Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
“Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm”, Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm “không thể bào chữa” khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
Video đang HOT
“Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này”, bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. “Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi”, Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Chồng cứu vợ khỏi cá mập
Để cứu Chantelle Doyle, chồng cô là Mark Rapley lao tới đấm con cá mập cho đến khi nó nhả người phụ nữ ra.
Sự việc xảy ra sáng 15/8 ở bãi biển Shelly, phía Bắc New South Wales. Đang lướt ván cùng chồng, Chantelle Doyle 35 tuổi bị một con cá mập cắn vào bắp chân và sau đùi phải.
Thấy vợ gặp nạn, Rapley lập tức nhảy khỏi ván, lao lên lưng con vật và đấm nó liên tục. Sau khi con cá mập nhả Doyle ra, Rapley dìu cô vào bờ và cùng người xung quanh sơ cứu cho vợ trước khi đội ngũ y tế tới hiện trường.
"Đó là một hành động anh hùng", Steven Pearce, giám đốc điều hành đội cứu hộ New South Wales, nhận xét về Rapley.
Doyle được chồng cứu thoát khỏi cá mập. Ảnh: 9 News.
Doyle được chuyển đến bệnh viện để phẫu thuật, hiện đã ổn định. Đây là vụ cá mập tấn công người thứ ba ở bờ biển phía Bắc New South Wales trong hai tháng gần đây. Hồi tháng 7, một thiếu niên 15 tuổi tử vong vì bị cá mập cắn ở gần cảng Coffs, cách bãi biển Shelly gần 500 km.
Covid-19 có nguy cơ bùng phát lần 2 tại New South Wales (Australia) Dịch Covid-19 có nguy cơ lan rộng và bùng phát lần 2 tại bang New South Wales khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại đây tiếp tục gia tăng. Nhiều nhà hàng, siêu thị và quán bar đã phải đóng cửa để vệ sinh phòng dịch sau khi có nhân viên dương tính với virus SARS-CoV-2. Cơ quan y tế bang...