Thu giữ thiết bị lặn Mỹ, Trung Quốc thử thách Donald Trump
Trung Quốc nhiều khả năng muốn gửi thông điệp để Donald Trump kiềm chế hơn khi vào Nhà Trắng và có thể sẽ tiếp tục thử thách ông trong những tháng đầu nhiệm kỳ.
Thiết bị lặn không người lái. Ảnh minh họa: Wiki
Hải quân Trung Quốc ngày 15/12 thu giữ một thiết bị lặn không người lái được tàu nghiên cứu hải dương Mỹ triển khai ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông.
“Điều này giống như tín hiệu đáp trả của Trung Quốc đối với cuộc gọi của ông Trump và lãnh đạo Đài Loan”, Bonnie Glaser, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đánh giá.
Ông Trump đã nhận cuộc gọi từ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn chúc mừng ông về chiến thắng trong cuộc bầu cử, phá vỡ giao thức tồn tại trong nhiều thập kỷ. Không có tổng thống hay tổng thống đắc cử Mỹ nào nói chuyện với một lãnh đạo Đài Loan kể từ khi Mỹ – Trung bình thường hóa quan hệ năm 1979. Vụ việc khiến Trung Quốc đưa ra phản đối chính thức với Mỹ.
“Thật khó có thể tin rằng đây là hành động bột phát của một chỉ huy. Người Trung Quốc hiện có kiểm soát tốt hơn đối với quân đội, đặc biệt là hải quân. Trung Quốc muốn gửi tín hiệu trước khi ông Trump nhậm chức, để ông nhận được thông điệp và kiềm chế hơn khi vào Nhà Trắng”.
Patrick Cronin, một chuyên gia về an ninh châu Á – Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, gọi vụ giữ thiết bị là “hành động ngoại giao cưỡng chế trắng trợn có tính toán” và cũng đánh giá nó nhằm gửi thông điệp tới ông Trump trước lễ nhậm chức, theo Washington Post.
Video đang HOT
“Tín hiệu Trung Quốc muốn gửi đi rất rõ ràng: Nếu anh thách thức chủ quyền của chúng tôi, chúng tôi sẽ thách thức lại anh. Mỹ cũng cần phải phản ứng rõ ràng như vậy: nếu có ai gây rối với hải quân của chúng tôi, chúng tôi sẽ không chỉ phản ứng bằng ngôn từ”, ông nói.
Harry Kazianis, chuyên gia tại trung tâm Lợi ích Quốc gia tại Mỹ, dự đoán rằng Trung Quốc có thể thử thách chính quyền Trump một cách quyết liệt sau khi ông Trump nhậm chức vào tháng một năm sau, như cách họ đã làm với các chính quyền trước.
Kazianis dự đoán Trung Quốc có thể tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, giống như việc họ đã làm ở biển Hoa Đông năm 2013. Động thái như vậy có thể làm leo thang căng thẳng với cả Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc.
“Tổng thống George W. Bush bị Trung Quốc thử thách chỉ 77 ngày sau khi nhậm chức năm 2001, khi một chiến đấu cơ Trung Quốc đâm vào máy bay trinh sát của Mỹ”, ông nói.
“Tổng thống Obama bị Trung Quốc thử thách 44 ngày sau khi nhậm chức, khi các tàu Trung Quốc bao vây một tàu hải quân Mỹ. Ông Trump nhiều khả năng đối diện những điều tương tự”, ông nói.
Đô đốc hải quân về hưu Mỹ James Stavridis hồi tháng 10 đã dự đoán rằng những đối thủ của Mỹ như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên sẽ tăng tốc các hành động thách thức chính quyền sắp tới.
“Việc này đòi hỏi Mỹ phải cảnh giác cao độ và tiếp tục nỗ lực để làm rõ rằng chúng ta sẽ không nhượng bộ các cuộc chạm trán dẫn đến nguy hiểm cho người dân hoặc có nguy cơ leo thang “, ông nói.
Trước đó, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford đã nói với quốc hội Mỹ rằng các đối thủ của nước này muốn thách thức Washington theo những cách không gây ra xung đột quân sự hoàn toàn.
Kazianis cũng đồng ý với đánh giá này.
“Trung Quốc rõ ràng cố gắng thử thách Mỹ bằng cách khiến Washington rất khó xử lý. Bằng việc giữ thiết bị lặn không người lái, Washington có rất ít lựa chọn khả thi ngoài việc chỉ đơn giản là yêu cầu Bắc Kinh trả nó, hoặc leo thang tình huống theo những hướng đầy căng thẳng”, ông nói.
Phương Vũ
Theo VNE
Trung Quốc giữ thiết bị lặn Mỹ có thể nhằm phản ứng cuộc điện đàm với Đài Loan
Một chuyên gia cho rằng Trung Quốc tịch thu thiết bị lặn Mỹ ở Biển Đông có thể nhằm phản ứng cuộc điện đàm gây tranh cãi giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và lãnh đạo Đài Loan.
Thiết bị lặn không người lái tương tự chiếc bị hải quân Trung Quốc tịch thu. Ảnh: USNavy
"Dường như điều này là tín hiệu từ phía Trung Quốc, nhằm phản ứng cuộc điện đàm của ông Trump với Đài Loan", Guardian dẫn lời Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói.
"Thật khó tin đây là hành động của một chỉ huy độc lập. Người Trung Quốc hiện kiểm soát quân đội tốt hơn nhiều, đặc biệt là hải quân. Trung Quốc có lợi ích khi gửi thông điệp trước lúc ông Trump tuyên thệ, để ông nhận được thông điệp và kiềm chế hơn một khi ông giữ chức".
Một tàu chiến Trung Quốc hôm 15/12 tịch thu thiết bị lặn được tàu hải dương học USNS Bowditch triển khai để nghiên cứu điều kiện biển. Vụ việc xảy ra cách Vịnh Subic, Philippines 160 km về phía tây bắc. Lầu Năm Góc đã yêu cầu Trung Quốc trả lại thiết bị ngay lập tức.
Glasier chỉ ra rằng người Trung Quốc thường làm phép thử với Mỹ khi có chính quyền mới. Vào những tháng đầu tiên của chính quyền Tổng thống George W Bush năm 2001, tàu Bowditch chạm trán một khinh hạm Trung Quốc. Con tàu này bật radar điều khiển súng và buộc tàu Mỹ rút lui. Một tuần sau, máy bay do thám Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc va chạm ngoài khơi đảo Hải Nam.
Đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, hồi tháng 3/2009, một số tàu hải quân Trung Quốc quấy rối USNS Impeccable, một tàu hải dương học khác của Mỹ, yêu cầu nó rời khỏi khu vực.
Vị trí Vịnh Subic, Philippines. Đồ hoạ: globalbalita
Trọng Giáp
Theo VNE
Trump: Mỹ không cần bị ràng buộc bởi chính sách 'Một Trung Quốc' Ông Donald Trump hôm nay đặt câu hỏi liệu Mỹ có nên tiếp tục công nhận chính sách "Một Trung Quốc" không nếu Bắc Kinh từ chối nhượng bộ về thương mại cùng một số vấn đề khác. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: ABC News "Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải bị ràng buộc bởi chính sách 'Một...