Thu giữ lượng lớn đồ chơi trẻ em nhập lậu bán Tết Trung thu
Thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường nhiều tỉnh thành đã phát hiện và thu giữ lượng lớn đồ chơi trẻ em nhập lậu tuồn vào Việt Nam phục vụ dịp Trung thu năm 2018.
Lạng Sơn tịch thu 500 sản phẩm đồ chơi nhập lậu
Vào ngày 10/9/2018 Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Chi Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đã tiến hành kiểm tra và khám xét xe ô tô biển kiểm soát 29B – 500.71 do ông Phan Viết Phú, địa chỉ thôn Ngò, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang điều khiển từ khu vực biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng đi vào nội địa theo tuyến 1A Lạng Sơn – Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra trên xe có vận chuyển ba loại hàng hóa là đồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp gồm: Đèn ngôi sao vỏ nhựa chạy bằng pin, số lượng 100 cái; bộ đồ chơi rút gỗ loại ghép 54 thanh/bộ, số lượng 120 bộ; đôi đũa đồ chơi trẻ em bằng nhựa, số lượng 260 đôi được cất giấu trong 06 thùng các tông găm cắm trong cốp xe ô tô.
Đồ chơi nhập lậu bị lực lượng quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát hiện và thu giữ
Làm việc với lái xe Phan Viết Phú để xác định chủ sở hữu hợp pháp của số đồ chơi trẻ em nói trên, ông Phú khai nhận với cơ quan chức năng do nhu cầu tiêu thụ đồ chơi trẻ em trong dịp tết Trung thu năm 2018 tăng cao nên lợi dụng việc chở khánh ông đã mua các mặt hàng đồ chơi trẻ em nói trên tại khu vực Tân Thanh, huyện Văn Lãng về tỉnh Bắc Giang tiêu thụ.
Trước đó, cũng tại tỉnh Lạng Sơn, vào chiều 28/8/2018, Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp với Đội tuần tra số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm tra xe ô tô chở khách loại 16 chỗ ngồi biển kiểm soát 29B-183.91 do ông Nguyễn Văn Hải có địa chỉ tại thôn Trung, xã Dương Hà, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội điều khiển.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển 4 loại hàng hóa là đồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất. Toàn bộ số hàng như 30 túi bóng nhựa đồ chơi (100 quả/túi); 18 bộ đồ chơi mô hình bán kem bằng nhựa nhãn hiệu sueet cant; 24 bộ đồ chơi mô hình bán kem bằng nhựa nhãn hiệu Diy. Theo cơ quan chức năng, toàn bộ số đồ chơi trẻ em trên đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.
Thanh Hóa thu giữ hơn 2.000 khẩu súng đồ chơi nguy hiểm
Ngày 8/9/2018, Đội chống buôn lậu, phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Đội quản lý thị trường số 9, Chi cục quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh đồ chơi Tuấn Hiền có địa chỉ tại ki ốt số 36 chợ Vườn Hoa, phường Lam Sơn và kho chứa hàng tại địa chỉ số 03/12/179, đường Nguyễn Tĩnh, phường Đông Hương, TP.Thanh Hóa do ông Lê Nguyên Tuấn, sinh năm 1963 làm chủ…
Video đang HOT
Súng đồ chơi bị lực lượng chức năng Thanh Hóa thu giữ. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hơn 2.000 khẩu súng đồ chơi các loại. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh đã không xuất trình được bất kì giấy tờ, hóa đơn liên quan đến số đồ chơi nguy hiểm này.
Được biết, nếu trót lọt, số đồ chơi nói trên sẽ được đem đi tiêu thụ trong dịp Tết Trung thu sắp tới. Hiện toàn bộ số hàng trên đã được lực lượng chức năng làm các thủ tục tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Quảng Ninh thu giữ 6.500 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu
Từ ngày 4/8 đến 14/8 tại TP Móng Cái, Đội Kiểm soát Hải quan số 1 (Cục Hải quan Quảng Ninh) liên tục phát hiện, bắt giữ 12 vụ vận chuyển trái phép đồ chơi trẻ em có nguồn gốc do Trung Quốc sản xuất nhập lậu. Theo đó, lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 6.500 sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại (búp bê, ô tô trẻ em, gấu bông, quạt quay tay bằng nhựa, trống trung thu…), trị giá hàng vi phạm khoảng 209 triệu đồng.
Trong số các vụ trên, điển hình có vụ lực lượng chức năng thu giữ 600 sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại do Trung Quốc sản xuất vào ngày 12/8 tại khu Hồng Hà, phường Ninh Dương, TP Móng Cái do ông Trần Văn Huỳnh (trú tại phường Ka Long, TP Móng Cái) là chủ số đồ chơi trên.
Tiếp đó tại Đại lộ Hòa Bình, phường Trần Phú, TP Móng Cái, phát hiện ông Phương Văn Hiển, trú tại tổ Nam Giang, phường Xương Giang, TP Bắc Giang, vận chuyển trái phép 750 vỉ đồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất nhập lậu…Toàn bộ số đồ chơi này đều bị tiêu hủy theo quy định.
An Dương
Theo vietq.vn
Tò mò cách làm đèn kéo quân đón Trung thu từ nghệ nhân ở Cao Viên, Hà Nội
Mỗi dịp Trung thu về, gia đình ông Vũ Văn Sinh (Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật làm đèn kéo quân bán đi khắp tỉnh thành trong cả nước với mong muốn trẻ con được chơi những đồ truyền thống của dân tộc.
Hàng năm, cứ mỗi dịp Trung thu, gia đình ông Sinh lại bận rộn hơn ngày thường khi các đơn hàng đặt đèn kéo quân từ Hà Nội và các tỉnh liên tục đến. Để đáp ứng lượng đặt hàng, ông Sinh và các thành viên trong gia đình phải làm việc cả ngày.
Khung đèn có hai loại, loại làm nan tre gắn với giấy poluya chơi được một tuần và loại làm bằng gỗ, vải tốt giữ được rất lâu.
Đèn kéo quân gồm 3 bộ phận chính. Khung ngoài làm bằng bìa cứng, các-tông, nhựa... Lồng quay bên trong làm bằng giấy mềm và nhẹ như giấy bóng mờ, giấy can, giấy màu mỏng... (nay có thể cải tiến thành 1 lớp nhựa hoặc vải mỏng). Lồng quay trang trí hình ảnh để khi quay tạo thành hình ảnh chuyển động (kéo quân).
Trong 3 bộ phận tạo thành đèn kéo quân, khó nhất là làm trục và tán quay cho đèn. Trục làm từ tre vót mảnh, vừa đủ nhẹ để quay được, vừa đủ cứng để treo hình không bị đổ. Ông Sinh dùng keo cố định giấy xung quanh khung, chỉ đề chừa ra một ô để chỗ cho nến, tản đèn. Công đoạn này phải người thợ phải khéo tay, thạo việc mới làm chuẩn được.
Dù làm nghề làm đèn kéo quân không giúp kinh tế gia đình ông Sinh được cải thiện, nhưng bao nhiêu năm nay, ông Sinh vẫn cố gắng giữ nghề truyền thống của dân tộc.
Tán đèn phải cắt đều thì mới tạo ra được đối lưu không khí ở trong đèn. Nhờ vậy mà những hình ảnh trong đèn mới có thể chuyển động được.
Say mê với nghề truyền thống, ông Sinh cũng không ngừng tìm tòi và sáng tạo để tạo ra các sản phẩm đẹp mắt hơn và tiện lợi hơn.
Các hình ảnh trên đèn thường thể hiện tinh thần yêu nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc, như các tướng sĩ xung trận, tháp rùa, hình các chiến sĩ cách mạng, ông trạng vinh quy bái tổ, tứ linh nhảy múa..
Hai đứa cháu của ông Sinh tranh thủ ngày nghỉ học cũng giúp ông làm đèn bằng cách vẽ các con vật ngộ nghĩnh.
Em Hoàng nói: "Sau này lớn lên, nhất định cháu sẽ trở thành nghệ nhân giống ông nội".
Mặc dù chiếc đèn kéo quân không quá xa lạ với Hoàng nhưng mỗi dịp trung thu đến em vẫn luôn háo hức thắp đèn đi chơi.
Tết trung thu năm nay, Hoàng cùng bao trẻ nhỏ trên cả nước sẽ được rước những chiếc đèn kéo quân do chính tay ông Sinh làm ra. Nhưng không biết những mùa trung thu tiếp ai sẽ là người thắp, giữ lửa cho chiếc đèn kéo quân truyền thống ấy.
HÀ PHƯƠNG - VĂN THẮNG
Theoi Laodong
Phố cổ Hà Nội rực rỡ dịp Trung thu Những ngày này, du khách và người dân địa phương chen chân trên phố hàng Mã (Hà Nội) trong một không gian đầy màu sắc. Dịp tết Trung thu, phố hàng Mã (Hà Nội) đón lượng lớn khách hàng đến dạo chơi, mua sắm và hoà mình vào không gian đầy màu sắc. So với nhiều năm trước, năm nay các loại đồ...