Thủ hiến Scotland từ chức sau cuộc trưng cầu ý dân
Ông Alex Salmond cũng tuyên bố chiến dịch vận động Scotland độc lập vẫn tiếp tục.
Thủ hiến Scotland, lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland ông Alex Salmond hôm qua tuyên bố từ chức sau khi kết quả cuộc trưng cầu ý dân cho thấy hơn 55% cử tri muốn Scotland tiếp tục ở lại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, so với 44,7% muốn tách ra độc lập.
Người dân Scotland ủng hộ ở lại với vương quốc Anh ăn mừng chiến thắng -(Ảnh: Reuters)
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ phủ Edinburg) của Scotland, ông Salmond, người đứng đầu chiến dịch vận động tách Scotland khỏi Anh, cho biết ông sẽ không nhận bổ nhiệm làm lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland tại hội nghị thường niên vào tháng 11 tới và sẽ từ chức thủ hiến.
Ông nói: “Giờ đây đối với tôi, đó là quyết định ai sẽ là người thay thế tốt nhất để tiếp tục thúc đẩy tiến trình này. Tôi cho rằng trong tình huống hiện nay, lãnh đạo mới sẽ mang lại lợi ích tốt hơn cho đảng Dân tộc Scotland, Nghị viện và đất nước”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Salmond nói rằng chiến dịch vận động Scotland độc lập sẽ tiếp tục, ông Salmond cũng hoan nghênh cử tri Scotland đã thể hiện trách nhiệm của mình qua tỉ lệ đi bỏ phiếu đạt tới 86% số cử tri đăng ký./.
Theo VOV
Thủ hiến Scotland: Phe phản đối độc lập đã bị "lừa"
Phát biểu sau thất bại trong việc giành sự ủng hộ của cử tri để tách khỏi Vương quốc Anh, thủ hiến Scotland Alex Salmond khẳng định phe nói "Không" đã bị lừa, bởi những hứa hẹn từ London về một quyền tự trị rộng rãi hơn sát giờ bỏ phiếu.
Thủ hiến Scotland Alex Salmond
Dự kiến Hạ viện Anh sẽ thông qua một thời gian biểu mà các đảng phái tại nước này khẳng định sẽ trao cho Scotland những quyền lực lớn hơn.
Tuy nhiên thủ hiến Salmond cho rằng thủ tướng Anh và lãnh đạo Công đảng đã bất đồng về cam kết trên.
Trước đó, cử tri Scotland đã phản đối việc tuyên bố độc lập với tỷ lệ 55% ý kiến phản đối so với 45% phiếu thuận.
Thủ tướng David Cameron, lãnh đạo Công đảng Ed Miliband và lãnh đạo đảng Dân chủ tự do Nick Clegg tất cả đều tuyên bố trước cuộc trưng cầu dân ý rằng, Scotland cần phải được trao thêm quyền lực nếu từ chối tuyên bố độc lập.
Theo kế hoạch này, việc lập pháp sẽ do chính phủ mới, đắc cử trong cuộc tổng tuyển cử vào năm tới, lập ra.
Đảng Dân tộc Scotland (SNP) cầm quyền cho biết một thời hạn chót để trình nội dung vận động trên lên quốc hội sau cuộc trưng cầu dân ý hôm thứ Năm vừa qua đã qua đi. Và họ cho rằng thời gian biểu cho sự trao quyền này giờ sẽ phải chờ quốc hội Anh quyết định chứ không phải do Scotland.
Phát biểu trên BBC, ông Salmond tin rằng những cam kết muộn màng về quyền lực mới mà giới chức Anh đưa ra đã đem chiến thắng về cho phe nói "Không" với độc lập.
Nhưng chính trị gia này dự báo, những người đã chọn "Không" sẽ nổi giận khi biết rằng mình bị "lừa dối" bởi những cam kết đó.
"Tôi thực sự không ngạc nhiên khi họ cãi bay biến hoặc không thực hiện cam kết, tôi chỉ ngạc nhiên bởi tốc độ họ đang làm việc đó. Họ dường như không biết hổ thẹn là gì trong vấn đề này. Thủ tướng muốn gắn những thay đổi tại Scotland với những thay đổi của nước Anh. Ông ta muốn làm điều này bởi ông ấy gặp khó khăn trong việc lôi kéo những người khác bên phía mình ủng hộ, và họ chịu áp lực từ đảng Nước anh độc lập", ông Salmond nói.
"Lãnh đạo Công đảng thì tất nhiên sợ có bất kỳ sự thay đổi nào tại Anh có thể khiến họ mất thế đa số trong Hạ viện khi bàn tới các vấn đề của nước Anh. Tôi nghĩ rằng những bất ngờ vừa qua chỉ là những trò được bịa đặt trong lúc tuyệt vọng, trước cuộc trưng cầu dân ý, và tôi nghĩ mọi người Scotland giờ đã nhận ra".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Tại sao Mỹ "lo sợ" Scotland độc lập? Độc lập của Scotland sẽ không chỉ ảnh hưởng đối với Vương quốc Anh, mà sẽ là một thảm họa cho chính sách đối ngoại của Mỹ từ Syria đến Vòng Bắc Cực. Khi cử tri Scotland suy nghĩ về việc ly khai khỏi Vương quốc Anh vào ngày 18/9, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có vấn đề riêng của...