Thu hoạch mì tránh ngập úng
Gần nửa tháng qua, mưa kéo dài khiến cho hàng nghìn hécta mì ở nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập sâu trong nước. Hiện nông dân đang nhanh chóng thu hoạch, hạn chế thiệt hại do mì bị ngâm lâu trong nước sẽ dẫn đến bị úng, thối, không tiêu thụ được.
Ngồi trước đám mì hơn 2 sào vừa nhổ lên, bà Lâm Thị Ân, thôn Thọ Nam, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) chia sẻ: “ Mưa liên tục khiến vườn mì nhà tôi ngập sâu trong nước. Tranh thủ lúc nước rút, tôi nhổ lên phơi, nay đã được 6 hôm rồi. Sáng nay, chủ xe bảo sẽ chở đi tiêu thụ, tôi thuê người bẻ, dồn vào bao để sẵn. Mưa lũ còn dài, mình tranh thủ vớt vát được chút nào may chút ấy”. Lo ngại trước diễn biến phức tạp của mưa lũ kéo dài trong những ngày tới, không chỉ ở các vùng trũng, mà diện tích mì ở các vùng cao cũng được người dân khẩn trương thu hoạch. Vì thế, đã xảy ra tình trạng ùn ứ trong tiêu thụ củ mì.
Nông dân Tịnh Hà (Sơn Tịnh) thu hoạch mì sau mưa bão.
Tại Nhà máy Sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi (xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh), tình trạng xe chở mì từ các địa phương trong tỉnh tập trung về rất đông. Mỗi ngày có từ 40 – 50 xe tải đứng xếp hàng chờ đến lượt cân mì. Theo ông Minh, một tài xế lái xe tải chở mì, mấy hôm nay người dân gọi điện giục chở mì liên tục, nhưng lượng mì quá lớn nên chỉ có thể ưu tiên chở vùng ngập nước nhiều trước, vùng ngập ít thì chở sau. Mặc dù nhà máy mì đã hoạt động hết công suất, nhưng do người dân đang đồng loạt thu hoạch mì, dẫn đến việc thu mua bị quá tải.
Đại diện lãnh đạo Nhà máy Sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi cho biết: Nhiều ngày nay, bình quân 2 nhà máy mì ở xã Tịnh Phong và Sơn Hải (Sơn Hà) thu mua 2.000 tấn củ mì tươi/ngày. Để giải tỏa ùn tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 khu vực trước nhà máy ở Tịnh Phong, sau khi thu mua chúng tôi phải vận chuyển lên nhà máy mì Sơn Hải khoảng 500 tấn/ngày để kịp thời xử lý. Ngoài thu mua trong tỉnh, hiện tại rất nhiều thương lái mua mì ở tỉnh Quảng Nam đưa vào Quảng Ngãi bán, nhà máy cũng phải tiêu thụ, tạo điều kiện cho người dân vùng lũ giảm bớt thiệt hại.
Giá thu mua củ mì tươi hiện tại đang ở mức cao, bình quân từ 1.600 đồng – 2.100 đồng/kg, tùy vào độ tinh bột. So với giá thu mua củ mì tươi cùng kỳ tháng 9, thì giá thời điểm này tăng hơn 300 đồng/kg.
17 người chết, miền Trung vẫn chìm trong mưa lũ
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết tới tối nay (11/10) mưa lũ ở các tỉnh miền Trung đã khiến 30 người chết và mất tích.
Video đang HOT
17 người chết, trong đó Quảng Bình 1, Quảng Trị 6, Huế 3, Quảng Nam 3, Quảng Ngãi 1, Gia Lai 1, Đăk Lăk 1, Lâm Đồng 1. Số người chết tăng 8 người so với báo cáo nhanh ngày 10/11.
Hiện vẫn còn 13 người mất tích, trong đó Quảng Bình 1, Quảng Trị 6, Huế 1, Đà Nẵng 4, Gia Lai 1, giảm 1 người ở Quảng Trị đã tìm thấy thi thể...
Tại Thừa Thiên Huế, hầu hết các tuyến đường tỉnh đã ngập sâu, tắc giao thông, ngành giao thông đã rào chắn hạn chế đi lại. Hệ thống đường ở các huyện, thị xã hầu hết cũng ngập úng, bị cô lập.
Lãnh đạo Thừa Thiên Huế vào vùng lũ thăm hỏi bà con.
Do ảnh hưởng của triều cường bờ biển tiếp tục bị sạt lở nặng qua xã Vinh Hải, Giang Hải, Phú Thuận, Phú Diên, Hải Dương.
Sở GD&ĐT tỉnh đã chỉ đạo cho học sinh các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và thị xã Hương Trà nghỉ học từ 12-13/10.
Tại Quảng Trị, mưa lũ 5 ngày liên tiếp đã làm 6 người tử vong, 6 người mất tích. Vùng đồng bằng, trung du, TP Đông Hà và các huyện lân cận có nhiều nơi bị ngập nặng.
Lũ trên các sông đều lên nhanh và đạt đỉnh ở mức trên báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3, riêng sông Hiếu (tại trạm Thủy văn Đông Hà) vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1983. Trên địa bàn tỉnh có 39.741 hộ với 122.364 người bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
Tại Quảng Nam, vào lúc 19 giờ tối nay, Công ty Thủy điện Sông Tranh vận hành hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nhằm cắt, giảm lũ cho hạ du. Thông số điều tiết tại hồ vào lúc 13h chiều nay với mực nước hồ 164,63m, lưu lượng nước về hồ 2.932,41m3/s. Công ty Thủy điện Sông Tranh sẽ vận hành xả lũ với lưu lượng dự kiến 200 - 2.000m3/s.
Ba thuỷ điện A Vương, Sông Bung 4, Đak Mi 4 cũng đã xã lũ trước đó.
Hàng chục ngôi nhà tốc mái ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Tỉnh Quảng Bình có 15.000 nhà bị ngập lụt, nhiều công trình thủy lợi, giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng. Huyện Lệ Thủy bị ngập lụt nặng nhất với hơn 9.100 nhà bị ngập nước, huyện Quảng Ninh với trên 4.800 nhà.
Tại Quảng Ngãi, tính đến tối nay các tàu bị sự cố đã được khắc phục, hiện ngư dân và các tàu nêu trên đều an toàn.
Mưa lũ làm cho 8 người dân trong tỉnh bị thương, một ngôi nhà bị sập; 71 nhà bị tốc mái, hư hỏng... Nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, nước lũ phong tỏa nên chính quyền địa phương cắt cử lực lượng canh gác, không cho người và phương tiện qua lại.
Tránh để xảy ra sự cố thuyền viên gặp nạn như ở Quảng Trị
Văn phòng thường trực BCĐ TƯ về phòng chống thiên tai chiều tối nay đã có công điện gửi các tỉnh, thành, bộ ngành liên quan.
Yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển.
Kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực nguy hiểm, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện, quản lý chặt chẽ ra khơi, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời khi có tình huống.
Hướng dẫn neo đậu và có phương án bảo đảm an toàn cho tàu, thuyền tại các bến, các khu vực cửa sông khi có lũ lớn, đặc biệt với các tàu vận tải, tàu vãng lai, tránh để lặp lại các sự cố đáng tiếc như tại vùng biển Cửa Việt, Quảng Trị những ngày vừa qua.
Chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản của nhân dân và khách du lịch ven biển, các đảo, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hải sản.
Đối với các tỉnh Bắc Bộ: Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập, đặc biệt là các công trình đang thi công hoặc bị hư hỏng, xuống cấp. Chủ động phương án vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, bảo đảm an toàn công trình và hạ du.
Chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, cây trồng, vật nuôi. Sẵn sàng phương án tiêu thoát nước tại các khu vực trũng thấp, các khu đô thị, khu dân cư tập trung đề phòng xảy ra ngập lụt khi có mưa lớn.
Đối với các tỉnh Trung Bộ: Tiếp tục triển khai nghiêm túc công điện của Thủ tướng.
Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Lúc 10 giờ ngày 11-10, bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Bản tin lúc 11 giờ của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, vào 10 giờ trưa ngày 11-10, bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh Quảng Nam,...