Thu hồi 28 thẻ ‘luồng xanh’ vì loạt ca nhiễm liên quan tài xế làm sai quy định
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng thu hồi 28 thẻ luồng xanh vì tài xế khai báo không trung thực, vi phạm quy định phòng dịch và hàng loạt ca nhiễm liên quan.
Chiều 7-8, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng cho biết đã phối hợp với Phòng kinh tế hạ tầng các địa phương lập biên bản vi phạm hành chính, thu hồi 28 phù hiệu và giấy (thẻ) nhận diện xe tải ưu tiên hoạt động (thẻ luồng xanh) do một số đơn vị vận tải không chấp hành quy định phòng chống dịch và khai báo không trung thực.
Đồng thời, sở tăng cường lực lượng giám sát tại các ngõ phụ ở khu tập kết xe tải, lắp đặt camera để giám sát đội ngũ lái, phụ xe tại khu tập kết. Tổ chức kiểm tra trên đường để phát hiện và xử lý các trường hợp xe tải từ địa phương khác đến Lâm Đồng giao hàng tại các kho, cửa hàng nhỏ lẻ thay vì bỏ hàng đúng nơi quy định.
2 người trốn trong thùng hàng để qua mặt cơ quan chức năng vào TP Đà Lạt nhưng bị phát hiện – Ảnh: M.VINH
Video đang HOT
Hiện nay, Lâm Đồng đã có hơn 100 ca nhiễm COVID-19. Tỉ lệ tài xế nhiễm và các ca nhiễm liên quan đến tài xế cao đến mức hơn 50%. Các ca nhiễm này đều liên quan đến tài xế không tuân thủ cách ly tập trung tại các điểm đã được cơ quan chức năng bố trí.
Đến nay, cơ quan chức năng đã khởi tố 2 vụ án làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm mà đối tượng chính trong vụ án là tài xế.
Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng cho biết đã thành lập tổ công tác hậu kiểm tính chính xác về thông tin đã kê khai và việc chấp hành các quy định phòng chống COVID-19 của xe vận tải hàng hóa theo nội dung xác nhận trong mã QR trên địa bàn.
Kết quả xác minh, mỗi ngày có khoảng 1.222 lượt xe tải ra vào các điểm tập kết hàng hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Một số xe từ các địa phương khác về Lâm Đồng chưa nghiêm túc giao hàng tại một vị trí, vẫn còn giao hàng nhỏ lẻ tại các kho, cửa hàng trong địa bàn tỉnh.
Cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm với tài xế làm giả giấy xét nghiệm âm tính để qua mặt các trạm kiểm tra tại Lâm Đồng – Ảnh: M.VINH
Cơ quan này nhìn nhận lái, phụ xe hầu hết đăng ký ngủ tại xe, có viết cam kết không ra khỏi khu vực đậu xe trong các chợ đầu mối. Nhưng chợ rộng, có nhiều ngõ ra vào, công tác giám sát khó phát hiện các lái, phụ xe ra ngoài để về nhà, hoặc tiếp xúc với người dân quanh khu vực chợ và đã có trường hợp này xảy ra.
Trong quá trình tuần tra, Thanh tra Sở Giao thông vận tải phát hiện một số người dừng, đỗ xe trên đường chủ yếu là để mua thức ăn, nước uống và đậu xe để ngủ qua đêm.
Ngoài ra trong 4 ngày gần đây, các trạm kiểm soát đã lập biên bản hành chính với 7 trường hợp tài xế chở người trốn trong thùng xe về Đà Lạt hoặc làm giả giấy xét nghiệm âm tính.
Bộ Công thương: 'Hỏa tốc' tiêm vắc xin cho lao động ngành vận tải và logistics
Ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trong các ngành vận tải và logistics, đặc biệt là lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh cũng như đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu... nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hóa được thông suốt.
Tối 30-7, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải hỏa tốc gởi văn bản đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nội dung trên sau khi nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc lưu thông, vận chuyển hàng hóa hiện nay.
Việc gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong thời gian qua chủ yếu do nhận thức của các địa phương về vai trò của lực lượng lao động trong các ngành vận tải, logistics chưa phù hợp, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của họ trong việc phục vụ lưu thông hàng hóa cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Nguyên nhân do các địa phương chưa đánh giá đúng vai trò của đội ngũ lao động này, chỉ nhắm vào việc quy định "hàng hóa thiết yếu" để hạn chế lưu thông hàng hóa mà chưa ưu tiên thực hiện các chính sách phòng dịch, đặc biệt là việc ưu tiên tiêm vắc xin, từ đó dẫn đến các quy trình kiểm dịch rất phức tạp, tốn kém, gây lãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp.
Bộ Công thương cho rằng để thực hiện được "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch bệnh vừa bảo đảm sản xuất kinh doanh, chính những người lao động trong các ngành vận tải (đặc biệt là các tài xế, nhân viên vận tải liên tỉnh, logistics cảng biển...) đóng vai trò hết sức quan trọng tương tự với các lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Trước đó, Bộ Công thương bày tỏ quan điểm về việc cần xem đội ngũ lao động trong các ngành vận tải, đặc biệt là vận tải liên tỉnh được ưu tiên tiêm vắc xin tương tự như các lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Đồng thời kiến nghị Bộ Y tế cần xem xét sửa đổi các quy định, hướng dẫn về các thành phần ưu tiên tiêm vắc xin cho đội ngũ lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh và các thành phần khác trong ngành logistics nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hóa được thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất.
Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 với các lái xe, phụ xe Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cần đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 với các lái xe, phụ xe. Phụ xe buýt hướng dẫn khách rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn khi lên xe. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN * Ngày 22/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cho...