Thu hồi 700 bản sao bằng tốt nghiệp có lỗi chính tả
Ngày 18/7, trao đổi với báo Pháp Luật TPHCM, ông Nông Quốc Chinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên), đã xác nhận việc trường này vừa để xảy ra sai sót chính tả trong bản sao bằng tốt nghiệp cấp cho sinh viên.
Theo đó, bản sao này đã mắc lỗi chính tả ở phần chức danh: “KT Hệu trưởng…” (thay vì Hiệu trưởng). Cùng với đó, 400 bằng tốt nghiệp bản chính cũng bị phát hiện thiếu tem chống hàng giả của Bộ GD-ĐT.
“Chúng tôi nhận lỗi về những sai sót này. Việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp để xảy ra lỗi chính tả không phải là chủ trương của nhà trường, mà do phòng Công tác học sinh – sinh viên thấy nhu cầu của sinh viên nên đã làm. Đây là một sai sót rất đáng tiếc, làm giảm sút uy tín của nhà trường” – ông Chinh nói.
Lý giải về việc 400 bằng chính không có tem chống hàng giả của Bộ GD-ĐT, ông Chinh cho biết ĐH Thái Nguyên là ĐH vùng nên được phép in phôi bằng và tổ chức cấp phát cho sinh viên. Từ năm 2012 về trước mẫu bằng không có tem. Mẫu mới của Bộ GD-ĐT được thực hiện từ tháng 1/2013 trở đi. Hồi tháng 3, lô phôi bằng trường nhận từ ĐH Thái Nguyên không có tem và lô phôi bằng lấy tháng 6 mới có tem. Trước sự việc trên trường có thắc mắc lên ĐH Thái Nguyên để lấy tem bổ sung. Tuy nhiên, theo ông Chinh, cán bộ phụ trách đã không hoàn thành việc này.
Video đang HOT
“Đây là lần đầu tiên trường chúng tôi mắc lỗi như thế, mà lại mắc nhiều lỗi, nên ngay sau khi nắm bắt sự việc chúng tôi đã chỉ đạo làm rõ trách nhiệm từng cá nhân. Đối với sinh viên, các bản sao sai lỗi chính tả đã được thu hồi, hiện tại chúng tôi cũng đã dán bổ sung tem chống hàng giả cho 200/400 bằng chính… Quan điểm là phải tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên” – ông Chinh khẳng định. Ông Chinh cũng bày tỏ sai sót này là ngoài mong muốn của nhà trường và là bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý về sau.
Theo Dantri
Những lỗi chính tả tiếng Anh ngớ ngẩn ở sân bay Tân Sơn Nhất
Những tấm biển báo tiếng Anh đầy lỗi chính tả và dịch thuật xuất hiện ngay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Ngay tại địa điểm được cho là nơi sử dụng thứ ngôn ngữ quốc tế này nhiều nhất, du khách có thể phát hiện khá nhiều... lỗi.
Tấm biển "Thông tin" tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được viết sai chính tả phần tiếng Anh là "Infomation", thay vì "Information". Sau khi được báo giới và cộng đồng mạng phản ánh, phần hướng dẫn tiếng Anh đã được bôi trắng vào hôm 19.3. Tuy nhiên, đó chưa phải là lỗi duy nhất trong cụm biển hướng dẫn này
Nhiều cư dân mạng cho rằng gần như tất cả phần hướng dẫn tiếng Anh trên năm biển hướng dẫn trên đều ít nhiều chứa các lỗi sai khác nhau. Cụ thể, hướng dẫn "Lên máy bay" - "To Planes" được nhiều người cho rằng là một cách dịch ngớ ngẩn không tuân theo quy tắc nào. Thông thường, để hướng dẫn hành khách nơi ra máy bay, các sân bay quốc tế khác chỉ đơn giản dùng từ "Departures". "Excess Counter" hẳn cũng đặt ra một vấn đề hóc búa với các hành khách nước ngoài khi họ muốn thanh toán phí hành lý quá cước. Các vị khách nước ngoài đó có thể nhanh chóng tìm được nơi họ cần với cụm từ "E xcess Baggage Payment"
"Đổi ngoại tệ" - "Foreign Exchange" không hẳn là một cách dịch sai. Song người ta thường dùng "Currency Exchange" hơn là "Foreign Exchange" tại các sân bay quốc tế. Trong khi đó, "Quầy bán vé" - "Ticketing Counter" cũng là một cách dịch đầy "sáng tạo" của đơn vị chịu trách nhiệm lắp đặt các biển hướng dẫn. Quầy bán vé chỉ đơn giản là "Ticket Counter"
Lỗi này cũng xuất hiện tại các biển hướng dẫn khác tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Và ở những nơi khác
Theo soha
Nhận bằng đại học ở tuổi 68 Sinh viên Lê Văn Xê (sinh năm 1944, ở tỉnh Long An) vừa nhận bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành trồng trọt ĐH Nông Lâm TP HCM. Tốt nghiệp tú tài vào năm 1972 nhưng ông Xê vẫn ở nhà để làm ruộng, sau đó mở hiệu mua bán thuốc bảo vệ thực vật tại ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh...