tác của nông dân là một việc làm khó. Muốn thiết lập thành công chuỗi liên kết cần phải có sự ủng hộ triệt để của Nhà nước trong việc tuyên truyền, giám sát và đưa ra các chính sách để động viên DN, nông dân tham gia chuỗi. Các chương trình tuyên truyền, vận động cần dài hạn, thiết thực, tránh hô hào vận động theo hình thức, trên nói dưới không nghe…

Bà Nguyễn Thị Luyến – Giám đốc HTX Rau an toàn Tự nhiên (Sơn La): Khó tiếp cận nguồn vốn

Từ 19 hộ thành viên và 7,5ha đất rau ngày thành lập, sau 5 năm, HTX Rau an toàn Tự Nhiên phát triển lên 37 hộ thành viên, 13,7ha đất rau. Năm 2015, HTX cung cấp ra thị trường trên 357.000 tấn rau củ quả sạch, đạt doanh thu gần 5 tỷ đồng. Về hiệu quả, thu nhập từ trồng rau cao hơn lúa ngô rất nhiều. Trên 1.000m2 đất sản xuất rau an toàn, mỗi hộ thành viên HTX trồng mỗi năm 2 vụ cà chua, đã có thu từ 70 – 90 triệu đồng. HTX đang mở rộng diện tích trồng trọt lên 25ha, nhằm đáp ứng sản lượng các loại rau củ quả an toàn ngày càng tăng. Bạn hàng của HTX chủ yếu là các chuỗi siêu thị Hà Nội của Tổng Công ty Nhất Nam, Metro, Siêu thị Chất Việt. Nhưng để cung cấp đủ rau cho Hà Nội, HTX muốn mở rộng sản xuất nhưng thiếu đất, thiếu vốn để mua xe chở rau, đầu tư xây kho lạnh, xây nhà sơ chế, nếu phải đi vay ngân hàng thì thực tế họ rất “dị ứng” với HTX.

Ông Nguyễn Thể Hà – Chủ nhiệm CLB Hỗ trợ nông gia ĐBSCL: Hãy cho chúng tôi cơ chế!

Video đang HOT

Thực tế là DN tham gia vào nông nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nói ra thì buồn, nhưng chúng tôi phải mua gom 100ha đất với giá 2,5 tỷ đồng/ha, đắt hơn thị trường 20%, nhưng 4 năm vẫn chưa xong giấy tờ. Nhất là thủ tục về chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất xây dựng nhà máy và trồng cây nguyên liệu hay thủ tục xét duyệt phương án bảo vệ môi trường cho các nhà máy.

Chúng tôi cũng kiến nghị một số giải pháp trong thủ tục chuyển quyền sử dụng đất như: Đưa ra bộ hướng dẫn chi tiết, thậm chí là có mẫu sẵn về các giấy tờ DN cần làm để được chuyển đổi quyền sử dụng đất, thuê đất và chỉ cần doanh nghiệp có đầy đủ các giấy tờ này là được chuyển đổi.

Bên cạnh đó, cần quán triệt cán bộ văn phòng “một cửa” ở các ngành, khi nhận hồ sơ của các cá nhân, DN phải xem xét và có câu trả lời ngay về bộ hồ sơ, thủ tục đã đầy đủ hay chưa, vướng ở đâu và thời gian hoàn thành là khi nào? Hãy cho chúng tôi cơ chế, cho chúng tôi mua đất đàng hoàng.

TS Lưu Bích Hồ – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ KHĐT): Chính sách nhiều, quan trọng là thực hiện

Đúng là, chỉ với 1% số DN trên cả nước đầu tư vào nông nghiệp thì quá thấp, trong khi Nhà nước đang đẩy mạnh phát triển lĩnh vực tam nông. Thực tế, lĩnh vực nông nghiệp sinh lời ít và rủi ro cao nên từ trước tới nay DN cũng không “mặn mà”. Trước những khó khăn như thế, muốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cần có những cơ chế chính sách đặc thù như: Chính sách đất đai cần thông thoáng hơn về thời gian cấp đất, cho thuê đất, giá thuê đất và đặc biệt là cần tiến tới có sở hữu tư nhân về đất đai.

Về vốn, chính sách tín dụng cũng có nhiều rồi quan trọng là thực hiện như thế nào. Các vấn đề khác như đẩy mạnh hợp tác giữa DNvới nông dân, liên kết sản xuất theo chuỗi… để làm sao vừa hỗ trợ được cho DN phát triển nhưng cũng vừa đảm bảo quyền lợi cho người nông dân cũng cần được triển khai. Nếu không có giải pháp quyết liệt hơn để tháo gỡ khó khăn cho DN, cả năm nếu nông nghiệp tăng trưởng âm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.

Theo Danviet

Tân Bộ trưởng Bộ NNPTNT: "Phương châm của tôi là bám sát thực tiễn"

Sáng qua 28.7, Quốc hội đã chính thức bầu và phê chuẩn ông Nguyễn Xuân Cường - Ủy viên T.Ư Đảng giữ chức Bộ trưởng Bộ NNPTNT. PV Báo Dân Việt đã có cuộc phỏng vấn riêng với tân Bộ trưởng Bộ NNPTNT về những nhiệm vụ, giải pháp và quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng trong thời gian tới.

Trước tiên, xin chúc mừng ông vừa được các Đại biểu Quốc hội khóa XIV bầu giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ NNPTNT. Xin Bộ trưởng cho biết, những suy nghĩ của mình khi được Quốc hội giao trọng trách là người đứng đầu một Bộ có phạm vi quản lý rất rộng lớn, có nhiều vấn đề nóng liên quan trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu hộ nông dân?

Tân Bộ trưởng Bộ NNPTNT: Phương châm của tôi là bám sát thực tiễn - Hình 1

Ông Nguyễn Xuân Cường trong một lần thăm dây chuyền sản xuất thực phẩm tại Hà Nam. Ảnh: I.T

- Nông nghiệp, nông thôn là ngành có vị trí chiến lược, đa lĩnh vực; địa bàn rộng lớn (82% diện tích tự nhiên của cả nước); dân số, lao động đông (chiếm khoảng 65% dân số, 45% lực lượng lao động của cả nước). Nhiều vấn đề của ngành không chỉ riêng Bộ NNPTNT giải quyết được mà phải phối hợp, gắn với nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương.

Được Đảng, Nhà nước, nhân dân tín nhiệm giao trọng trách là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về hoạt động của Bộ NNPTNT, tôi ý thức rõ trách nhiệm của mình trước Đảng, nhân dân về sự phát triển của ngành nông nghiệp trong nhiệm kỳ 2016 - 2020 và nguyện mang hết năng lực, trí tuệ, kinh nghiệm công tác thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của Bộ, của ngành và trách nhiệm của Bộ trưởng; nỗ lực thực hiện có hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn.

Hiện nước ta vẫn còn tới gần 70% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, trong đó có 11 triệu hộ gia đình nông dân với 24 triệu lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người nông dân có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Vậy trong nhiệm kỳ mới này, những nhiệm vụ nào sẽ được Bộ trưởng và Bộ NNPTNT ưu tiên thực hiện?

- Từ sau đổi mới đến nay, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và khá toàn diện. Tuy nhiên, tăng trưởng chưa bền vững; giá trị gia tăng, sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất hàng hóa nông sản còn thấp; năng suất lao động nông nghiệp còn hạn chế (năm 2015 chỉ bằng 39,2% năng suất lao động chung của nền kinh tế, đạt khoảng 31,1 triệu đồng/79,3 triệu đồng/lao động/năm); phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị nông sản còn bất hợp lý, người nông dân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm còn chịu nhiều thiệt thòi (người trồng cà phê chỉ được hưởng khoảng 5-7% giá trị trong chuỗi giá trị sản phẩm cà phê); đời sống người dân nông thôn còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp chỉ bằng khoảng 54% so với thu nhập trung bình chung cả nước (24,6/45,7 triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng nông thôn còn cao so với cả nước (9,3%/4,5%)...

Để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội với mục tiêu lấy người nông dân là chủ thể, chúng tôi xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên thực hiện trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 là: Thứ nhất, thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trọng tâm là tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh liên kết, lấy doanh nghiệp làm "nòng cốt" dẫn dắt, phối hợp với các nhà khoa học, hợp tác xã kiểu mới, nông dân, trong đó quan tâm đặc biệt đến lợi ích của người nông dân trong liên kết; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, công nghệ cao trong tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phân phối lợi ích hợp lý trong chuỗi giá trị. Thứ hai, tiếp tục thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó trọng tâm là phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống người dân nông thôn; chú ý phát triển văn hóa, bản sắc vùng miền, đảm bảo môi trường sống. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các xã vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn hiện còn đạt dưới 5 tiêu chí, giảm dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng, nông thôn và thành thị.

Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ NNPTNT, lần đầu tiên trong 1 thập kỷ qua, ngành nông nghiệp nước ta đã rơi vào tăng trưởng âm sau một chu kỳ dài tăng trưởng từ 3-4%. Vì thế, có thể nói đây sẽ là một nhiệm vụ rất nặng nề của Bộ trưởng ngay sau khi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ. Bộ trưởng sẽ có những chỉ đạo, hành động như thế nào để thúc đẩy sản xuất, khôi phục lại đà tăng trưởng?

- Từ cuối năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, thiên tai khốc liệt xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đó là rét đậm, rét hại xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc và đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ước tính, giá trị thiệt hại 6 tháng đầu năm 2016 lên đến gần 17.000 tỷ đồng. Những khó khăn từ nội tại của ngành nông nghiệp và giá hàng hóa nông lâm thủy sản trên thị trường thế giới xuống thấp đã dẫn đến tăng trưởng âm của ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2016.

Để thúc đẩy sản xuất, khôi phục đà tăng trưởng, từ nay đến cuối năm 2016, sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh sản xuất, nhất là những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp để bù lại cho thiệt hại ngành trồng trọt trong 6 tháng đầu năm do hạn hán, xâm nhập mặn. Trong lĩnh vực trồng trọt, cần chỉ đạo sát sao, cụ thể để phát triển sản xuất, khắc phục tăng trưởng âm thời gian qua, nhất là trên những đối tượng cây trồng chủ lực là lúa, cà phê, hồ tiêu, rau quả...: hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu.

Về lâu dài, như đã trình bày ở trên, chúng tôi sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án về tái cơ cấu nông nghiệp mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành tại Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 cũng như 6 đề án tái cơ cấu theo ngành, lĩnh vực đã được Bộ phê duyệt và phối hợp với các địa phương để thực hiện đề án tái cơ cấu do các địa phương ban hành. Tiếp tục thực hiện các giải pháp: Rà soát về thể chế, chính sách để phù hợp với thực tiễn, hỗ trợ nông dân, khuyến khích sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch, phát huy lợi thế so sánh của các vùng trong cả nước; tổ chức lại nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, sản xuất theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, nhất là giống và công nghệ sinh học vào sản xuất. Ngoài ra, quan tâm đặc biệt đến thị trường tiêu thụ nông sản cả trong và ngoài nước.

Thực tế trong ngành nông nghiệp cho thấy, có một nghịch lý, đó là người nông dân trực tiếp làm ra từng hạt lúa, củ khoai, con lợn, con gà... thì lại được hưởng lợi thấp nhất trong chuỗi giá trị (sản xuất- chế biến- kinh doanh- phân phối sản phẩm). Được biết, Bộ trưởng cũng là người rất trăn trở với vấn đề này. Vậy trong nhiệm kỳ mới của mình, Bộ trưởng sẽ làm gì để người nông dân có thu nhập xứng đáng hơn với mồ hôi, công sức mà họ đã bỏ ra?

- Nông nghiệp nước ta chủ yếu dựa trên sản xuất nông hộ quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết (34,7% hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có diện tích canh tác dưới 0,2 ha/hộ, 69% số hộ có quy mô dưới 0,5 ha/hộ). Công tác tổ chức sản xuất vẫn còn bất cập, liên kết trong sản xuất chưa chặt chẽ, còn nhiều khâu trung gian dẫn đến chi phí vật tư đầu vào còn cao; giá bán sản phẩm thấp vì sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường và không ổn định, dễ bị tác động khi thị trường thay đổi; sản xuất chưa đáp ứng thị hiếu, yêu cầu thị trường, sản xuất chú trọng vào tăng sản lượng mà chưa chú trọng đến nâng cao chất lượng, giá trị, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường nên lợi nhuận thu về còn thấp.

Trong chuỗi giá trị, người nông dân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông lâm thủy sản chịu rủi ro cả về thiên tai, dịch bệnh, thị trường nhưng giá trị thu được chỉ đạt khoảng 25-30% trong tổng giá trị của chuỗi sản phẩm (cá biệt sản xuất cà phê chỉ được hưởng khoảng 5-7% như đã trình bày ở trên) là nghịch lý trong sản xuất kinh doanh nông sản hiện nay ở nước ta. Để phân phối lợi ích hợp lý trong chuỗi giá trị đối với người sản xuất nguyên liệu, cần kiên trì tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ nông dân, xây dựng hợp tác xã và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm hạn chế các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, phân bổ hợp lý lợi ích cho người sản xuất; tiếp tục rà soát, điều chỉnh chính sách, nhất là các chính sách về liên kết, khoa học công nghệ, tín dụng, thông tin thị trường... để người nông dân có thu nhập xứng đáng hơn.

Là người đã từng trải qua nhiều chức vụ khác nhau ở cả địa phương và Trung ương, với những kinh nghiệm đã có của mình, trên cương vị mới, Bộ trưởng sẽ đề ra phương châm hoạt động của mình như thế nào?

- Theo phân công của tổ chức, tôi đã trải qua một số cương vị khác nhau trong ngành nông nghiệp, chứng kiến những thăng trầm của ngành từ thời kỳ sản xuất theo kế hoạch, tập trung, bao cấp đến quá trình đổi mới tư duy với nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong ngành nông nghiệp, tôi cảm nhận rõ những tác động vô cùng mạnh mẽ khi giải phóng được sức sản xuất do cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của người dân như khoán 10, khoán 100, cũng như tình hình hội nhập quốc tế hiện nay. Những cơ chế, chính sách tốt được hình thành từ tổng kết thực tiễn sản xuất và đó là tiền đề quan trọng để ngành nông nghiệp đạt được những thành tựu to lớn và khá toàn diện hiện nay.

Phương châm hoạt động của tôi là bám sát thực tiễn, chú trọng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế để quản lý, chỉ đạo, điều hành nhằm đạt được được các mục tiêu, kế hoạch phát triển ngành nhiệm kỳ 2016-2020; đoàn kết, tập hợp trí tuệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Bộ, ngành để phục vụ nông dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức liên quan đến ngành, trên tất cả các vùng, miền, địa phương nhằm mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao nhất.

Người tiền nhiệm của Bộ trưởng là Nguyên Bộ trưởng Cao Đức Phát trong nhiệm kỳ đã qua rất trăn trở và đã có nhiều giải pháp để kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất nông nghiệp. Vậy trong nhiệm kỳ mới này, Bộ trưởng sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện vấn đề này ra sao?

- Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu, tiêu dùng hàng ngày của người dân. Thực phẩm không an toàn không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng mà lâu dài còn ảnh hưởng đến nòi giống; cản trở quá trình phát triển ngành, giảm uy tín quốc gia trên thị trường quốc tế... Do vậy, an toàn thực phẩm (ATTP) đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Trong 2 năm vừa qua, ngành Nông nghiệp đã xác định ATTP là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành, đặc biệt năm 2016 đã được phát động là năm cao điểm hành động vệ sinh, ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, tuy nhiên tỷ lệ vi phạm ATTP được phát hiện còn ở mức cao, chưa đáp ứng yêu cầu người dân, đòi hỏi ngành Nông nghiệp cần phải triển khai quyết liệt một số giải pháp sau:

Tập trung nguồn lực thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ giao cho ngành Nông nghiệp theo Luật An toàn thực phẩm và các quy định về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 13/2016/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý nhà nước về ATTP. Rà soát, tích hợp các chính sách hiện có để đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định về các chính sách khuyến khích phát triển chuỗi giá trị nông lâm thủy sản an toàn; đặc biệt là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kênh phân phối nông sản thực phẩm an toàn, liên kết với hộ, HTX, cơ sở sản xuất hình thành chuỗi cung ứng nông sản an toàn gắn với chuỗi giá trị thực phẩm toàn cầu.

Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan triển khai Chương trình phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ trong tuyền truyền, vận động và giám sát ATTP; phối hợp chặt chẽ với Báo, Đài Trung ương và Địa phương tăng cường thông tin, truyền thông ATTP: Bên cạnh việc công khai các cơ sở vi phạm, sản phẩm không đảm bảo ATTP, cần tăng cường truyền thông, quảng bá đến người dân các nông sản thực phẩm an toàn, các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn... Tăng cường thông tin, truyền thông tạo niềm tin đối với nông sản Việt chất lượng, an toàn tại thị trường trong nước cùng với đẩy mạnh đàm phán tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nông nghiệp, đào tạo nhân lực, phân cấp rõ ràng và ưu tiên bố trí nguồn lực cho các cấp, đặc biệt là cấp xã trong thực thi các nhiệm vụ quản lý, đảm bảo chất lượng, ATTP trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tại cơ sở. Rà soát, đề xuất điều chỉnh thể chế và thiết chế quản lý ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng đơn giản hóa các qui định, thủ tục, qui chuẩn kỹ thuật phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi quản lý, đảm bảo ATTP.

Tăng cường công tác giám sát, thanh tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ATTP. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công thương trong kiểm soát ngăn chặn sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc BVTV, kháng sinh, hoá chất công nghiệp trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản.

Ngoài các giải pháp đã nêu, để có thể kiểm soát an toàn thực phẩm một cách hiệu quả, bền vững, cần thúc đẩy nhanh mô hình sản xuất theo chuỗi sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn có tiềm lực về tài chính, năng lực quản trị đầu tư vào sản xuất nông nghiệp để phát triển thành các trụ cột trong các chuỗi ngành hàng lớn, chủ lực của quốc gia. Từ đó, mở rộng hệ thống vệ tinh, dẫn dắt, liên kết với doanh nghiệp nhỏ, với các HTX, trang trại, từng bước hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tạo các sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Team Quang Linh: fan 'trở mặt',vào livestream chê lố lăng, 'xuống nước' vì tiền?

14:41:17 18/11/2024
Thời gian gần đây, Quang Linh Vlogs thường xuyên xuất hiện với những hình ảnh độc lạ. Điển hình, anh chàng đu trend cosplay bà thím G-Dragon, hay bắt sóng style tài lộc quá lớn khiến dân tình bàn tán xôn xao.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Có thể bạn quan tâm

Lừa đầu tư bảo hiểm rồi chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

14:39:10 18/11/2024
Do muốn kiếm thêm tiền chơi chứng khoán, Dung đã đưa ra thông tin giả kêu gọi người đầu tư vào gói bảo hiểm đầu tư linh hoạt của Công ty Prudential Việt Nam.

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

Thế giới

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Bản nhật ký đang viral khắp Trung Quốc

Sao châu á

14:04:40 18/11/2024
Không chỉ được yêu mến nhờ những diễn xuất cực kỳ dễ thương trong Vĩnh dạ tinh hà , tính cách thật ngoài đời của mỹ nhân sinh năm 1995 cũng được netizen khen ngợi rất nhiều.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?