Thu hàng trăm triệu đồng/năm từ mô hình trang trại tổng hợp
Với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm anh Lò Văn Nghĩ, trưởng bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La (Sơn La) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế trang trại tồng hợp- trồng trọt và chăn nuôi.
Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, do vậy, anh Nghĩ luôn phấn đấu lao động để thoát nghèo, không những vậy còn vươn lên làm giàu, được bà con dân bản tín nhiệm bầu làm trưởng bản. Với nhiệm vụ được giao, anh Nghĩ luôn trăn trở, mình là nhà nông thì phải làm giàu từ nông nghiệp, làm giàu từ chính tiềm năng đất đai sẵn có ở địa phương mình. Mô hình làm giàu trong nông nghiệp phải đi từ công việc phải thực tế, cụ thể, có hiệu quả kinh tế thì mình nói bà con mới nghe và làm theo.
Anh Lò Văn Nghĩ chăm sóc đàn bò sinh sản của gia đình.
Năm 2005, trên diện tích 4 ha đất sẵn có của gia đình ngoài trồng những cây ngắn ngày như cây ngô, anh mạnh dạn chuyển 1 ha đất trồng ngô sang trồng cỏ, kết hợp vay mượn vốn của anh em đầu tư làm trang trại nuôi bò, lợn. Nhờ cần cù, chịu khó vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, lấy ngắn nuôi dài, đến nay trang trại của anh Nghĩ luôn duy trì trên 15 con bò sinh sản, 40-50 con lợn thịt, đàn gia cầm hàng trăm con gà, vịt và hơn 1.000 m2 ao cá. Trang trại của anh Nghĩ chuyên cung cấp gà, vịt, cá cho các chợ đầu mối và nhà hàng trên địa bàn thành phố Sơn La. Thu nhập từ trang trại tổng hợp sau khi trừ các khoản chi phí mỗi năm gia đình anh Nghĩ cũng thu hơn 400 triệu đồng. Ngoài ra, mô hình kinh tế trang trại của anh Nghĩ đã tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Bên cạnh chăn nuôi bò sinh sản, lợn thịt, anh Nghĩ còn chăn nuôi đàn gia cầm gồm ngan, gà thịt, vịt thịt…
Video đang HOT
Anh Nghĩ chia sẻ: “Để có được thành quả như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu lao động của bản thân và gia đình. Ở miền núi khó khăn, muốn làm một nghề nông thành công, trước hết phải chọn hướng đi đúng, và quan trọng hơn là phải kiên trì, chịu khó, biết phát huy tiềm năng thế mạnh tại chính địa mình…”.
Không chỉ làm giàu cho mình, anh Nghĩ còn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi cho bà con nông dân quanh vùng, động viên bà con tích cực lao động sản xuất, phát huy tiềm năng thế mạnh địa phương. Nhiều gia đình được anh Nghĩ hỗ trợ đã biết làm kinh tế, vươn lên khấm khá.
Vợ anh Nghĩ đang chăm sóc đàn gia cầm của gia đình
Khi nói về trưởng bản Lò Văn Nghĩ, anh Lò Văn Quý-một hộ dân trong bản nói rằng, anh Nghĩ không chỉ là một người làm kinh tế giỏi mà còn là một trưởng bản gương mẫu, luôn chăm lo công việc của bà con trong bản, được mọi người tín nhiệm. Nhờ làm kinh tế giỏi, trong hơn 10 năm liền anh Nghĩ liên tục nhận được Bằng khen của tỉnh và trung ương. Anh Nghĩ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương, cấp tỉnh, huyện…
Theo Danviet
Hàng loạt người bị ngộ độc nấm ở Sơn La
12 người ở Sơn La đã phải nhập viện do bị ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân ban đầu được xác định là ngộ độc nấm.
Có mặt tại Bệnh viện vào sáng 16.7, phóng viên Dân Việt chứng kiến 6 bệnh nhân vụ ngộ độc nấm đang nằm điều trị tại phòng hồi sức. Trước đó, ngày 14.7, 12 người đã phải nhập viện.
Bà Quàng Thị Khoa (tổ 2, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La) là người trực tiếp lấy nấm về và cũng là bệnh nhân đang nằm điều trị tại đây do ngộ độc nấm, cho biết: "Sáng 14.7, tôi vào vườn thì thấy có một khóm nấm mới mọc. Tôi đã hái về nấu ăn. Vì hái được nhiều nên tôi đem chia cho gia đình bà Đinh Thị Tòng ở gần nhà".
Theo bà Khoa, sau khi lấy về, bà rửa sạch sẽ rồi nấu với rau ngót. Bữa trưa đó cả gia đình bà Khoa có 6 người cùng ăn cơm, trong đó có 1 cháu bé không ăn món nấm nấu với rau ngót. Sau khoảng 1 giờ những người ăn nấm có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài. Thấy hiện tượng khác thường, nghi là bị ngộ độc nấm nên cả nhà bà Khoa đã tới bệnh viện khám.
Cháu bé nhỏ nhất (7 tuổi) của vụ ngộ độc nấm luôn được các bác sỹ đặc biệt quan tâm chăm sóc.
"Trong vườn nhà tôi thường có nhiều nấm mọc tự nhiên. Tôi vẫn hái ăn thường xuyên. Khác với những lần trước nấm thường bị sâu, lần này nấm lại rất đẹp không bị sâu đục. Vì không nghi ngờ gì nên tôi hái về ăn và xảy ra hiện tượng ngộ độc như thế này" - bà Khoa cho hay.
Ông Lê Xuân Vũ, chồng bà Tòng - một nạn nhân vụ ngộ độc, kể: "Sáng hôm đó vợ tôi mang về mấy cây nấm. Tôi không hỏi rõ nguồn gốc. Vợ tôi đem nấm xào với măng và cho gia đình con cả một đĩa. Ban đầu tôi gắp 1 miếng măng ăn nhưng thấy chua nên không ăn nữa. Vì thế tôi không bị sao. Sau này hỏi ra mới biết số nấm này là của bà Khoa cho vợ tôi".
Ông Vũ kể tiếp: "Vợ tôi và con trai, con dâu có ăn món măng xào nấm. Nửa tiếng sau vợ tôi kêu đau bụng, buồn nôn. Khoảng 30 phút sau thì con dâu tôi cũng kêu đau bụng và nôn thốc, nôn tháo. Gia đình con tôi có 4 người cũng có biểu hiện như thế. Tôi hoảng quá liền gọi xe đưa mọi người đến Bệnh viện đa khoa tỉnh để cấp cứu".
Sáng nay, ông Vũ đã cẩn thận đem chôn bát nấm và măng thừa sau bữa ăn bị ngộ độc để chờ cơ quan chức năng đến xét nghiệm.
Các bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành rửa dạ dày, truyền dịch và sử dụng thuốc tăng thải độc. Bác sĩ Lương Bảo Chung - Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết: "Tình trạng sức khỏe của 12 bệnh nhân hiện đã ổn định, không nguy hiểm đến tính mạng. 6 người đã được xuất viện. Hiện còn 6 bệnh nhân vẫn đang tiếp tục điều trị để phục hồi sức khỏe".
Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, bà con chỉ nên ăn các loại nấm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để tránh những hậu quả không mong muốn.
Theo Danviet
"Đánh thức" vùng đất khó, nữ chủ trang trại có doanh thu 6-7 tỷ/năm Vùng đất hoang vu dưới chân đèo Lộ Diêu thuộc xã Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) ngày nào giờ đã trở thành trang trại tổng hợp với đàn heo cả ngàn con, vườn chuối cấy mô hàng ngàn cây... Vùng đất hoang vu dưới chân đèo Lộ Diêu thuộc xã Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) ngày nào giờ đã...