Thu hồi trái châu gần 100 tuổi bị trộm ở Lăng Ông
Trái châu cổ làm bằng gốm sứ xanh trong bức tượng Lưỡng long tranh châu ở lăng Lê Văn Duyệt được tìm thấy sau 10 ngày bị mất trộm.
Ngày 12/9, ông Trần Văn Sung, Phó ban quản lý Di tích Lăng Lê Văn Duyệt ( quận Bình Thạnh) cho biết hôm 2/9, ban quản lý lăng phát hiện trái châu cổ có từ năm 1922 bị mất. Trích xuất camera, họ thấy cổ vật bị trộm khuya 29/8.
Đến chiều 9/9, Công an quận Bình Thạnh đã thu giữ bộ trái châu và nhiều hiện vật khác do người đàn ông lấy trộm. Chiều hôm qua, cảnh sát trao trả trái châu cổ cho đơn vị quản lý lăng.
Trưa nay, hai nhân viên Trung tâm bảo tồn di tích TP HCM đã lắp đặt, dùng keo dán đá cố định bộ trái châu cao khoảng một mét (tính cả bệ) lên bức tượng trên cổng phía đường Đinh Tiên Hoàng.
Trái châu được nhân viên Trung tâm bảo tồn di tích TP HCM gắn lại vị trí cũ ở lăng Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh, trưa 12/9. Ảnh: Đình Văn.
Hơn 25 năm nay, lăng Lê Văn Duyệt nhiều lần bị trộm cổ vật. Hai năm trước, trong đợt trùng tu hệ thống chiếu sáng sân vườn, lăng bị mất bảy trong tám phù điêu bát tiên. Năm 2012, hai phù điêu con nghê ở cổng đường Phan Đăng Lưu cũng bị gỡ trộm. Đợt trùng tu năm 2010, đĩa cổ trang trí ở nhà hương bị mất. Năm 1995, cặp phù điêu Ông Nhật Bà Nguyệt dựng trong nhà này cũng bị trộm.
Video đang HOT
Theo ông Sung, thời gian trùng tu, tôn tạo lăng để tổ chức các lễ hội thường xảy ra sơ hở để kẻ trộm đột nhập. Vị trí lăng nằm sát chợ Bà Chiều, khá sầm uất, đông người nên khó khăn trong việc đảm bảo an ninh trật tự. Bảy năm nay, ban quản lý lăng lắp đặt 26 camera theo dõi, tuyển 5 bảo vệ túc trực ngày đêm nhưng vẫn bị mất trộm.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa ra quy chế thật cụ thể về việc bảo vệ các tài sản trong lăng, gắn với trách nhiệm từng người một cách rõ ràng, để hạn chế tối đa những việc mất cắp”, ông Sung nói.
Hiện, các cổ vật trong lăng Lê Văn Duyệt, phía ban quản lý chỉ có thể xác định về niên đại, còn về giá trị vật chất phải cần những chuyên gia nghiên cứu về cổ vật mới xác định được chính xác.
Trái châu đã được gắn lên trên cổng lăng ở phía đường Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Đình Văn.
Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là Lăng Ông) xây dựng năm 1848, là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (sinh năm 1764, mất năm 1832) tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng. Lăng rộng 18.500 m2 trên gò đất cao hướng ra ba đường Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Đinh Tiên Hoàng. Lễ giỗ tưởng nhớ Lê Văn Duyệt được tổ chức hàng năm tại lăng vào ngày 29 hoặc 30/7 và 1 đến 2/8 (âm lịch).
Trước năm 1975, tuyến đường chạy dọc phía Tây lăng (đoạn từ Lăng đến cầu Bông) mang tên Lê Văn Duyệt. Sau 1975, đoạn này bị đổi tên và nhập chung tên với đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1). Ngày 11/7 vừa qua, đoạn đường 947 m này được HĐND thành phố thống nhất phục hồi tên cũ là đường Lê Văn Duyệt sau đề xuất của ban quản lý lăng.
TP HCM có tên đường Lê Văn Duyệt 24 Đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng thành Lê Văn Duyệt – ‘tưởng dễ lại phiền’ 18 TP HCM muốn đặt tên đường Lê Văn Duyệt 28
Khởi tố các đối tượng trong đường dây trộm cắp cổ vật
Các đối tượng khai nhận chỉ trong vòng hơn nửa năm đến khi bị bắt đã gây ra 13 vụ trộm cắp tài sản.
Ngày 18/8, cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can 3 đối tượng Nguyễn Văn Huy (SN 1982; HKTT: Lương Tài, Văn Lâm, Hưng Yên), Nguyễn Văn Hậu (SN 1990; HKTT: Thanh Nghị, Thanh Liêm, Hà Nam) để điều tra hành vi trộm cắp tài sản và Nguyễn Văn Toàn (SN 1965; HKTT: 391 Kim Ngưu, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng) để điều tra về hành vị tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra một số vụ trộm cổ vật quý hiếm ở các đình, chùa, cơ sở thờ tự... Đây không chỉ là những tài sản có giá trị cao về mặt thẩm mỹ, kinh tế mà còn là những bảo vật vô giá của nhà chùa trong không gian tín ngưỡng. Xác định tính chất phức tạp, nghiêm trọng của vụ án, lãnh đạo CATP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương xác minh các đối tượng gây án.
Rạng sáng ngày 7/8, Phòng Cảnh sát hình sự đã bắt quả tang Toàn cùng đồng bọn đang mua bán, trao đổi cổ vật trộm cắp được.
Tang vật thu giữ là một bao tải bên trong có nhiều cổ vật như lá đề bằng gỗ, cùng nhiều cổ vật khác chuyên dùng để trưng bày nơi thờ tự, tín ngưỡng.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận đã trộm cắp số tài sản trên tại nhà thờ Thượng Đồng, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, Hà Nam.
Đấu tranh khai thác, các đối tượng khai nhận chỉ trong vòng hơn nửa năm đến khi bị bắt đã gây ra 13 vụ trộm cắp tài sản. Theo điều tra, Huy và Hậu đều có tiền án về tội trộm cắp tài sản; Sau khi ra tù, chúng tiếp tục móc nối với nhau trộm cắp. Các đối tượng đã thống nhất số tài sản mà Huy và Hậu đi trộm cắp mang về sẽ được Toàn tiêu thụ.
Việc trộm cắp được Huy và Hậu phân công rõ ràng nhiệm vụ cũng như cách thức gây án, nhằm tránh bị cơ quan Công an, người dân phát hiện, điều tra truy bắt. Số tiền từ việc 2 đối tượng này bán cố vật cho Toàn được chia đôi, chúng "nướng" vào các chiếu bạc và ma tuý.
Hiện Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hà Nội đang củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định./.
Đà Nẵng công bố lịch trình bệnh nhân 418 Bệnh nhân 418 trước khi khởi phát bệnh có lui tới chăm bố đang nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. Sáng 26-7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng đã công bố lịch trình, thông tin ban đầu về ca bệnh N.V.V (SN 1958, cán bộ hưu trí, trú tại phường...