Thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu vi phạm tại Cty Thiết bị Y tế Duy Cường
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vừa tiến hành kiểm tra đột xuất chi nhánh Công ty Thiết bị Y tế trên đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Thanh Hóa thu giữ nhiều loại vật tư, hàng hóa nghi có dấu hiệu vi phạm, trong đó có nhiều hộp chứa que test mang nhãn hiệu DC made in Japan.
Công ty Thiết bị Y tế Duy Cường – Chi nhánh Thanh Hóa bị kiểm tra đột xuất. Ảnh: VT
Ngày 4/9/2018 Đội Quản lý thị trường số 16 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa) đã có quyết định kiểm tra đột xuất trong vòng 1 ngày đối với Công ty Thiết bị Y tế Duy Cường – Chi nhánh Thanh Hóa, địa chỉ 294 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa.
Tại địa điểm kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường số 16 đã công bố quyết định kiểm tra, thu giữ nhiều hàng hóa, vật tư nghi có dấu hiệu vi phạm, trong đó có nhiều hộp chứa que test mang nhãn hiệu DC made in Japan.
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra đột xuất Công ty Duy Cường – Chi nhánh Thanh Hóa. Ảnh: VT
Video đang HOT
Tất cả số hàng hóa thu giữ nói trên đã được đoàn kiểm tra lập biên bản, niêm phong kỹ lưỡng, đồng thời có sự chứng kiến của lực lượng công an và chính quyền địa phương.
Thời gian gần đây trên thị trường Thanh Hóa xuất hiện nhiều loại hàng hóa vật tư y tế giả nhãn mác, xuất xứ và không có giấy phép lưu hành nhưng vẫn được bày bán công khai.
Đặc biệt, đã có nhiều người mua hàng trực tiếp phản ánh với phóng viên về việc mua hàng “test xét nghiệm nhanh” nhãn hiệu DC có xuất xứ trên bao bì là made in Japan của Công ty Duy Cường có chi nhánh trên địa bàn Thanh Hóa.
Nhiều loại test mang nhãn hiệu DC được Công ty Duy Cường bày bán và bị lực lượng Quản lý thị trường thu giữ. Ảnh: VT
Cơ sở này tự giới thiệu nhãn hiệu DC này là do OEM sản xuất, theo tên viết tắt của công ty mình là Duy Cường. Thương hiệu DC này có nhiều loại test khác nhau đang được lưu thông phổ biến trên thị trường. Giá bán loại sản phẩm “xuất xứ Nhật” này còn rẻ hơn các loại test rẻ tiền có xuất xứ Trung Quốc.
Để làm rõ việc buôn bán này, Báo Thanh tra sẽ thông tin tiếp đến bạn đọc.
Văn Thanh
Theo thanhtra
Người lao động phải làm gì khi quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp không được đảm bảo?
Nhiều người lao động sau khi bị mất việc hoặc xin thôi việc nhưng không biết quyền lợi của mình như thế nào.
Ảnh minh họa: Internet
Anh Lò Văn Chung (Lai Châu) nêu câu hỏi: Trong thời gian làm việc, hằng tháng doanh nghiệp vẫn trừ số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp vào tiền lương của tôi. Tuy nhiên, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp và nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trong sổ bảo hiểm xã hội không thể hiện việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tôi làm việc tại đây. Như vậy, nếu tôi không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tôi có quyền khiếu kiện doanh nghiệp không? Cơ quan nào sẽ giải quyết vấn đề này?
Trả lời:
Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) có thông tin trả lời bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 32 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu; cung cấp bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cho người lao động chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35; Khoản 15 Điều 36 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì tổ chức bảo hiểm xã hội có quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 37; Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo hiểm thất nghiệp thì ông Bình có quyền khiếu nại, tố cáo doanh nghiệp với các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định nêu trên để giải quyết. Trình tự, thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định tại Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn.
Cục Việc làm
Theo baodansinh
Phát hiện 2.189 cơ sở vi phạm vệ sinh ATTP Hiện, Quảng Ninh có 17.293 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có 1.234 cơ sở sản xuất nuôi trồng nông lâm sản và thủy sản; 825 cơ sở sản xuất chế biến; 9.516 cơ sở kinh doanh; 4.502 cơ sở dịch vụ ăn uống; 1.216 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Phần lớn các cơ sở này...