Thủ hiến Scotland tuyên bố không loại trừ lựa chọn nào nhằm ngăn chặn Brexit
Ngày 15/8, lãnh đạo của đảng Dân tộc Scotland (SNP) tai Anh, bà Nicola Sturgeon, cho biêt đang cua ba va 35 nghi si cua đang nay se xem xet bât ky lưa chon nao nhăm ngăn chăn tiên trinh đưa Anh rơi khoi Liên minh châu Âu (EU), con goi la Brexit, tai Quôc hôi.
Lãnh đạo của đảng Dân tộc Scotland (SNP) tai Anh, Nicola Sturgeon. Ảnh: AFP/TTXVN
Phat biêu vơi hang truyên thông BBC, ba Sturgeon nêu ro: “Chung tôi se lam viêc vơi bât ky ai va xem xet bât ky lưa chon nao đê ngăn chăn Brexit”. Ba cho biêt SNP không loai trư kha năng ung hô lanh đao Công đang đôi lâp Jeremy Corbyn, nhưng nhân manh chinh khach nay phai đưa ra quan điêm ro rang vê Brexit.
Trươc đo, ngay 14/8, ông Corbyn đã hối thúc Quốc hội Anh bãi nhiệm Thủ tướng Boris Johnson trước khi nhà lãnh đạo mới của Anh thưc hiên Brexit mà không kèm thỏa thuận. Trong thư gửi các nghị sĩ hàng đầu thân EU và có quan điểm ôn hòa, ông Corbyn lưu ý tới hậu quả kinh tế của kịch bản Brexit không thỏa thuận gây ra sự hỗn loạn, đồng thời kêu gọi tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của ông Johnson và chỉ định một người thay thế.
Phản ứng trước tuyên bố của lãnh đạo Công đảng, người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Anh cho rằng đề xuất của ông Corbyn là sự “phủ nhận” kết quả cuộc trưng cầu ý dân năm 2016 về Brexit và gây tổn hại cho kinh tế nước này.
Video đang HOT
Cung ngay 15/8, nhật báo kinh doanh Handelsblatt cua Đưc trích dẫn tài liệu của Bộ Tài chính Đức cho rằng, chính phủ nước này dự đoán Anh sẽ rời EU vào ngày 31/10 tới mà không có một thỏa thuận về mối quan hệ tương lai giữa hai bên.
Theo báo trên, Chính phủ Đức nhận định một Brexit hôn loan “nhiều khả năng” sẽ diễn ra do Thủ tướng Anh Boris Johnson đa đê nghi loại điều khoản “rao chăn” liên quan vân đê đương biên giới Ireland, vốn đã được người tiền nhiệm của ông nhất trí với EU hồi tháng 11/2018, khỏi thỏa thuận “ly hôn”.
Trong tài liệu này, Bộ Tài chính Đức viết rõ, EU không có lựa chọn nào ngoài việc từ chối đề nghị này, trong khi ông Johnson ít có khả năng thay đổi quan điểm của mình.
Theo Thuy An (TTXVN)
Công đảng Anh kêu gọi bãi nhiệm Thủ tướng Boris Johnson
Lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn kêu gọi tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson.
Lãnh đạo Công đảng đối lập tại Anh Jeremy Corbyn hôm qua (14/8) kêu gọi Nghị viện bãi nhiệm Thủ tướng Boris Johnson nhằm ngăn chặn kịch bản một Brexit cứng, tức là Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận. Tuyên bố này phần nào cho thấy bức tranh chính trị rối ren tại nước Anh hơn 3 năm sau khi cử tri nước này lựa chọn rời ngôi nhà chung châu Âu.
Lãnh đạo Công đảng đối lập tại Anh Jeremy Corbyn. Ảnh: Sky News.
Trong thư gửi tới các nghị sĩ hàng đầu ủng hộ châu Âu và có quan điểm ôn hòa, lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn lưu ý tới hậu quả kinh tế của một kịch bản Brexit không thỏa thuận, đồng thời kêu gọi tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson.
Theo ông Corbyn, Chính phủ hiện nay không được phép đưa nước Anh rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận và cuộc trưng cầu ý dân năm 2016 cũng không trao cho họ quyền này. Đây chính là lý do khiến ông muốn Nghị viện Anh bỏ phiếu bãi nhiệm Thủ tướng Boris Johnson và bỏ phiệu tín nhiệm ông với tư cách là lãnh đạo một chính phủ tạm quyền "có giới hạn thời gian". Mục đích là kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử và kéo dài thời hạn Brexit cần thiết để đảm bảo Anh rời khỏi Liên minh châu Âu cùng với thỏa thuận:
Tôi hi vọng các nghị sĩ sẽ ủng hộ việc bỏ phiếu bãi nhiệm Thủ tướng để Chính phủ hiện nay không thể tiếp tục cách tiếp cận như hiện nay, cũng như nhằm ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận. Một chính phủ tạm thời do Công đảng lãnh đạo sẽ là một chính phủ có thể ngăn chặn Brexit không thỏa thuận và tổ chức tổng tuyển cử để người dân có thể quyết định tương lai của mình."
Ông Corbyn đồng thời thể hiện quan điểm của Công đảng, trong đó khẳng định nếu tổng tuyển cử diễn ra, đảng này sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về các điều khoản rời khỏi Liên minh châu Âu, trong đó có cả sự lựa chọn tiếp tục là thành viên của khối này.
Nghị viện Anh sẽ nhóm họp trở lại vào ngày 3/9 tới sau kỳ nghỉ hè và khi đó Thủ tướng Boris Johnson có thể kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử nếu nhận được sự ủng hộ của ít nhất 2/3 các nghị sĩ.
Thủ tướng Boris Johnson, kế nhiệm bà Theresa May từ hôm 24/7 vừa qua đã khẳng định sẽ đưa Anh rời Liên minh châu Âu vào đúng ngày 31/10 dù có đạt thỏa thuận hay không. Phản ứng trước những tuyên bố của lãnh đạo Công đảng, Văn phòng Thủ tướng Anh nhấn mạnh, có một lựa chọn rõ ràng: hoặc là ông Jeremy Corbyn là Thủ tướng và sẽ "phản bội" mong muốn của cử tri trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016, hủy hoại nền kinh tế đất nước hoặc là ông Boris Johnson vẫn là Thủ tướng và sẽ tôn trọng ý nguyện của người dân, "mang lại nhiều tiền hơn cho hệ thống y tế công và triển khai nhiều cảnh sát hơn trên các con phố". Ngoại trưởng Dominic Raab thì một lần nữa khẳng định thỏa thuận đạt được với Liên minh châu Âu dưới thời cựu Thủ tướng May là không thể chấp nhận với nước Anh:
"Tôi nghĩ rằng nếu lập trường của Liên minh châu Âu trong vấn đề là không thể thay đổi thì rất khó để hai bên xác định con đường đàm phán phía trước. Tuy nhiên, về phía nước Anh, chúng tôi sẽ nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận có thể chấp nhận được. Trong bất kỳ kịch bản không thỏa thuận nào, chúng tôi cũng sẽ làm mọi việc trong khả năng nhằm ngăn chặn đường biên giới cứng giữa Bắc Ailen và Cộng hòa Ailen."
Lãnh đạo đảng dân tộc Scotland Ian Blackford đã ngay lập tức thể hiện sự ủng hộ với đề xuất của thủ lĩnh công đảng bãi nhiệm Thủ tướng. Trong khi đó đảng Dân tộc xứ Wales Plaid Cymru tuyên bố để ngỏ cho một chính phủ đoàn kết, song cho rằng ưu tiên vẫn là ngăn chặn Anh rời Liên minh châu Âu.
Thủ lĩnh đảng Dân chủ Tự do lớn thứ 3 Jo Swinson lại tỏ ra "lạnh nhạt" khi cho rằng, ông Corbyn không phải là người có thể gây dựng được thế đa số dù là tạm thời tại Nghị viện./.
Theo Thu Hoài/VOV1
Tổng hợp
Từ Washington đến Donald Trump, đâu là tổng thống "tỷ đô" giàu nhất lịch sử nước Mỹ Chiến dịch trở thành tổng thống Mỹ luôn là một công việc tốn kém tới hàng triệu đô la. Vì vậy, chỉ có những ứng cử viên sở hữu khối tài sản khổng lồ mới có đủ khả năng chạy đua vào vị trí này. Khi vận động tranh cử tổng thống, các ứng cử viên thường sẽ cố gắng thể hiện những...