Thu hẹp đối tượng được thuê nhà công vụ
Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự thảo Luật được trình Quốc hội thông qua đã thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ.
Chiều 25/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật nhà ở sửa đổi với tỷ lệ 83,30% đại biểu tán thành.
Trình bày báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Phan Trung Lý cho biết, tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật được trình Quốc hội thông qua đã thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ.
Dự thảo Luật được trình Quốc hội thông qua đã thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ.
Cụ thể, ông Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến cho răng quy đinh vê đôi tương đươc thuê nha ơ công vu như dư thao Luật la qua rông, chưa khăc phuc đươc tinh trang bao câp vê nha ơ công vu, đê nghi cân chinh sưa lai theo hương thu hẹp hơn vê đôi tương đê bao đam tinh kha thi.
Trên cơ sở ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội đề nghị thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý theo hương:
Video đang HOT
“Nêu la can bô, công chưc ơ Trung ương thi giữ chức vụ tư cấp Tổng cục trưởng và tương đương trở lên; nêu ở địa phương thi tư cấp Chủ tịch huyện, Giam đôc Sơ và tương đương trở lên nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện là chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác và một số điều kiện khác”.
“Đôi vơi cac đối tượng can bô, công chưc khac nêu được điều động, luân chuyển đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo thi mơi đươc bô tri thuê nha ơ công vu như đôi tương la giao viên, bac sy”.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý cũng cho hay, có ý kiến đề nghị cần làm rõ chủ thể quản lý nhà ở công vụ, quy đinh ro mô hinh tô chưc quan ly nha ơ công vu, cũng như chế tài trong trường hợp không trả lại nhà ở công vụ.
Trước ý kiến này, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, nôi dung vê quan ly nha ơ công vu, trach nhiêm tra lai nha ơ công vu, chê tai xư ly đôi vơi trương hơp không tra lai nha ơ công vu đa đươc quy đinh tai dư thao Luât.
Tuy nhiên, trên cơ sở y kiên cua đại biểu Quốc hội, để làm rõ trách nhiệm quản lý nhà công vụ, đề nghị Quốc hội cho bô sung quy đinh rõ hơn cơ quan chiu trach nhiêm quan ly nha ơ thuôc sơ hưu nha nươc.
Đồng thời, quy đinh rõ trách nhiệm của doanh nghiêp hoặc hợp tác xã co chưc năng quan ly vân hanh nha ơ trong việc quan ly vân hanh nha ơ công vu la đê tach bach vai tro quan ly nha nươc vê nha ơ va vai trò quan ly vân hanh nha ơ công vu; quy định cụ thể trách nhiệm và thời hạn thực hiện việc cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.
Theo Diệu Thu (Khám phá)
Cấm dùng tiền, tài sản mua chuộc cử tri trong bầu cử
Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đưa ra quy định "không được sử dụng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri".
Theo dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình Quốc hội ngày 5/11, chỉ rõ những hành vi bị cấm khi vận động bầu cử.
Trong đó, dự luật quy định, không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, uy tín và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; Không được lạm dụng uy tín, chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tinđại chúng trong vận động bầu cử.
Những hành vi khác cũng bị cấm khi vận động bầu cử như: Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình; sử dụng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Thời gian vận động bầu cử bắt đầu từ ngày công bố danh sách những người ứng cử và kết thúc hai mươi bốn giờ trước giờ bỏ phiếu.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, dự thảo Luật xác định rõ hai hình thức vận động bầu cử là: Vận động bầu cử thông qua Hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và vận động bầu cử trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Báo cáo thẩm tra do ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày cho biết, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong vận động bầu cử chưa thật sự đầy đủ, chưa dự liệu hết các khả năng có thể phát sinh trên thực tế.
Cũng theo ông Phan Trung Lý, nhiều ý kiến nhất trí với quy định về hai hình thức vận động bầu cử là người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức và vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, có ý kiến còn băn khoăn về việc quy định giới hạn chỉ có hai hình thức vận động bầu cử nói trên sẽ hạn chế khả năng, cơ hội để người ứng cử được tiếp cận, giới thiệu về mình đến cử tri.
Về cơ bản, ý kiến thành viên Ủy ban pháp luật đều tán thành cần quy định cụ thể hơn về việc tuyên truyền, vận động bầu cử. Điều này bảo đảm có sự thống nhất trong thực hiện, vừa có thể linh hoạt, tạo điều kiện cho người ứng cử sử dụng được một cách tốt nhất các cơ hội giới thiệu về bản thân, song vẫn cần chặt chẽ để bảo đảm tính công bằng, dân chủ, khách quan trong quá trình bầu cử.
Chiều 5/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân quy định vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng: 1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi tiếp xúc, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia. 2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi tiếp xúc, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có). 3. Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử; 4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức việc đăng tải chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Theo Dương Tùng (Khám phá)
Khoán tiền thuê nhà cho cán bộ, nhà nước đỡ cảnh lo đòi nhà công vụ Xung quanh vấn đề đầu tư, xây dựng, quản lý nhà công vụ theo dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính. Câu chuyện nhà công vụ được sử dụng không đúng mục đích...