Thu hồi khẩn cấp công văn cấm lưu hành ca khúc ‘Màu hoa đỏ’
Ngày 26/3, Giám đốc Sở VHTT&DL Tiền Giang Nguyễn Đức Đảm đã ký văn bản khẩn yêu cầu phòng văn hóa và thông tin các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh thu hồi khẩn cấp công văn cấm
Văn bản nêu rõ, vừa qua Sở VHTT&DL Tiền Giang có ban hành Công văn số 120/SVHTTDL-TTr ngày 7/2/2017 về việc lưu hành, phổ biến các bài hát chưa được phép phê duyệt nội dung tại các cơ sở kinh doanh karaoke. Kèm theo đó là danh mục các bài hát chưa được phê duyệt nội dung và cho phép lưu hành, cấm phổ biến thường gặp và Công văn số 288/SVHTTDL-TTr ngày 16/3/2017 về việc nói rõ thêm nội dung tại Công văn số 120/SVHTTDL-TTr ngày 7/2/2017.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTT&DL) và UBND tỉnh, ngày 24/3/2017, Sở VHTT&DL đã có báo giải trình về việc một số cơ quan báo chí phản ánh về bài hát Màu hoa đỏ bị cấm hát ở Tiền Giang.
Qua nghiên cứu nội dung báo cáo giải trình của Sở VHTT&DL Tiền Giang, ngày 25/3/2017 Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTT&DL) có Công văn số 202/NTBD-QLBD gửi Sở VHTT&DL Tiền Giang về việc thu hồi Công văn số 120/SVHTTDL-TTr ngày 7/2/2017 do trong văn bản có một số sai sót. Đặc biệt, trong danh mục 354 bài hát Sở yêu cầu gỡ bỏ có bài hát Màu hoa đỏ của nhạc sĩ Thuận Yến – phổ thơ Nguyễn Đức Mậu và một số bài hát khác được phép phổ biến.
Tiền Giang thu hồi Công văn cấm lưu hành ca khúc Màu hoa đỏ.
Video đang HOT
Thực hiện chỉ đạo của Cục Nghệ thuật biểu diễn, Sở VHTT&DL Tiền Giang thông báo thu hồi toàn bộ nội dung Công văn số 120/SVHTTDL-TTr ngày 7/2/2017 về việc lưu hành, phổ biến các bài hát chưa được phép phê duyệt nội dung tại các cơ sở kinh doanh karaoke (kể cả danh mục các bài hát kèm theo) và Công văn số 288/SVHTTDL-TTr ngày 16/3/2017 về việc nói rõ thêm nội dung Công văn số 120/SVHTTDL-TTr ngày 7/2/2017. Thời gian thu hồi 2 công văn trên kể từ ngày 27/3/2017.
Trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở VHTT&DL Nguyễn Đức Đảm cho biết sau khi Sở ban hành công văn 120 ngày 7/2, một số cơ sở kinh doanh có thắc mắc lý do vì sao gỡ bỏ bài hát Màu hoa đỏ. Lúc đó Sở VHTT&DL đã phát hiện công văn này chưa chuẩn, chưa rõ ràng khiến dư luận hiểu lầm.
Chính vì vậy, ngày 16/3 sở tiếp tục ban hành công văn số 288 giải thích thêm, trong đó có đoạn: “… ca khúc Màu hoa đỏ của tác giả Thuận Yến là một ca khúc cách mạng nổi tiếng, đương nhiên được phép lưu hành, phổ biến… nhưng các cơ sở kinh doanh karaoke phải tháo gỡ hình ảnh minh họa không phù hợp trong bài hát này”.
Về hướng xử lý tiếp theo, ông Đảm cho biết Sở VHTT&DL sẽ liên hệ với Thanh tra và Cục NTBD (Bộ VHTT&DL) đề nghị hướng dẫn cách giải quyết đối với 20 bài hát có minh họa ảnh ảnh không phù hợp.
“Tôi nghĩ nếu các tác giả và người thân của các tác giả liên quan đến những bài hát này nhìn thấy hình ảnh minh họa bài hát của mình trong các đầu karaoke thì chắc chắn sẽ đồng cảm, chia sẻ với chúng tôi về việc yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh gỡ bỏ hình ảnh đó”, ông Đảm cho hay.
Theo Zing
Diễn biến mới quanh vụ bài hát 'Màu hoa đỏ' bị dừng lưu hành
Cục NTBD vừa gửi công văn hoả tốc yêu cầu Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang khẩn trương báo cáo về việc ban hành công văn cấm bài 'Màu hoa đỏ' của cố nhạc sĩ Thuận Yến.
Việc ông Nguyễn Đức Đảm, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang ký 2 công văn gửi Sở TN&MT, UBND và Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị, thành trong tỉnh, yêu cầu cấm hát bài 'Màu hoa đỏ' đang gây xôn xao dư luận.
Công văn thứ nhất có số hiệu 120/SVHTTDL-TTr nêu rõ: đề nghị Phòng VHTT các huyện, thành thị thông báo cho các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn quản lý yêu cầu trong thời hạn 30 ngày phải gỡ bỏ ngay các bài hát chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung.... Kèm theo công văn này là danh sách 354 bài hát "không được phép lưu hành, cấm phổ biến".
Công văn ký ngày 7-2-2017 và mới được công luận lên tiếng gần đây khi nó khiến mọi người bất ngờ vì trong danh sách cấm này, ở số thứ tự từ 152 đến 154 là nhạc phẩm 'Màu hoa đỏ' của cố đại tá nhạc sĩ Thuận Yến sáng tác năm 1991 (phổ thơ Nguyễn Đức Mậu), 1 ca khúc nổi tiếng nói về thời chiến tranh bom đạn ác liệt và từng được trao giải ca khúc xuất sắc của Bộ Quốc phòng vào năm 1994. Trong danh sách cấm ghi rõ ca khúc 'Màu hoa đỏ' là Nhạc Đỏ.
Cố nhạc sĩ Thuận Yến và con gái - ca sĩ Thanh Lam.
PV đã trao đổi với ông Phạm văn Trọng-Chánh VP UBND tỉnh Tiền Giang về tính xác thực của văn bản và phản ứng của UBND Tỉnh. Ông Trọng xác nhận văn bản của Sở VTTTDL Tiền Giang là có thật, UBND Tỉnh cũng đã nghe phản ánh của dư luận và đang giao Văn Phòng Uỷ Ban tập hợp thông tin để xử lý. Ông Trọng nói: "Chúng tôi đã rà soát thông tin ban đầu. Chúng tôi thừa nhận Sở đã ra công văn sai, cấm không đúng đối tượng. Tỉnh đang tích cực thu nhận thông tin và sẽ có biện pháp xử lý, sửa sai. Chúng tôi chân thành cảm ơn công luận đã lên tiếng kịp thời".
Công văn hoả tốc của Cục NTBD.
Liên quan đến vụ việc, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ngày hôm nay, 24/3 cũng đã phát đi công văn hoả tốc gửi Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang yêu cầu khẩn trương báo cáo về vụ việc trước ngày 26/3 để báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL.
Theo VNN
Vợ cố nhạc sĩ Thuận Yến lên tiếng khi ca khúc 'Màu hoa đỏ' bị dừng lưu hành Chia sẻ với PV Dân Việt vào sáng 24.3, NSƯT Hồ Thị Thanh Hương- vợ cố nhạc sĩ Thuận Yến cho biết, bà ngỡ ngàng khi ca khúc "Màu hoa đỏ" bị tạm dừng lưu hành ở Tiền Giang. Theo bà Thanh Hương, ca khúc này rất có ý nghĩa đối với cuộc đời nhạc sĩ Thuận Yến. Nói đến nhạc sĩ Thuận...