Thu hồi dự án đổi đất “vàng” xây trường đại học
UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ thu hồi dự án xây dựng Trường ĐH Khánh Hòa để đổi lấy khu đất Trường CĐ Sư phạm Nha Trang của Công ty CP Dewan Projects
Ngày 23-2, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có buổi làm việc với các sở, ngành để xem xét về dự án “Đầu tư xây dựng Trường CĐ Sư phạm Nha Trang định hướng thành lập Trường ĐH Khánh Hòa” được giao cho Công ty CP Dewan Projects (Công ty Dewan – Tập đoàn Dewan, Ấn Độ) thực hiện.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Hòa Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, cho biết UBND tỉnh xác định chủ đầu tư là Công ty Dewan không thể hiện được năng lực tài chính để thực hiện dự án. “UBND tỉnh chỉ đạo phải thực hiện kỹ một số nội dung. Trước mắt, rà soát lại dự án, sau đó làm thủ tục chấm dứt, thanh lý rồi mới thu hồi dự án” – ông Nam nói.
Dự án trên được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 23-11-2014 với tổng vốn 710 tỉ đồng, theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Trong đó, quy định trong vòng 90 ngày, chủ đầu tư phải góp đủ 5,5 triệu USD vốn điều lệ để thực hiện dự án.
Khu đất “vàng” Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang hiện là trụ sở của Đại học Khánh Hòa
Hưởng lợi từ dự án này, Công ty Dewan sau khi xây cơ sở mới cho trường ở khu đất rộng 11 ha tại xã Vĩnh Lương (ngoại thành TP Nha Trang) sẽ được giao toàn bộ khu đất của Trường CĐ Sư phạm Nha Trang hiện tại. Đây được xem là khu đất “vàng” ở trung tâm TP Nha Trang, có diện tích hơn 2,2 ha với 3 mặt tiền gồm: đường biển Trần Phú, Nguyễn Chánh và Trần Hưng Đạo. Công ty Dewan dự kiến sẽ xây dựng 2 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao ở khu đất này.
Tuy vậy, Công ty Dewan không góp được vốn điều lệ theo quy định. Đến tháng 7-2015, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo thu hồi các dự án liên quan đến Tập đoàn Dewan do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính. Dù UBND tỉnh Khánh Hòa đã rất ưu ái khi tiếp tục gia hạn thời gian góp vốn thêm 30 ngày nhưng Công ty Dewan vẫn thất hứa. Đến tháng 11-2015, sau nhiều lần nhắc nhở, kiến nghị thu hồi dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa đã phạt công ty 15 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, nếu Công ty Dewan chây ì sẽ làm trễ tiến độ tuyển sinh của Trường ĐH Khánh Hòa. Hiện Trường ĐH Khánh Hòa đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 3-8-2015. Năm học 2015-2016, trường tuyển sinh 300 chỉ tiêu bậc ĐH, cuối năm 2020 sẽ tăng lên 2.400, giai đoạn 2020- 2025 tăng lên 8.000 chỉ tiêu.
Khẳng định sự chây ì của Công ty Dewan, ông Trần Hòa Nam cho biết công ty có văn bản đề nghị góp 1 triệu USD, còn lại 4,4 triệu USD sẽ thực hiện sau khi UBND tỉnh với Công ty Dewan ký hợp đồng BT. Thế nhưng, đến hôm nay, nhà đầu tư vẫn chưa góp bất cứ khoản tiền nào.
Video đang HOT
Chưa hẳn do thiếu vốn
TS Đỗ Thị Thanh Vinh, Trưởng Khoa Kinh tế – Trường ĐH Nha Trang, cho rằng về nguyên tắc, phải thấy có lợi thì nhà đầu mới bỏ tiền ra thực hiện dự án. Việc Công ty Dewan ngần ngại nộp vốn điều lệ có thể vì họ chưa chắc chắn về độ an toàn, ngần ngại về nguồn gốc khu đất của Trường CĐ Sư phạm Nha Trang, như việc người dân từng phản ứng quyết liệt khi Tập đoàn Dewan thực hiện dự án biển Phượng Hoàng chứ chưa hẳn nhà đầu tư này thiếu vốn.
KỲ NAM
Theo_Người lao động
Dự án trăm tỉ và khu đất vàng "đắp chiếu"
Sau quãng thời gian dài ròng rã chờ đợi, đến nay, dự án xây dựng Công viên văn hóa Gò Vấp (TP HCM) vẫn chỉ dừng lại trong hình hài của một bãi đất hoang, với những bụi lau sậy cao quá đầu người.
Dự án Công viên văn hóa Gò Vấp, tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Lượng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Công viên văn hóa Gò Vấp (thuộc UBND quận Gò Vấp) làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư hạ tầng ban đầu vào khoảng 98 tỉ đồng, trải dài trên một khu đất vàng rộng hơn 37 ha.
Với vị thế đắc địa giữa lòng TP, nằm sát sông Vàm Thuật, dự án Công viên văn hóa Gò Vấp được chờ đợi sẽ trở thành nơi vui chơi, giải trí đẹp và lớn nhất nhì TP HCM.
Trong giai đoạn từ năm 2001- 2006, khâu giải phóng mặt bằng đã thực hiện xong nhưng từ đó cho đến nay, ngoài 1 số tuyến đường nội bộ được hình thành thì các công trình khác đều dậm chân tại chỗ. Công viên dần bị bỏ hoang, cỏ mọc cao quá đầu.
Tháng 8-2011, UBND TP HCM đã chỉ đạo dừng thực hiện dự án xây dựng hạ tầng Công viên văn hóa Gò Vấp. Đến cuối năm 2014, UBND TP tiếp tục có văn bản chấp thuận chủ trương kết thúc dự án, giao UBND quận Gò Vấp sử dụng ngân sách quận để thực hiện dự án mới.
Khu nhà quản lý nằm khuất sâu bên trong khá hoành tráng nhưng hiện đang bị che phủ bởi nhiều lớp cỏ dại.
Khung cảnh điêu tàn, nhếch nhác khiến những ai tìm đến không khỏi xót xa cho một dự án bạc tỉ.
Ông Hoà, một người dân sinh sống trên đường Nguyễn Văn Lượng thường hay thu gom củi khô trong công viên để mang về sử dụng.
Nơi tìm đến ưa thích của nhiều người đam mê câu cá.
Tình trạng lấn chiếm mặt bằng quay trở lại sau thời gian dài dự án im hơi lặng tiếng.
Hoạt động cầm chừng của các nhân viên công viên trong thời gian đợi dự án mới.
Phóng sự ảnh của Đức Nam
Theo_Người lao động
Xây trụ sở mới: Thanh Hóa đổi đất với doanh nghiệp Vingroup được sở hữu khu đất của Trung tâm hành chính cũ của Thanh Hóa rộng 25.500 m2, đổi lại phải xây khu mới cho địa phương này. Theo đó, Khu trung tâm hành chính mới thành phố Thanh Hóa xây dựng tại xã Đông Hải, thành phố Thanh Hóa sẽ do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư. Khu này bao gồm:...