Thư gửi những người thất vọng
Như niềm vui, sự thất vọng cũng là một thứ có sức lan toả lớn. Chúng ta không cưỡng lại được, không dập tắt được, cũng không thu gọn lại được. Chúng ta phải chịu đựng nó, chúng ta phải học cách sống cùng với nó.
ảnh minh họa
Với tất cả niềm tin rằng chúng ta đang du hành đến thế giới bên kia, chúng ta chịu đựng tất cả chông gai của đời này để từng bước một đến gần hơn với đích đến của định mệnh. Thất vọng là một thứ chông gai, cũng như niềm vui là hoa trái. Lẽ nào ta đón nhận cái này mà khước từ cái kia?
Hãy xoa kem vào từng kẽ ngón chân nứt nẻ của bạn, hãy băng bó tất cả các vết xước dưới gan bàn chân, hãy tiếp tục đi và nhón gót hái hoa vặt quả trên đường đời. Ăn đi, thưởng thức đi, của đó là liều thuốc giảm đau.
Hãy quên đi điều đã làm cho mình thất vọng, để thưởng thức sự thất vọng với tất cả cung bậc kỳ thú của nó. Tôi đã luôn làm như vậy, tôi từ chối niềm vui, từ chối các liều thuốc giảm đau, vì tôi quá yêu thích sự tổn thương và thất vọng.
“Không,” bạn sẽ tranh luận với tôi, “chúng ta cần phải biết nguyên nhân khiến cho mình thất vọng, chúng ta phải tìm giải pháp cho sự thất vọng”.
Nhưng, một lần nữa tôi nói với bạn, “đừng nghe lời Freud, đừng sửa chữa bất cứ điều gì thuộc về thời đã qua, đừng phân tích gì hết ngoại trừ việc bạn hứng thú với việc trau đồi kĩ năng phân tích, và vì bạn cần một cái cớ đến từ ngày hôm qua để xoa dịu nỗi đau cùng sự thất vọng trong thời điểm hiện tại”.
Vô nghĩa lắm! Đời này có nghĩa gì đâu. Chính chúng ta làm cho mọi thứ có ý nghĩa, và chúng ta đau khổ vì những ý nghĩa mình gán ghép cho cuộc đời.
Điều người khác nói ra không có nghĩa là điều họ nghĩ. Dù họ có nói điều họ nghĩ, không chắc chúng ta hiểu đúng suy nghĩ của họ. Do đó, không nên thất vọng nếu như lời nói và suy nghĩ của người khác không trùng khớp với suy diễn và trông đợi của chúng ta.
Hãy thất vọng về chính chúng ta! Thất vọng về sự ngu muội của chính chúng ta. Thế là đủ rồi! Một con người chỉ cần thất vọng về chính mình là đủ, không cần phải thất vọng thêm về người khác. Chuyện người khác làm, hãy để cho họ tự thất vọng lấy. Nhược bằng họ mất khả năng thất vọng về bản thân và vẫn tiếp tục sống sung sướng trên nỗi đau của người khác, thì … tốt cho họ thôi. Chẳng phải chúng ta được giáo dục không nên ghen tị với hạnh phúc của người khác đó sao? Vả chăng, sao ta lại phải ghen tuông và ghét bỏ những người có khiếm khuyết trong nhận thức? Hãy thương họ, vì họ không biết việc họ làm. Câu này tôi lấy ý của Jesus trong giờ phút lâm chung trên cây thánh giá của cuộc đời.
Video đang HOT
Phải, chỉ có những người trải qua sự thất vọng cực độ mới có khả năng nhìn ra bản chất của nó. Bản chất của nó, cũng như niềm vui, là một tặng phẩm.
Con người thường dành cho nhau nhiều loại tặng phẩm. Một cách hết sức vô tư, hồn nhiên, họ trao vào tay ta bất cứ thứ gì họ có, vì họ … quan tâm đến ta. Một số cẩn trọng lựa chọn và gói ghém đầy hoa mỹ. Số khác hoặc chỉ cẩn trọng lựa chọn hoặc chỉ gói ghém đầy hoa mỹ. Số còn lại cứ thản nhiên mà ấn các thể loại tặng phẩm vào tay ta, không cần chọn, không cần gói, không cần biết ta sẽ đánh vật ra sao với món quà đó.
Ừ, thì ta đánh vật ra sao với tất cả những món quà của người đời, đó là quyền của ta. Riêng tôi, tôi chọn ôm ấp và nhìn ngắm mỗi ngày để thấy sao mà các tặng phẩm người khác dành cho tôi đa dạng làm vậy. Tôi chọn ôm ấp và nhìn ngắm mỗi ngày để thuần dưỡng trái tim tôi sao cho nó không còn cố chấp như ngày còn non trẻ nữa.
Thất vọng cũng chỉ là một tặng phẩm có kích cỡ, hình dáng, màu sắc, thế thôi. Tôi không cố gắng gán cho nó thêm bất cứ ý nghĩa nào đặc biệt.
Hy vọng thư này giúp bạn tiếp nhận sự thất vọng một cách dễ dàng hơn.
Theo VNE
Những cánh thư gửi từ Trường Sa
'Không xa đâu Trường Sa ơi...'. Đó là những cảm xúc dâng trào từ trong sâu thẳm mỗi người dân, mỗi cán bộ, chiến sỹ... lần đầu tiên được tận tay mang những lá thư gửi cho người thân ở trong đất liền.
Dòng chữ "Nơi gửi" trên bì thư, là những địa danh rất đỗi thân thương: xã Sinh Tồn; thị trấn Trường Sa... Hòm thư nhận những lá thư đó, là điểm bưu điện văn hóa xã đảo Sinh Tồn, điểm bưu điện văn hóa thị trấn Trường Sa vừa được khánh thành và đi vào hoạt động vào cuối tháng 4/2014.
Buổi sáng ngày 23/4/2014 là một buổi sáng bận rộn trên xã đảo Sinh Tồn. Với người dân, với các cán bộ, chiến sỹ đang sinh sống và làm việc trên xã đảo, ngày hôm nay sẽ là một ngày đặc biệt.
Xã đảo có thêm một công trình mới: điểm bưu điện văn hóa xã được hoàn thiện và khánh thành, đưa vào hoạt động.
Từ ngày hôm nay, những lá thư, những bưu kiện... từ đảo xa gửi về đất liền sẽ được thực hiện ngay trong xã đảo.
Người dân sẽ không còn phải chờ đợi những chuyến tàu từ đất liền ra làm trung gian trung chuyển, làm cầu nối vận chuyển như những thời điểm trước đó. Họ sẽ được tận tay mang thư từ, bưu phẩm của mình gửi vào hòm thư của bưu cục trên xã đảo.
Căn phòng rộng rãi, khang trang chừng vài chục mét nằm ở cuối dãy nhà thuộc trụ sở ủy ban nhân dân xã Sinh Tồn. Nó được dành để đặt điểm bưu điện văn hóa xã.
Đích thân Phó TGĐ Tổng cty Bưu điện Việt Nam Nguyễn Quốc Vinh, GĐ Bưu điện tỉnh Khánh Hòa cùng các nhân viên bưu chính trực tiếp lắp đặt các thiết bị cuối cùng để bưu cục hoàn thiện, đi vào hoạt động.
Tấm biển "Bưu điện văn hóa xã Sinh Tồn" được gắn ngay ngắn trên bức tường quét vôi vàng. Hòm thư được gắn ngay cửa chính, gần lối ra vào. Bàn ghế dành cho nhân viên bưu điện, bộ máy điện thoại bàn liên lạc, tem thư, bì thư... cũng được chuẩn bị tươm tất, đầy đủ...
Đúng 09h30 sáng ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, ông Nguyễn Thành Hưng; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tương, Chuẩn Đô đốc, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân; Phó TGĐ Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Nguyễn Quốc Vinh đã cắt băng khánh thành Điểm Bưu điện Văn hóa xã đặt tại xã đảo Sinh Tồn.
Điểm BĐ-VHX đảo Sinh Tồn mang số hiệu 654810. Nó có chức năng cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích, bưu phẩm, bưu kiện; tổ chức hoạt động đọc sách báo miễn phí; cung cấp dịch vụ internet thông qua kết nối đường truyền với TCty Viễn thông Quận đội Viettel; các dịch vụ khác theo quy định...
Về cơ sở hạ tầng: mặt bằng điểm bưu điện văn hóa dùng chung trụ sở với UBND xã. Nhân lực của hai điểm bưu điện này được sử dụng chuyên viên tài chính kế toán của UBND xã kiêm nhiệm nhân viên điểm BĐVHX.
Đường thư được vận chuyển theo tàu cung cấp nhu yếu phẩm tiếp tế cho đảo Trường Sa do tiểu đoàn 46 phụ trách với tần suất 01 - 03 tháng/lần.
Ngoài ra, các cơ sở vật chất khác được trang bị cho hai điểm bưu điện văn hóa xã này cũng được Tcty Bưu chính Việt Nam trang bị đầy đủ, như bàn ghế, bảng hiệu, đồng phục nhân viên, bảng hiệu, máy vi tính, máy in, Dcom 2G, máy điện thoại homephone...
Bộ Thông tin - Truyền thông đã trao tặng mỗi điểm bưu điện văn hóa xã tại Trường Sa Lớn và Sinh Tồn một tủ sách với hơn 100 đầu sách để phục vụ các cán bộ, chiến sỹ quân nhân trên đảo.
Ngay sau khi lễ khánh thành điểm Bưu điện VH xã đảo Sinh Tồn kết thúc, rất nhiều cán bộ, chiến sỹ và các đại biểu trong đoàn công tác thăm và làm việc với quân dân trên quần đảo Trường Sa đã gửi thư về đất liền tại Bưu cục xã đảo Sinh Tồn.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương - Thiếu tướng, Phó chính ủy Bộ Tư lệnh Hải quân; cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo Sinh Tồn đều trực tiếp mang lá thư gửi vào hòm thư được gắn trên tường, ngay cửa ra vào của bưu cục.
Ai cũng có chung một niềm hạnh phúc, hân hoan, tự hào, một niềm vui nho nhỏ. Những lá thư họ gửi từ Trường Sa là món quà tinh thần đầy ý nghĩa dành cho người thân ở đất liền.
Theo thông tin từ Tổng cty Bưu điện Việt Nam: Hai điểm bưu điện văn hóa này thực chất chỉ là mở rộng thêm chứ không phải xây dựng mới.
Từ năm 1985, Tổng cty Bưu điện Việt Nam đã thành lập bưu cục cấp 3 Trường Sa, số hiệu 654800 đặt tại bán đảo Cam Ranh. Tình hình kinh doanh, phục vụ tại bưu cục Trường Sa mang lại nguồn thu khá lớn cho ngành bưu điện.
Tính riêng năm 2013, tổng sản lượng bưu kiện là 1.167 cái, doanh thu đạt 60 triệu đồng/năm. Dịch vụ chuyển phát nhanh sản lượng 850 cái, doanh thu đạt 40 triệu đồng; dịch vụ chuyển tiền đạt 6.807 phiếu chuyển tiền, doanh thu đạt 520 triệu đồng/năm.
Việc mở rộng hai điểm bưu điện văn hóa xã tại đảo Trường Sa Lớn, đảo Sinh Tồn, dấu bưu cục đến và đi từ hai điểm bưu điện này sẽ được đóng dấu có tên của hai địa danh nói trên.
Đây cũng là điều khẳng định chủ quyền của chúng ta đối với vùng quần đảo thân yêu của Tổ quốc , và khẳng định cuộc sống tại các đảo những năm qua luôn được đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đời sống quân dân trên đảo như trên đất liền.
Play
Kiên Trung - Xuân Quý
Theo_VietNamNet
Thư gửi 45 năm mới đến nơi Một phụ nữ Mỹ mới nhận được thư tay của người bạn trai từ Việt Nam, hai tấm thiệp sinh nhật của mẹ và anh trai, tất cả được gửi vào năm 1969. Susan Heifetz, ở Brooklyn, New York, hết sức ngạc nhiên khi nhận được cuộc gọi thông báo có một lá thư đóng dấu bưu điện ngày 26/1/1969 chờ bà đến...