Thu hồi 29 ha Đa Phước: Luật sư nói gì về quyền lợi của dân?
Luật sư Đỗ Pháp, Đoàn luật sư TP Đà Nẵng, cho rằng việc thu hồi dự án 29 ha Đa Phước là vấn đề của nhà nước và chủ đầu tư, quyền lợi của người dân vẫn sẽ được đảm bảo.
TAND TP Hà Nội vừa ra Thông báo số 01 về sửa chữa, bổ sung bản án liên quan đến bản án hình sự sơ thẩm số 20 ngày 13-1-2020. Trong đó giao UBND TP Đà Nẵng thu hồi và cùng các bên liên quan thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho công dân tại khu đất 29 ha thuộc dự án Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước.
Dự án 29 ha thuộc Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước. Ảnh: TẤN VIỆT
Vụ việc này đang thu hút sự chú ý của dư luận, trong đó có hơn 100 hộ dân đang sinh sống trong dự án 29 ha Đa Phước, thuộc địa bàn phường Thanh Bình, quận Hải Châu và phường Tam Thuận, quận Thanh Khê. Bởi các hộ dân đều đã sinh sống ổn định trong dự án từ năm 2018.
Ông Trương Văn Sang, chủ một căn hộ trong dự án cho hay, đầu năm 2018, ông bán căn nhà của mình ở đường Đỗ Quang (phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê) với giá 5,3 tỉ đồng. Ông đã mua căn nhà hiện tại cao bốn tầng, rộng 100 m2 với giá 5,5 tỉ đồng. Đến tháng 6-2018, khi đã nộp đủ 90% giá trị hợp đồng, ông Sang cùng gia đình bốn thế hệ dọn vào ở. “Thời điểm đó đã có nhiều hộ dọn vào ở trong này rồi”, ông Sang kể.
Theo ông Sang, việc gọi những người dân trong dự án 29 ha là “ở chui trong chính ngôi nhà của mình” là đúng. Bởi chưa ai làm được tạm trú.
“Kể cả một số người là đảng viên ở đây đều sinh hoạt ở chỗ cũ chứ chưa chuyển về đây sinh hoạt được. Trong này đa phần là người về hưu. Cả khu chưa có tổ dân phố, chưa có sổ hồng”, ông Sang nói.
Ông Sang cùng một số hộ dân khác cho hay đang rất hoang mang trước thông tin dự án bị thu hồi. “Nhà nước nói chuyện thu hồi thì nên xét đến hoàn cảnh của người dân, những người đã ở chính thức. Chúng tôi là những người mua ngay tình”, ông Sang nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, dù có xôn xao trước thông báo của TAND TP Hà Nội, các hộ dân vẫn động viên nhau rằng sẽ không đến nỗi bị mời ra khỏi nhà.
Hơn 100 hộ dân đã dọn vào sống trong dự án 29 ha này từ năm 2018. Ảnh: TẤN VIỆT
Nói về việc này, một lãnh đạo Sở TN&MT Đà Nẵng cho hay chưa thể trả lời ngay được vì còn có phiên tòa phúc thẩm phía trước. Về phía TP Đà Nẵng có thể sẽ có văn bản kiến nghị lên cấp trên hướng dẫn cách triển khai thế nào.
Trao đổi với PV, luật sư Đỗ Pháp, Đoàn luật sư TP Đà Nẵng, khẳng định bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội chưa có hiệu lực pháp luật vì các bị cáo đang kháng cáo.
“Thứ hai là trong bất kỳ tình huống nào thì quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình vẫn phải được đảm bảo. Tài sản trong đó là do các bên tự thỏa thuận với nhau mà thỏa thuận là nguyên tắc cao nhất của dân sự”, luật sư Đỗ Pháp nói.
Luật sư Đỗ Pháp cũng khẳng định quyền lợi của người dân trong dự án 29 ha Đa Phước chưa hề bị động chạm. Khi chưa có bản án phúc thẩm thì chưa nói được gì cả.
“Người dân không phải lo gì cả bởi họ hợp pháp, ngay tình. Khi nào TP mời dân lên, mời nhà đầu tư lên thì có khả năng TP sẽ đứng ra làm thủ tục pháp lý để người dân được công nhận hợp pháp. Còn chuyện thu hồi dự án là chuyện của nhà nước với chủ đầu tư. Phải tách hai quan hệ đó ra. Tài sản nào đi nữa mà thỏa thuận của các bên thì vẫn được pháp luật bảo vệ”, luật sư Đỗ Pháp nói.
Theo nội dung Bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội, hiện tại dự án 29 ha thuộc Khu đô thị quốc tế Đa Phước chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển nhà Đa Phước do ông Võ Ngọc Châu làm tổng giám đốc. Dự án triển khai xây dựng nhà liền kề thương mại và chung cư cao tầng kết hợp thương mại – dịch vụ và đã chuyển nhượng 189 lô đất biệt thự, diện tích 16.630 m2 cho 189 khách hàng. Tổng giá trị giao dịch là hơn 1.280 tỉ đồng.
TẤN VIỆT
Theo plo.vn
Heineken nói gì về hơn 917 tỷ đồng tiền thuế bị truy thu?
Cho biết đã nộp đầy đủ hơn 917 tỷ đồng cho Tổng cục Thuế, đại diện Heineken châu Á - Thái Bình Dương cho biết "chưa đồng thuận với cơ sở đánh giá được đưa ra".
Trong thông cáo phát ra tối 14/1, người phát ngôn Heineken châu Á - Thái Bình Dương khẳng định doanh nghiệp đã nộp đầy đủ số thuế bị truy thu liên quan giao dịch chuyển nhượng vốn của Heineken Hà Nội.
Số tiền bị truy thu và tiền nộp chậm lên tới 917 tỷ đồng. Tổng cục Thuế trước đó cũng xác nhận điều này.
Tuy nhiên, Heineken cho biết doanh nghiệp chưa đồng thuận với cơ sở đánh giá được đưa ra.
"Doanh nghiệp đã tiến hành các thủ tục pháp lý theo các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa hai Chính phủ Việt Nam và Singapore để làm rõ quyết định của Tổng cục Thuế", đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Heineken, ông Johahn Bhurrut, cho biết.
Trong khi đó, đại diện Heineken Việt Nam từ chối bình luận về việc này, vì thẩm quyền thuộc Heineiken khu vực.
Heineken nộp đầy đủ hơn 917 tỷ đồng tiền phạt và truy thu thuế, nhưng khẳng định "chưa đồng thuận". Ảnh: Vitaminhouse.
Đây là giao dịch đã diễn ra từ cuối năm 2018, khi Công ty Heineken Asia Pacific Pte. Ltd (trụ sở tại Singapore) chuyển nhượng 100% vốn cổ phần tại Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Hà Nội. Đối tác nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam. Giá trị giao dịch chuyển nhượng là 4.800 tỷ đồng.
Sau thương vụ, Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam đã nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thay) từ giá trị chuyển nhượng là gần 823 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Công ty Heineken Asia Pacific Pte. Ltd sau đó đã có văn bản gửi Cục thuế TP Hà Nội đề xuất được miễn, giảm số thuế này theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa 2 Chính phủ Việt Nam - Singapore. Vì vậy, từ khi thương vụ chuyển nhượng hoàn tất đến thời điểm thanh tra, toàn bộ số tiền thuế nói trên chưa được Heineken Việt Nam nộp vào ngân sách.
Trong khi đó, theo lãnh đạo Vụ Thanh tra (thuộc Tổng cục Thuế), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Singapore và Luật Dân sự đều nêu rõ, nếu giá trị bất động sản trên tổng tài sản chuyển nhượng cao hơn 50% thì nghĩa vụ thuế đối với hoạt động chuyển nhượng phải thực hiện kê khai và nộp ở nước sở tại.
Trong thương vụ của Heineken, qua thanh tra, cơ quan thuế kết luận giá trị bất động sản trên tổng tài sản chiếm 53,99%. Do đó, Heineken có nghĩa vụ nộp số thuế trên tại Việt Nam.
Cũng trong tháng 12/2019, Tổng cục Thuế đã ban hành quyết định phạt và truy thu hơn 821 tỷ đồng tiền thuế với Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola. Đây là số tiền phạt và truy thu từ nhiều loại sắc thuế khác nhau sau đợt thanh tra kéo dài từ năm 2007 đến 2015 của cơ quan thuế.
Hiện tại, Coca-Cola Việt Nam đã nộp 471 tỷ đồng tiền thuế gốc trong số bị phạt và truy thu nói trên. Trong đó, số thuế giá trị gia tăng bị truy thu là hơn 60 tỷ, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 359 tỷ, thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài là gần 52 tỷ đồng. Với số tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp còn lại Coca-Cola Việt Nam đang tiếp tục thực hiện.
Theo Zing.vn
Saigonres (SGR) sẽ chuyển nhượng toàn bộ 70% cổ phần Đầu tư Bất động sản Lê Gia cho đối tác Cổ phiếu SGR hiện đang giao dịch quanh mức 18.000 đồng/cổ phiếu, tăng 21% trong hơn 6 tháng. Ngày 31/12/2019, HĐQT CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, SGR) thông qua Nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Saigonres tại CTCP Đầu tư Bất động sản Lê Gia - Công ty con của SGR. Theo đó, Saigonres muốn chuyển nhượng toàn bộ...