Thu giữ gần 400 tấn pháo trong 10 năm
Sau hơn 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ, các lực lượng chức năng đã vận động nhân dân giao nộp được trên 29 tấn pháo; phát hiện, bắt giữ 19.229 vụ, 23.703 đối tượng, thu hơn 369 tấn pháo các loại.
Pháo nhập lậu do Đồn biên phòng và Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y bắt giữ đầu năm 2020
Bộ Công an vừa hoàn thành Dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý, sử dụng pháo để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm tạo hành lang pháp lý cho lực lượng chức năng trong việc quản lý, sử dụng pháo, đặc biệt là xử lý hình sự đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ…
Dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định gồm có dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng pháo; dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng pháo.
Theo đó, dự thảo Tờ trình cho biết, sau hơn 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 36, công tác quản lý, sử dụng pháo đã đạt được những kết quả quan trọng.
Video đang HOT
Cụ thể, các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép cơ bản đã được kiểm soát, ngăn chặn, kiềm chế; nhận thức, ý thức chấp hành của nhân dân về công tác này đã được nâng lên rõ rệt.
Tình trạng đốt pháo tràn lan, đốt pháo trên đường giao thông, khu dân cư được ngăn chặn kịp thời, nhiều địa phương vào thời điểm giao thừa không có tiếng pháo nổ; các địa điểm được phép bắn pháo hoa được đảm bảo an toàn tuyệt đối, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong không khí đón năm mới; hoạt động đấu tranh phòng, chống sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được đẩy mạnh.
Đặc biệt, các lực lượng chức năng đã vận động nhân dân giao nộp được: 29.733 kg pháo, phát hiện, bắt giữ 19.229 vụ, 23.703 đối tượng, thu hơn 369 tấn pháo các loại. Tuy nhiên, theo Bộ Công an, sau hơn 10 năm tổ chức triển khai thực hiện, Nghị định số 36 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm va cac vi pham phap luât khac trong tình hình mới…
Vì vậy, Bộ Công an dự kiến trình Chính phủ xem xét cho ý kiến và thông qua Nghị định về quản lý, sử dụng pháo vào Quý IV/2020, thay thế Nghị định số 36. Dự thảo Nghị định sẽ gồm 4 chương 28 điều quy định về quản lý, sử dụng pháo và pháo hiệu; nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng pháo nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Lê Thu
Theo haiquanonline.com.vn
WHO lí giải vì sao ban bố tình trạng khẩn cấp về đại dịch virus Corona
Bà Satoko Otsu, Trưởng nhóm đáp ứng sự kiện khẩn cấp WHO tại Việt Nam đã lý giải vì sao WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về đại dịch virus Corona.
Tại buổi họp báo chiều 31/1 do Bộ Y tế tổ chức, bà Satoko Otsu cho biết, việc WHO ban bố tình trạng y tế khẩn cấp dựa trên các yếu tố: Nguy cơ của việc lây lan ra quốc tế, khả năng cần thiết sự phối hợp toàn cầu trong đáp ứng với dịch. Mục đích công bố là để khẳng định cần sự phối hợp toàn cầu, hỗ trợ làm việc với nhau để cùng nhau đáp ứng với dịch bệnh.
"Chúng tôi hiểu sự băn khoăn, thắc mắc thậm chí nỗi sợ hãi của công chúng về việc công bố. Dù vậy, WHO nhấn mạnh việc công bố này không có nghĩa nâng cấp độ nguy cơ hay sự đe doạ của dịch bệnh đang diễn ra trên toàn cầu. Thực tế, đến bây giờ, phần lớn các ca bệnh vẫn chỉ báo cáo tại Trung Quốc. Đã có sự lây lan các ca xâm nhập ra một số nước, trong đó có Việt Nam", đại diện WHO nói.
WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về đại dịch virus Corona. (Ảnh minh họa)
Cũng theo bà Satoko Otsu, WHO quan ngại việc tiếp tục lây lan của chủng virus này tới các quốc gia mà hệ thống y tế chưa đủ mạnh. Vì thế, WHO khuyến nghị nếu các quốc gia đã có công tác chuẩn bị ứng phó tốt thì tiếp tục làm như vậy.
"Dịch bệnh đã lan ra 22 nước, nhưng phải khẳng định một lần nữa là dịch phần lớn vẫn ở Trung Quốc. Nhưng Tổ chức Y tế thế giới quan ngại tình hình lây lan của dịch bệnh này, đặc biệt là ở những nước có ngành y tế chưa đủ mạnh. Chúng tôi đánh giá rất cao chính phủ Việt Nam, ngành y tế Việt Nam trong việc phòng ngừa, chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị các ca bệnh cho đến thời điểm hiện tại.
WHO hoàn toàn tin tưởng vào năng lực ứng phó dịch bệnh của Việt Nam. WHO cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra", đại diện WHO nói.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch viêm phổi do virus Corona chủng mới sau khi dịch bệnh này khiến 213 người tử vong, 9.356 người nhiễm bệnh ở Trung Quốc và lan ra 18 quốc gia.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: Việc ban bố tình trạng khẩn cấp này không phải là "lá phiếu bất tín nhiệm" đối với khả năng kiểm soát dịch của Trung Quốc. Thay vào đó, điều khiến WHO quan ngại là tình trạng lây truyền virus sang các quốc gia không đủ nguồn lực để đối phó.
Theo danviet.vn
Công an xã cảnh báo bắt cóc trẻ em vì... 'hiểu nhầm'? Công an xã Đăk Hà (H.Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã phát đi thông báo về việc phòng ngừa các đối tượng hoạt động nghi vấn bắt cóc trẻ em. Sáng 7.11, Công an xã Đăk Hà phát đi thông báo về việc phòng ngừa các đối tượng hoạt động nghi vấn bắt cóc trẻ em. Theo đó, hiện nay trên địa bàn...