Thu gom người ăn xin, bói toán trước mùa lễ hội
Các đối tượng lang thang, ăn xin, bói toán… tại các điểm diễn ra lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ được thu gom. Địa phương nào để xảy ra tình trạng xuất hiện các đối tượng trên, Chủ tịch UBND nơi đó sẽ phải chịu trách nhiệm.
Người ăn xin tại lễ hội Chùa Bà những năm trước
UBND tỉnh Bình Dương vừa có công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Lao động – Thuơng binh và Xã hội, Công an tỉnh về việc xử lý đối tượng lang thang, cơ nhỡ, ăn xin, bói toán,… ở các điểm diễn ra hoạt động lễ hội.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương giao Chủ tịch UBND các cấp huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện ngay các hoạt động kiểm tra, phân loại thu gom các đối tượng nêu trên. Đặc biệt, cần “mạnh tay” xử lý người bán hàng rong chèo kéo du khách đi lễ viếng, các điểm bói toán, mê tín dị đoan.
Cần tiến hành rà soát, kiểm tra các điểm giữ xe, niêm yết công khai mức giá và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Bình Dương nếu để xảy ra tình trạng nêu trên tiếp tục hoạt động trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, quản lý người lang thang, ăn xin tại khu vực công cộng và khu vực tổ chức lễ hội để phân loại đưa các đối tượng không có nơi cư trú vào Trung tâm Bảo trợ. Kịp thời báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Công an tỉnh Bình Dương cũng được chỉ đạo phối hợp với các ngành chức năng đảm bảo an ninh trật tự các khu vực tập trung đông người, các điểm tham quan, du lịch, nơi diễn ra lễ hội.
Trung Kiên
Theo Dantri
Mùa Xuân đầu tiên đảo Lý Sơn hòa điện lưới quốc gia
Tết Ất Mùi năm nay, hơn 22.000 người dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sẽ đón một cái Tết thật đặc biệt. Đây là Tết đầu tiên người dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Đến Lý Sơn những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui của người dân nơi đây.
Để đón chào năm mới Ất Mùi, trên đảo Lý Sơn - quê hương đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa, người dân địa phương tổ chức nghi thức truyền thống dựng nêu tại các tòa dinh miếu, các tộc họ để cầu mong may mắn và để mời các vị thần linh, các vị tiền bối của đất nước về đảo cùng đón năm mới với dân làng.
Video đang HOT
Công nhân điện lực thi công lưới điện cho Lý Sơn
Ông Phan Tươi (xã An Hải) cho biết: Thông thường cứ đến ngày 23-24 tháng Chạp Âm lịch, chúng tôi bắt đầu làm lễ dựng cây nêu, nghi lễ dựng nêu chỉ tiến hành vào ban đêm. Khi làm lễ dựng nêu thì chúng tôi khấn nguyện nhờ ân trên phù hộ cho nhân dân trên đảo được mạnh khỏe, làm ăn gặp may mắn.
Sau lễ dựng nêu, tại các dinh miếu, các tộc họ lại làm lễ cầu an và dâng sản vật của biển lên ông bà tổ tiên và các bậc tiền hiền trong đội hùng binh Hoàng Sa. Các bậc cao niên uy tín nhất trong từng thôn xóm sẽ được cử làm chủ lễ cầu may cho dân làng trước khi bước sang năm mới với ước mong là được mạnh khỏe, giàu có, mọi người đoàn kết. Mong cho các chuyến tài đi biển đầy ắp thủy sản; hành, tỏi, cây trồng trên đảo cho năng suất cao.
Huyện Lý Sơn tổ chức lễ hội đua thuyền mừng điện lưới quốc gia về đảo
Năm 2014, mặc dù gặp nhiều khó khăn do nhưng ngư dân Lý Sơn vẫn tiếp tục có những chuyến đi biển thành công, nhờ đó cuộc sống của người dân trên đảo ngày càng thêm đầy đủ hơn. Vì vậy, người dân đón Tết sung túc và đầm ấm hơn mọi năm.
"Tết năm nay vui nhất là có điện quốc gia", ngư dân Dương Văn Giau, chu tau ca QNg 96147 TS, ơ xa An Hai, hanh nghê lăn hai sâm tai ngư trương Hoang Sa vừa trở về chia sẻ. Anh cho biết thêm: "Chuyến đi biển này tau của anh thắng lớn, cho thu nhâp hơn 2 ty đông, trư chi phi môi lao đông cờn lại hơn 100 triêu đông, Tết này sẽ ăn to gấp đôi năm ngoái vì vừa trúng mùa đi biển lại vừa có điện lưới quốc gia".
Hàng hóa Tết tấp nập ra đảo Lý Sơn
Trước kia, sau mỗi mua đi biên lại phải phai tu sưa tau đê kip vươn khơi cho mùa biển mới, nhưng năm trươc trên đao không co cơ sơ sưa chưa nên hêt mua biên anh em lai chay tau vao đât liên đê tu sửa. Nay trên đao co nguồn điện ổn định, có xương sưa chưa nên thuân tiên cho viêc tu sưa lai tau, tiêt kiêm đươc tiên bac va thơi gian vì nêu cho tau chay vao đât liên thi phai tôn thêm nhiên liêu va môt khoan không nho chi phi khac.
Tàu cá bà con ngư dân Lý Sơn cập cảng nghỉ ngơi đón Tết
Có thể nói, dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm là một bước ngoặt lớn. Dự án hoàn thành đồng nghĩa với việc người dân trên huyện đảo được sử dụng nguồn điện ổn định, đầy đủ, chất lượng cao, mang đến cơ hội phát triển, ấm no, thịnh vượng; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dự án do Tổng công ty Điện lực miền Trung làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 678,7 tỷ đồng, quy mô xây dựng 8.746 mét đường dây 22kV trên không thuộc địa phận huyện Bình Sơn; 26.219 mét cáp ngầm 22kV xuyên biển. Ngày 28/9/2014, chính thức đóng điện, người dân Lý Sơn được thỏa "cơn khát điện" từ khi khai sinh lập địa.
Có điện, ngành đóng và sửa chữa tàu ở Lý Sơn sẽ phát triển
Có thể nói, chưa bao giờ người dân Lý Sơn đón Tết với nhiều niềm vui như năm nay. Bởi khi có điện lưới quốc gia, "cơn khát điện" của người dân, doanh nghiệp đã được giải tỏa, đảo tiền tiêu giàu tiềm năng sẽ được phát triển. Điện được xem là điều kiện tiên quyết, mở đường cho những giá trị tiếp theo.
Trong câu chuyện ở đảo Lý Sơn, ánh sáng điện sẽ giảm đi gánh nặng chi phí sinh hoạt cho người dân đất đảo. Anh Huỳnh Ngọc Thảo (trú đội 16, thôn Đông, xã An Hải), chủ đại lý bia - nước giải khát lớn nhất nhì trên đảo vui mừng chia sẻ: "Khi chưa có điện lưới quốc gia, muốn xài điện rất tốn kém. Phải chạy máy phát điện, trong khi có thời điểm giá dầu lên cao trên 25.000 một lít, mỗi ngày muốn có điện trong vài giờ cũng phải mất 2 đến 3 lít dầu". Những khó khăn của ngày nào giờ đã lùi vào quá khứ.
Ngành nông nghiệp với nghề trồng hành, tỏi cũng đỡ vất vả hơn
Chia sẻ với chung tôi, ông Lê Thanh Tùng - Giám đốc Điện lực Lý Sơn cho biết: Trong dịp Tết năm ngoái, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân đảo Lý Sơn Công ty Điện lực Quảng Ngãi đã tăng thời lượng cấp điện từ nguồn máy diezen hiện có. Bắt đầu từ sáng ngày 30 tháng Chạp đến hết ngày mùng 4 Tết, thời gian sử dụng điện của người dân tăng từ 6 giờ lên 12 giờ/ngày, đêm nhưng cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân. Năm nay có nguồn điện lưới quốc gia ổn định, nhân dân trên đảo không còn phải lo cảnh thiếu điện nữa. Điện lực Lý Sơn cũng đã triển khai các phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định để phục vụ nhân dân vui Xuân đón Tết.
Ngành du lịch ở Lý Sơn cũng có cơ hội phát triển. Trong ảnh: Tượng phật cao nhất ở Lý Sơn
Chính những người dân trên đảo đang cảm nhận được niềm vui, sự chuyển mình của Lý Sơn. Đảo tiền tiêu giờ sáng bừng lên niềm tin và sức sống mới. Theo ông Trần Ngọc Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - từ khi có điện lưới quốc gia, trên đảo giờ đã có hàng chục khách sạn được xây dựng, nhiều nhà đầu tư ra đảo đặt vấn đề mở các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến nông sản. Lãnh đạo huyện cũng đã có kế hoạch dài hơi để nguồn điện sẽ tạo ra những động lực mới khai thác tốt các tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người dân trên đảo Lý Sơn hồ hởi với ước mơ bao đời có nguồn điện ổn định đón Tết bây giờ đã thành sự thật rồi. Cả đảo năm nay đang náo nức đón Tết. Anh Nguyễn Văn Thành (trú thôn Tây, xã An Vĩnh) nói: "Năm 2014, khi lượng khách du lịch từ đất liền ra Lý Sơn tăng đột biến, nhiều nhà nghỉ, khách sạn luôn trong tình trạng "cháy phòng" vì quá tải. Nhất là từ khi khánh thành dự án cấp điện cho đảo, khách ra đảo do không có nơi ăn chỗ nghỉ nên phải ở nhờ nhà dân".
Người dân Lý Sơn đi mua hoa Tết về chưng
Nắm bắt được nhu cầu này, gia đình anh Thành đã mạnh dạn đầu tư trên 2 tỷ xây nhà nghỉ kề bên cầu cảng Lý Sơn. Tuy nhiên, nhà nghỉ của vợ chồng anh cũng quá tải vì du khách đến huyện đảo vẫn không ngừng tăng. Vợ chồng anh Thành tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở của mình từ 6 lên 12 phòng, có máy lạnh, ti vi. Anh còn bỏ ra gần 1,5 tỷ đồng để chuẩn bị mua thêm vài trăm mét đất ở gần khu vực cảng Lý Sơn để mở nhà hàng ăn uống phục vụ du khách.
Ngay tại khu vực cảng Lý Sơn là một khách sạn 3 tầng, quy mô 30 phòng cũng đã hoàn thiện. Khách sạn này được đầu tư xây mới trên 5 tỷ đồng. Ông Phan Chuông, chủ khách sạn cho biết khi hoàn thành và đi vào hoạt động đây sẽ là khách sạn lớn nhất đảo.
Ông Nguyễn Thanh - Bí thư Huyện ủy Lý Sơn
"Trước mình tính xây khách sạn nhưng ngặt nỗi vì thiếu nguồn điện nên chưa dám đầu tư, nay có điện rồi phải khẩn trương thi công để sớm đưa vào sử dụng", ông Chuông tiết lộ. Theo ông Chuông, ngoài số tiền 5 tỷ đồng xây khách sạn, Công ty còn đầu tư thêm để làm nhà hàng, mua ôtô, đáp ứng nhu cầu lưu trú, đi lại và phục vụ khách theo kiểu "khép kín".
Thống kê trên địa bàn huyện Lý Sơn, hiện có gần 15 nhà nghỉ, khách sạn đã đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu lưu trú cho trên 1.000 du khách, đó là chưa kể hàng chục nhà nghỉ, khách sạn đang trong giaiđoạn hoàn tất.
Bí thư Huyện ủy Lý Sơn Nguyễn Thanh chia sẻ: "Tết này chắc chắn là một cái Tết vui nhất của Lý Sơ. Có điện lưới, Lý Sơn sẽ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, du lịch, biển đảo... là cú hích để Lý Sơn vươn lên trong thời gian tới. Đây cũng là mơ ước của nhân dân đảo Lý Sơn.
Như vậy, dự án cáp ngầm xuyên biển cấp điện cho đảo Lý Sơn không chỉ là dự án có tầm cỡ quốc gia mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Những khó khăn, thiếu thốn trước đây sẽ dần được đẩy lùi. Dòng điện mới mang đến một cú hích - một sức bật kinh tế để Lý Sơn chuyển mình mạnh mẽ.
C.Bính - H.Long
Theo Dantri
Tận mục cảnh mưa tuyết trên vùng cao Ý Tý Cùng với việc tuyết rơi phủ trắng đèo Ô Quý Hồ tại vùng du lịch Sa Pa, rạng sáng nay, 10/1, khu vực các xã Ý Tý, Dền Sáng và Ngải Thầu của huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) cũng đã xuất hiện mưa tuyết dày và thời gian rơi lâu hơn ở Sa Pa. Thông tin trên do ông Hoàng Đăng Khoa,...