Thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm kem bôi ngoài da TRANZAZA 8g
Cục quản lý dược, Bộ Y tế cho biết vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm kem bôi ngoài da TRANZAZA 8g.
Cục Quản lý Dược trước đó nhận được Công văn số 96/TTKN – KH ngày 29/7/2022 của Trung tâm Kiểm nghiệm Bắc Ninh gửi kèm Phiếu kiểm nghiệm số 22.0516/ML ngày 29/7/2022 và hồ sơ liên quan.
Theo đó, Trung tâm kiểm nghiệm Bắc Ninh đã báo cáo kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Kem bôi ngoài da TRANZAZA 8g (số lô: 0020221; ngày sản xuất: 01/02/21; HD: 01/02/24; trên nhãn ghi: “SCB: 005146/20/CBMP-HCM; Sản xuất tại Công ty CP thương mại dược phẩm Quang Minh; 4A Lò Lu, phường Trường Thạnh, quận 9, TP.HCM).
Mẫu mỹ phẩm trên do Trung tâm kiểm nghiệm Bắc Ninh lấy mẫu tại Quầy thuốc Phương Nam (thôn Yên Hậu, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) để kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thử không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tính chất và độ đồng đều khối lượng.
Video đang HOT
Do đó, Cục Quản lý Dược quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lộ sản phẩm Kem bôi ngoài da TRANZAZA 8g với các thông tin như trên.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc lưu thông, sử dụng mỹ phẩm; trả về cơ sở cung ứng sản phẩm và tiến hành thu hồi lô sản phẩm mỹ phẩm nêu trên; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty CP thương mại dược phẩm Quang Minh phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng lô sản phẩm mỹ phẩm Kem bôi ngoài da TRANZAZA 8g nêu trên; Tiếp nhận sản phẩm trả về từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi toàn bộ lộ mỹ phẩm không đáp ứng quy định. Đồng thời, gửi báo cáo thu hồi lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định về Cục Quản lý Dược trước ngày 20/9/2022.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP.HCM kiểm tra Công ty CP thương mại dược phẩm Quang Minh trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm; Giám sát việc thu hồi lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định; Xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành.
28.000 ống thuốc chống đông máu dùng trong mổ tim về đến Việt Nam
Bộ Y tế cho biết, 28.000 ống thuốc Protamin sulfat - thuốc cầm máu và chống đông máu, chỉ sử dụng trong quy trình mổ tim - lồng ngực đã về đến Việt Nam.
Với lượng thuốc trên các bệnh viện chuyên khoa tim mạch và cơ sở y tế triển khai mổ tim có thêm nguồn thuốc để sẵn sàng phục vụ nhu cầu mổ tim cho người bệnh.
Protamin sulfat là thuốc chuyên khoa, chỉ sử dụng trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực với nhu cầu không nhiều. (Ảnh minh họa)
Trước đó, trong văn bản về cung ứng thuốc Protamin sulfat gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; các cơ sở nhập khẩu thuốc ngày 14/8, Cục Quản lý Dược cho biết, Protamin sulfat là thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm (quy định tại thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019) nên được ưu tiên trong việc xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành. Tuy nhiên đến nay, chưa có cơ sở nào nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam cho thuốc chứa hoạt chất Protamin sulfat.
Theo thông tin từ các cơ sở nhập khẩu, dù số lượng thuốc Protamin sulfat được cấp phép nhập khẩu là theo đúng số lượng dự trù từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhu cầu nhưng số lượng thuốc Protamin sulfat nhập khẩu vào Việt Nam sắp tới vẫn có thể thiếu do nhu cầu tăng hơn so với số lượng dự trù hiện tại.
Lý do chính của việc này là do Protamin sulfat là thuốc chuyên khoa, chỉ sử dụng trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực với nhu cầu không nhiều. Vì vậy, nhà sản xuất thường chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng từ các cơ sở khác. Trong khi đó, các cơ sở nhập khẩu của Việt Nam sau khi nhận được dự trù từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu mới đặt hàng với nhà cung cấp thuốc nước ngoài.
Do đó, trường hợp không chủ động, kịp thời đặt hàng từ các cơ sở khám chữa bệnh với các cơ sở nhập khẩu thuốc và từ cơ sở nhập khẩu thuốc với các nhà cung cấp thuốc nước ngoài thì có thể dẫn đến việc có khoảng thời gian thiếu thuốc tạm thời khi cơ sở nhập khẩu của Việt Nam đặt hàng nhưng các nhà cung cấp thuốc nước ngoài không còn đủ hàng dự trữ để cung ứng theo yêu cầu cho thị trường Việt Nam; đồng thời, nếu chờ để sản xuất thêm thì cũng mất thời gian khá dài (khoảng vài tháng).
Cũng tại văn bản này, Cục Quản lý Dược nêu rõ, do thuốc này là mặt hàng không thể thiếu trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực, vì vậy, để đảm bảo kịp thời, cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; các cơ sở nhập khẩu thuốc nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Cục Quản lý Dược liên quan đến việc cung ứng thuốc Protamin sulfat.
Cùng đó, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc báo cáo về Cục Quản lý Dược trước ngày 20/8 kế hoạch nhập khẩu Protamin sulfat trong thời gian tới (số lượng nhập, thời điểm dự kiến nhập); các nguy cơ và tình trạng thiếu hụt nguồn cung (nếu có) và đề xuất các giải pháp khắc phục...
Nhiều bệnh viện 'kêu' thiếu thuốc chống đông, Bộ Y tế lên tiếng Theo Bộ Y tế, số lượng thuốc Protamin sulfat nhập khẩu vào Việt Nam sắp tới vẫn có thể thiếu do nhu cầu tăng hơn so với số lượng dự trù hiện tại. Ngày 14/8, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn bản về cung ứng thuốc Protamin sulfat gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;...