Thủ hiến Bắc Ireland từ chức
Theo phóng viên TTXVN tại Luân Đôn, Thủ hiến Bắc Ireland Paul Givan, chiều 3/2, đã tuyên bố từ chức để phản đối các quy tắc thương mại hậu Brexit được áp dụng đối với vùng lãnh thổ thuộc Anh này.
Thủ hiến Bắc Ireland Paul Givan từ chức. Ảnh: Reuters/TTXVN
Việc ông Paul Givan, đảng Dân chủ Hợp nhất (DUP) theo đường lối ủng hộ Bắc Ireland nằm trong Vương quốc Anh, từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ máy hành pháp chia sẻ quyền lực của khu vực này trước cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 5 tới.
Theo quy định về chia sẻ quyền lực của Bắc Ireland, việc ông Paul Givan ra đi sẽ tự động kích hoạt sự miễn nhiệm Phó Thủ hiến Michelle O’Neill của đảng Sinn Féin theo chủ nghĩa dân tộc. Các bộ trưởng khác sẽ vẫn giữ vai trò quản lý song không có quyền đưa ra các chính sách mới.
Video đang HOT
Trước diễn biến này, lãnh đạo đảng Sinn Féin Mary Lou MacDonald đã kêu gọi tổ bầu cử sớm để chấm dứt tình trạng hỗn loạn. Phát biểu trong một cuộc họp báo tại thành phố Belfast, bà Mary Lou MacDonald nói: “Chúng ta không thể bước tiếp trong những tháng tới khi không có một chính phủ hoạt động và Sinn Féin sẽ không ủng hộ điều đó. Các cuộc bầu cử sớm phải được thực hiện”.
Kịch tính tại Stormont xảy ra khi Bộ trưởng Nông nghiệp Bắc Ireland Edwin Poots ra lệnh cho các quan chức ngừng kiểm tra thực phẩm và nông sản nhập khẩu từ hòn đảo Anh vào Bắc Ireland từ nửa đêm 2/2 theo các thỏa thuận thương mại hậu Brexit, được gọi là Nghị định thư Bắc Ireland.
Vương quốc Anh ra khỏi EU trong khi vẫn để Bắc Ireland nằm trong thị trường chung châu Âu nhằm tránh việc dựng lại một đường biên giới cứng rất nhạy cảm về chính trị trên đảo Ireland – một cam kết theo Thỏa thuận hòa bình thứ Sáu Tốt lành năm 1998. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa hợp nhất ủng hộ Bắc Ireland nằm trong Vương quốc Anh lại cho rằng việc kiểm soát hải quan trên làm suy yếu địa vị của Bắc Ireland là một phần của Vương quốc Anh.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland của Chính phủ Anh Brandon Lewis có nhất trí để Bắc Ireland tổ chức bầu cử trước thời hạn ngày 5/5 tới hay không.
Anh cảnh báo sớm chấm dứt nghị định thư Bắc Ireland
Ngày 4/10, Chính phủ Anh cảnh báo nếu Liên minh châu Âu (EU) không nhất trí với những thay đổi toàn diện thì nước này cũng sẵn sàng để sớm chấm dứt áp dụng nghị định thư Bắc Ireland, một phần thỏa thuận Brexit mà hai bên đã ký kết.
Bộ trưởng phụ trách Brexit của Anh, ông David Frost. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Đại hội đảng Bảo thủ cầm quyền, Bộ trưởng phụ trách Brexit của Anh, ông David Frost, cho rằng tư cách thành viên EU đã chấm dứt, nước Anh đã bắt đầu tiến trình độc lập, Brexit đang phát huy hiệu quả giúp Anh lấy lại quyền tự chủ bất chấp cuộc khủng hoảng về chuỗi cung ứng hiện nay đang khiến nền kinh tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, riêng với vấn đề Bắc Ireland, London không còn niềm tin rằng Brussels sẽ nhất trí với những nhượng bộ mà nước này đưa ra, cáo buộc EU có những hành động cứng nhắc.
Bộ trưởng Frost lưu ý EU vẫn chưa có phản hồi chính thức với những đề xuất mà Anh đưa ra trong tháng 7 nhằm cải cách nghị định thư Bắc Ireland. Dựa trên những thông tin được cung cấp, ông này lo ngại EU khó có thể có sự thay đổi cần thiết về vấn đề này. Do đó, Bộ trưởng Brexit Anh khẩn thiết kêu gọi EU cần mạnh dạn hơn để tiến đến thay đổi đáng kể giúp quan hệ hai bên tránh đổ vỡ.
Tuy nhiên, quan chức này khẳng định Anh sẽ không chờ đợi vô thời hạn và nếu không sớm có giải pháp chung, London sẽ kích hoạt cơ chế tự vệ theo điều khoản thứ 16 để xử lý những tác động của nghị định thư này với vùng Bắc Ireland.
Nghị định thư Bắc Ireland là một phần trong thỏa thuận Brexit nhằm đảm bảo hòa bình cho vùng lãnh thổ sau khi Anh rời khỏi EU bằng cách tránh thiết lập đường biên giới cứng giữa vùng này và CH Ireland thuộc EU. Theo các điều khoản của nghị định thư, tất cả hàng hóa từ Vương quốc Anh đến Bắc Ireland phải tuân theo các quy tắc hải quan và quy định về sản phẩm của EU. Việc kiểm tra hàng hóa từ lục địa Anh sang Bắc Ireland đã gây ra tình trạng tắc nghẽn, phát sinh nhiều thủ tục, dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa cho vùng này và nhiều doanh nghiệp thậm chí tuyên bố giảm quy mô hoặc chấm dứt các hoạt động giao thương tới Bắc Ireland.
Các quy định mới cũng vấp phải sự phản đối của phe ủng hộ London tại Bắc Ireland, cho rằng gây chia cắt vùng này với phần còn lại của nước Anh, dẫn tới các cuộc biểu tình và bất ổn. Anh kêu gọi đàm phán lại nghị định thư trong khi EU khẳng định không nhất trí với phương án này.
Trong phát biểu mới, ông Frost cho rằng sự bế tắc này có thể sẽ khiến Anh cuối cùng phải kích hoạt điều khoản 16 trong thỏa thuận Brexit để bảo vệ đất nước, thương mại và toàn vẹn lãnh thổ cũng như tiến trình hòa bình tại Bắc Ireland.
Bế tắc trong việc gia hạn Phái bộ Liên hợp quốc tại Libya Ngày 27/1, nguồn tin ngoại giao cho biết Nga và Mỹ đang bất đồng về việc gia hạn Phái bộ Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya (UNSMIL) vốn sẽ hết hạn vào ngày 31/1 tới. Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Stephanie Williams. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, nguồn tin trên...