Thu hồi hàng loạt dự án khai thác vàng
Ngày 12/3, tin từ UBND tỉnh Kon Tum, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thanh Hà vừa ký văn bản số 431 về việc chỉ đạo kiểm tra, rà soát và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh, trong đó có hàng loạt dự án khai thác vàng.
Các dự án trên gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên và chế biến vàng sa khoáng tại điểm mỏ vàng thuộc khu vực thị trấn Đắk Glei và xã Đắk Roong (bên sông Pô Kô, huyện Đắk Glei); Dự án khai thác vàng sa khoáng suối Đắk Long (xã Đắk Long, huyện Đắc Glei); Dự án khai thác vàng sa khoáng tại suối Đắk Hniêng (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) – đều của Cty CP Tập đoàn 6666 – Bắc Giang; Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ vàng sa khoáng xã Đắk Pét (huyện Đắc Glei) của Cty CP Dịch vụ sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp Hà Nội – Chi nhánh Kon Tum.
Ngoài ra, dự án trồng rừng sản xuất Văn Xuôi (xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông) của Cty CP Nam Hải – Kon Tum cũng bị thu hồi.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Ngọc Hồi tiến hành san lấp hai hầm vàng khai thác trái phép tại thôn Iệc, xã Bờ Y (Ngọc Hồi) mà lâu nay vàng tặc lén lút khai thác trái phép.
Thero Dantri
Nhức nhối nạn khai thác vàng trái phép ở Nghệ An
Khai thác vàng sa khoáng trái phép trên sông Lam, đoạn chảy qua huyện Tương Dương và các khe suối thuộc các xã Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng, Nga My... của huyện Tương Dương, Nghệ An, đã diễn ra suốt nhiều năm nay với quy mô ngày càng mở rộng và hoạt động công khai.
Một điểm khai thác vàng sa khoáng trái phép dưới lòng sông ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Tình trạng này đến nay vẫn chưa được chính quyền địa phương kiên quyết dẹp bỏ.
Trên địa bàn huyện Tương Dương hiện có 15 doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó có 11 doanh nghiệp khai thác vàng ở 14 điểm mỏ. Vì vậy, nếu không quản lý và xử lý kiên quyết thì không chỉ ảnh hưởng đến an ninh trật tự mà còn tác động nghiêm trọng đến môi trường và làm cạn kiện nguồn tài nguyên.
Hiện, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của Tương Dương vẫn còn lúng túng, nhất là xử lý vi phạm thiếu quyết liệt. Một số đối tượng từ các tỉnh khác đến, cùng với người dân địa phương tập trung khai thác trái phép, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến lòng sông Lam ngổn ngang đất đá, nước sông chuyển vàng, đặc quánh, nhiều đoạn tắc kín dòng chảy, xâm hại đến các công trình giao thông, thủy lợi.
Nguyên nhân là ý thức của một số cán bộ, nhân dân về bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn hạn chế, ý thức chấp hành kém, dẫn đến hiện tượng bao che cho người khác vi phạm, bất chấp cả tính mạng con người. Bên cạnh đó, lực lượng, kinh phí cho công tác truy quét, đẩy đuổi các đối tượng vi phạm còn nhiều bất cập. Công tác kiểm tra, xử lý của các cấp, các ngành chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết.
Mặc dù trước đó Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành công văn chỉ đạo các địa phương phải kiểm tra và thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép, những địa phương nào để xảy ra tình hình trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịchỦy bân nhân dân tỉnh, nhưng tình hình trên vẫn chưa giảm.
Theo VNE
Thu hẹp diện tích thăm dò vàng gốc ở Quảng Nam Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh vừa giao các sở TN-MT, NN-PTNT và UBND H.Phước Sơn tham mưu xử lý "thu hồi bớt diện tích thăm dò khoáng sản" của Công ty TNHH vàng Phước Sơn tại H.Phước Sơn. Được biết, Công ty TNHH vàng Phước Sơn là liên doanh giữa Công ty CP kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam...