“Thu hồi sân golf sẽ giúp Tân Sơn Nhất giảm ùn tắc”
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, với lượng hành khách ngày càng tăng, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đang trở nên cấp bách.
Ngày 8.6, ông Trương Trọng Nghĩa – đại biểu Quốc hội Đoàn TP.HCM có cuộc trao đổi với báo chí về thông tin cơ quan chức năng “đã thống nhất về mặt quan điểm là sẽ thu hồi sân golf ở khu vực Tân Sơn Nhất bất cứ thời điểm nào, khi có nhu cầu để phục vụ quốc phòng hoặc khi có chỉ thị của cấp trên”.
Theo ông, lúc này các cấp có thẩm quyền nên cho phép lấy sân golf nêu trên, giao lại cho ngành hàng không để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
“Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều người đã nêu quan điểm với chúng tôi, chẳng hạn như ông Lê Trọng Sành – nguyên trưởng phòng quản lý bay Tân Sơn Nhất; ông Phan Tương – nguyên Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất, và một số cán bộ hưu trí khác đều thấy rằng chuyện làm sân golf là vô lý”, ông Nghĩa nói và nêu quan điểm cá nhân, nếu giao được đất đó cho doanh nghiệp xây dựng sân golf, nhà hàng… thì sao lại không thu hồi cho ngành hàng không dân dụng nếu thấy cần thiết.
Ông Nghĩa cho biết, hiện Quốc hội đang xem xét dự án giải tỏa mặt bằng ở Đồng Nai để làm sân bay Long Thành, tuy nhiên lộ trình còn lâu, trong khi đó Tân Sơn Nhất ngày càng quá tải. Do vậy, nếu thu hồi được đất sân golf thì Tân Sơn Nhất sẽ có thêm gần 160 ha, giúp tăng công suất, giảm tình trạng ngập úng, kẹt cứng.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng thu hồi sân golf cho Tân Sơn Nhất là cần thiết. Ảnh: Võ Hải
Video đang HOT
“Khi sân bay Long Thành xây dựng xong, đi vào hoạt động và Tân Sơn Nhất không còn quá tải thì cơ quan chức năng có thể bàn với ngành hàng không để lấy lại diện tích này”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu Nguyễn Đức Sáu – Phó chủ tịch thường trực Hội luật gia TP.HCM, cũng cho rằng, “sân bay Long Thành là của tương lai, hiện Tân Sơn Nhất đang cần kíp được mở rộng”.
Theo ông, mỗi năm Tân Sơn Nhất đón 33-34 triệu hành khách nhưng ga quốc nội được thiết kế công suất 13 triệu hành khách, ga quốc tế là 10 triệu khách. “Với công suất hiện nay làm sao Tân Sơn Nhất đáp ứng nổi”, ông nói và cho rằng cần rà soát, tính toán kỹ việc có nên thu hồi sân golf hay không.
Ở góc nhìn khác, đại biểu Đỗ Văn Sinh – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế nói, nếu có thu hồi sân golf để mở rộng Tân Sơn Nhất nhưng hạ tầng kết nối vào sân bay vẫn “nguyên như cũ” thì không giải quyết được vấn đề gì.
“Xây nhà to nhưng đường đi vào bé cũng không giải quyết được vấn đề. Đây là bài toán tổng thể, giao thông phải kết nối cả mạng lưới trong và ngoài mới hiệu quả”, ông Sinh nêu quan điểm.
Trong phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội chiều 1.6, đề cập đến khu vực sân golf ở Tân Sơn Nhất, đại biểu Lâm Quang Đại – Chính uỷ quân chủng phòng không không quân cho biết, nơi này có diện tích nhỏ với 157 ha, trong đó sân golf hiện là 132 ha; giai đoạn 2 xây dựng một số hạng mục liên quan đến thể thao chưa triển khai. Theo ông, việc xây dựng sân golf ở đây “là vấn đề lịch sử”, triển khai từ 2007 đến 2015 mới đưa vào khai thác, và để làm được thì phải có tới 133 văn bản từ các bộ ngành và địa phương. Trước đây, cơ quan chức năng đưa ra quan điểm xây dựng sân golf là nhằm “tận dụng đất còn nhàn rỗi ở sân bay để phát triển kinh tế”, củng cố hệ thống doanh trại của các cơ quan, đơn vị liên quan. “Hiện Bộ Quốc phòng đã thống nhất về mặt quan điểm là sẽ thu hồi bất cứ thời điểm nào khi có nhu cầu để phục vụ quốc phòng hoặc khi có chỉ thị của cấp trên. Tất cả các công trình trên sân golf nếu ảnh hưởng đến an toàn bay, an toàn hàng không, Bộ Quốc phòng sẽ kiên quyết cho triển khai khi có ý kiến của ngành hàng không và Bộ Giao thông”, ông Đại nói.
Theo Danviet
Hơn 19.000 tỷ đồng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay Tân Sơn Nhất được quy hoạch theo hướng giữ nguyên 2 đường băng hiện hữu, bổ sung thêm một đường lăn song song và 2 đường lăn thoát nhanh.
Cục hàng không vừa báo cáo Bộ Giao thông việc điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), với định hướng đáp ứng sản lượng 43-45 triệu khách mỗi năm, có 80-85 vị trí đỗ máy bay so với 50 vị trí hiện nay.
Dự kiến, tổng mức đầu tư để thực hiện quy hoạch là hơn 19.300 tỷ đồng, được huy động từ nhiều nguồn như vốn Nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn vay...
Quy hoạch được điều chỉnh theo hướng giữ nguyên 2 đường băng hiện hữu cách nhau 365 m, bổ sung thêm một đường lăn song song và 2 đường lăn thoát nhanh.
Sân bay Tân Sơn Nhất cần 19.300 tỷ đồng để đầu tư mở rộng. Ảnh minh họa: Xuân Hoa
Bên cạnh hệ thống nhà ga hành khách hiện nay với công suất khoảng 28 triệu người mỗi năm, quy hoạch bổ sung nhà ga hành khách T4 được thiết kế cho 15 triệu khách
Về phương án huy động vốn, Cục hàng không đề nghị Bộ Giao thông chỉ đạo Tổng công ty cảng hàng không (ACV) làm chủ đầu tư và tự ứng vốn, thu xếp suất đầu tư đối với hệ thống đường cất, hạ cánh và đường lăn; vốn sẽ được hoàn từ ngân sách.
Cục hàng không cũng đề nghị cho phép sử dụng dự phòng ngân sách trung ương giai đoạn 2017-2019 để Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng hạ tầng cho các đơn vị phải di chuyển, đóng quân tại sân bay Biên Hòa, tạm bàn giao đất quốc phòng ở khu vực Tân Sơn Nhất cho hàng không dân dụng.
Để giải tỏa và kết nối giao thông ngoài sân bay, Cục Hàng không đề nghị quy hoạch đường trục từ công viên Hoàng Văn Thụ vào Tân Sơn Nhất; bổ sung cầu vượt chữ Y nối đường Trường Sơn vào ga hành khách và tuyến đường trên cao từ nhà ga quốc nội đi ra. Cùng với đó, cải tạo mở rộng đường 18E, đường Hoàng Hoa Thám và đường C2 nối từ đường Cộng Hoà vào khu vực nhà ga hành khách mới...
Báo cáo của Cục hàng không dựa trên phương án quy hoạch do Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC - Bộ Quốc phòng) đề xuất, đã nhiều lần được lãnh đạo Chính phủ họp bàn.
Phương án này chỉ phải giải phóng mặt bằng 24,52 ha đất quân sự để xây dựng nhà ga, không cần giải toả đất dân sự.
Vừa qua, đơn vị tư vấn thuộc Bộ Quốc phòng đã trình bày 7 phương án điều chỉnh quy hoạch, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó, phương án 3 được cho là phù hợp nhất, có nội dung xây dựng đường lăn song song và các đường lăn nối giữa đường cất hạ cánh 25L/07R và 25L/07L; xây dựng nhà ga T3 và T4 mỗi nhà ga có công suất 10 triệu hành khách/năm; xây dựng khu bãi đỗ và bảo dưỡng kỹ thuật phía Bắc.
Phương án này sẽ nâng tổng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất lên 43-45 triệu hành khách/năm trong khi chỉ phải giải phóng mặt bằng 24,52 hécta đất quân sự để xây dựng nhà ga, không cần giải toả đất dân sự. Tổng mức đầu tư theo phương án này khoảng 19.350 tỷ đồng, thời gian xây dựng hoàn thành trong 2-3 năm.
Đoàn Loan
Theo VNE
TP HCM muốn mở thêm cổng vào sân bay Tân Sơn Nhất Ngoài lối duy nhất ra vào sân bay trên đường Trường Sơn (quận Tân Bình), quận Gò Vấp đề nghị mở thêm cổng tại đường Quang Trung để giảm kẹt xe trước sân bay. Chủ tịch quận Gò Vập Lê Hồng Hà cho biết vừa đề xuất phương án mở cổng tiếp cận, ra vào khu vực phía Bắc của sân bay, nằm...