Thu gom súng đạn rồi dùng sim rác, mạng ảo rao bán
Ngày 27/2, Phòng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã phá chuyên án, triệt phá điểm mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng quy mô lớn.
Qua công tác nghiệp vụ nắm tình hình và rà quét trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ngãi phát hiện dấu hiệu các đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, đồ chơi nguy hiểm. “Chúng tôi tổ chức lực lượng áp dụng biện pháp kỹ thuật nắm tình hình. Qua thông tin ban đầu chúng tôi báo cáo Giám đốc Công an tỉnh để thành lập chuyên án đấu tranh các đối tượng này” Thượng tá Nguyễn Ngọc Thạnh, Trưởng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết.
Đối tượng Phan Huỳnh Thiên Đạt (giữa) cùng tang vật.
Số vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, đồ chơi nguy hiểm của đối tượng Phan Huỳnh Thiên Đạt cất giấu.
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã bắt quả tang đối tượng Phan Huỳnh Thiên Đạt (SN 1991, ngụ ở thôn Đạm Thủy Bắc, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức) có hành vi vận chuyển trái phép vũ khí gồm trên 1.000 viên đạn thể thao.
Tiếp tục phối hợp Phòng An ninh điều tra, Công an huyện Mộ Đức tổ chức khám xét khẩn cấp nơi ở phát hiện tạm giữ 92 khẩu súng gồm các loại: quân dụng, súng săn, công cụ hỗ trợ và đồ chơi nguy hiểm và trên 14.600 viên đạn thể thao, công cụ hỗ trợ.
Video đang HOT
Theo khai nhận của Đạt, sau khi đặt mua các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ, các linh, phụ kiện của các loại vụ khí từ nhiều nơi trong và ngoài nước, các đối tượng này gửi bằng đường bưu kiện về Quảng Ngãi. Đạt cất giấu các loại vũ khí trên tại kho hàng bí mật và liên tục thay đổi địa điểm kho hàng để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Đồng thời, sử dụng tài khoản trên kênh Youtube, facebok (nhóm kín) để đăng tải, quảng cáo và mua bán các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Trước khi bị bắt, Đạt đã thực hiện hàng trăm giao dịch đơn hàng cho người mua ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Đây là nguồn vũ khí nguy hiểm nếu như rơi vào tay các băng nhóm tội phạm hình sự.
Đạt khai nhận, khi khách hàng có nhu cầu mua, các đối tượng sẽ liên hệ với nhau thông qua ứng dụng Telegram, Zalo… và cho khách hàng thanh toán tiền trước hoặc đặt cọc một phần thông qua chuyển khoản ngân hàng với tài khoản không chính chủ được chúng mua trên mạng. Sau đó bọn chúng gửi hàng cho khách qua dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Quá trình gửi hàng, các đối tượng tháo rời các bộ phận hoặc ngụy trang trong gói hàng.
Lãnh đạo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các đối tượng thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mua bán vũ khí trên không gian mạng rất tinh vi như sử dụng nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới để trao đổi, thống nhất với nhau để giao dịch, rồi sử dụng các tài khoản không chính chủ để hoạt động mua bán; sử dụng các sim rác, tiếng lóng, tên lóng để liên lạc, thống nhất với nhau, chính vì thế công tác đấu tranh chuyên án này gặp nhiều khó khăn.
“Tuy nhiên, với tinh thần đấu tranh trấn áp tội phạm, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã triển khai đồng bộ, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và đã điều tra làm rõ, khám phá thành công chuyên án này”, Thượng tá Nguyễn Ngọc Thạnh cho biết thêm.
Mất tiền tỷ vì tham gia "Nhiệm vụ tình một đêm"
Ngày 10/12, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Đà Nẵng (gọi tắt là Phòng An ninh mạng) cho biết, đang tiếp nhận tin báo của nhiều nạn nhân bị lừa đảo số tiền lớn khi tham gia bình chọn trên các trang web khiêu dâm.
Thượng tá Lê Cao Tâm, Trưởng phòng An ninh mạng Công an Đà Nẵng cho biết, thời gian gần đây, trên không gian mạng xuất hiện nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook mạo danh các nhà hàng, khách sạn, bar, vũ trường nổi tiếng ở Đà Nẵng quảng cáo các chương trình khuyến mại không có thật hoặc các dịch vụ hẹn hò trực tuyến, mại dâm...
Khi nạn nhân quan tâm nhắn tin, các đối tượng dẫn dụ nạn nhân tham gia vào các hội nhóm Telegram và hướng dẫn họ truy cập trang website giả mạo để đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ khiêu dâm như xem video đồi trụy người thật không giới hạn. Tiếp đó, các nạn nhân được mồi chài làm nhiệm vụ để nhận phần phưởng như giảm giá dịch vụ, nhận tiền hoa hồng...
Tin nhắn dẫn dụ nạn nhân của các đối tượng lừa đảo.
Một trong những nạn nhân bị lừa đảo số tiền lớn là ông N.M (trú tỉnh Quảng Ninh). Cuối tháng 11/2023, tài khoản Telegram tên "CSKH - Trần Phương Uyên" nhắn tin, tự giới thiệu là quản lý của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bar, karaoke nổi tiếng tại Đà Nẵng. Đối tượng mời gọi ông M tham gia hệ thống thành viên để được hưởng các ưu đãi mại dâm như "Xem không giới hạn các video người thật số lượng lớn", "Giảm giá 30% cho lần đầu" "Chat xxx cùng bé, call video thỏa thuận"...
Đối tượng còn cam kết, nếu là thành viên VIP thì khi đi đến các cơ sở của doanh nghiệp này tại Đà Nẵng đều được giảm giá 50% hóa đơn. Khi ông M đồng ý thì được đối tượng hướng dẫn truy cập vào một trang web khiêu dâm để đăng ký tài khoản với phí tham gia là 123 ngàn đồng. Sau khi đăng ký thành công, ông M tiếp tục được mời vào nhóm Telegram dành riêng cho "VIP" để làm nhiệm vụ và "nhận hoa hồng".
Đầu tiên, các đối tượng tiếp tục hướng dẫn ông M nạp thêm 1 triệu đồng để tham gia thực hiện "gói nhiệm vụ tình một đêm". Sau khi ông M hoàn thành các thao tác như hướng dẫn, đối tượng lập tức chuyển khoản lại 1,3 triệu đồng (gồm tiền gốc và "hoa hồng" 30% và thêm nạn nhân vào một nhóm kín trên Telegram gồm nhiều nhiều tài khoản "chim mồi" khác. Những tài khoản "chim mồi" đều đăng các hình ảnh gợi cảm và khoe đã "sở hữu" được các cô gái xinh đẹp.
Sau khi lôi kéo và thấy ông M đã "cắn câu", đối tượng tiếp tục đề nghị thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo với số tiền phải nạp vào ngày càng lớn. Tuy nhiên, các đối tượng liên tục viện lý do là ông M làm sai nhiệm vụ nên bị treo tiền trên hệ thống, nếu muốn lấy lại tiền và hoa hồng thì phải tiếp tục nạp thêm tiền vào. Đến khi nộp đến những đồng tiền cuối cùng, ông M mới phát hiện mình bị lừa. Tổng số tiền ông M bị lừa là hơn 3 tỷ đồng.
Trang web hướng dẫn nạn nhân thực hiện "Gói nhiệm vụ tình một đêm".
Cũng với phương thức mạo danh quản lý của hệ thống quán bar và karaoke nổi tiếng tại Đà Nẵng, các đối tượng đã lừa rất nhiều người khác, trong đó có ông V.N (trú Hà Hội) với số tiền 1 tỷ đồng.
Ông N cho biết, các đối tượng lừa đảo một cách bài bản, chuyên nghiệp, từ việc lập các website và các trang mạng xã hội với hình ảnh được lấy từ fanpage "chính chủ" đến phương thức "thả con tép bắt con tôm". Sau khi thực hiện "Gói nhiệm vụ tình một đêm" và được "phần thưởng" 300 ngàn đồng, các đối lượng liên tục lôi kéo ông N tham gia các nhiệm vụ khác. Khi số tiền ông M nạp ngày càng lớn thì đối tượng liên tục lấy cớ nạn nhân thao tác sai và yêu cầu nạp tiền tiếp thì mới không bị phong tỏa tài khoản và có thể rút tiền về. Đến khi nạn nhân không thể nạp thêm tiền thì các đối tượng xóa khỏi nhóm Telegram.
Đáng chú ý, sau khi nắm được thông tin cá nhân và chiếm đoạt số tiền lớn của các nạn nhân, đối tượng lừa đảo còn gọi điện, mạo nhận là Cơ quan Công an, Viện kiểm sát đang nghi ngờ và điều tra nạn nhân về hành vi đánh bạc hoặc rửa tiền với mục đích tiếp tục lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nhiều nạn nhân xấu hổ, sợ gia đình, người thân biết nên không dám trình báo với cơ quan Công an...
Để chủ động phòng ngừa với loại tội phạm này, Phòng An ninh mạng Công an Đà Nẵng khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác khi tham gia các ứng dụng online, tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo. Khi gặp các trường hợp như trên, người dân phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật
Cảnh giác chiêu lừa đảo chị em phụ nữ dự tuyển thí sinh áo dài Nhóm đối tượng lừa đảo dụ dẫn chị em phụ nữ tuyển thí sinh để quảng bá về lễ hội áo dài xuân Giáp Thìn 2024 rồi yêu cầu truy cập vào website VTV giả mạo để đánh cắp thông tin, yêu cầu chuyển tiền. Ngày 6/12, Công an TP.HCM đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn nhắm vào chị em phụ...