Thu giữ 463 máy bơm Trung Quốc dán nhãn made in Việt Nam
Lô hàng máy bơm nước xuất xứ Trung Quốc bị bóc tem dán nhãn made in Việt Nam chưa kịp lưu thông ra thị trường đã bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 24 thuộc Cục QLTT Hà Nội phối hợp với Công an huyện Hoài Đức thu giữ.
Lô hàng máy bơm nước có gian lận về nguồn gốc xuất xứ bị tạm giữ. Ảnh: QL
Đoàn kiểm tra đã phát hiện 166 máy bơm nước nhãn hiệu SUMOEL model LPCP60 có dán nhãn made in Vietnam và 297 máy bơm nhãn hiệu SUMOEL có nhãn nước ngoài sản xuất.
Ngoài lượng lớn máy bơm, đoàn kiểm tra còn phát hiện 3.500 bóng chíp điện tử và 43kg nhãn mác có chữ made in Vietnam. Toàn bộ sản phẩm đều là hàng mới, chưa qua sử dụng.
Video đang HOT
Đại diện Công ty Cổ phần Thiết bị điện 368 cho biết, sau khi nhập khẩu trực tiếp lô máy bơm có xuất xứ từ Trung Quốc, doanh nghiệp này đã thay đổi nhãn dán của 166 máy bơm nước thành: Máy bơm nước thông minh model SMTN 220A sau đó dán nhãn made in Vietnam.
Sau khi cải biến sản phẩm thành hàng Việt Nam sản xuất, doanh nghiệp này đã đóng toàn bộ lô hàng vào thùng carton do công ty đặt in có nội dung: Công ty Cổ phần Thiết bị điện 368, địa chỉ An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam.
Toàn bộ sản phẩm sau khi thay đổi nguồn gốc xuất xứ chưa kịp phân phối và lưu thông ra thị trường đã bị lực lượng QLTT kiểm tra.
Đội QLTT số 24 đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ toàn bộ sản phẩm tiến hành xử lý theo quy định.
Bình An
Theo thanhtra
Gian lận xuất xứ là chết !
Các chuyên gia cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải tuân thủ quy tắc xuất xứ được quy định rất khắt khe trong CPTPP và EVFTA, nếu phát hiện gian lận sẽ bị phạt rất nặng
Tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp Tổng cục Thủy sản tổ chức hội thảo "Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)". Hội thảo giúp doanh nghiệp (DN) nắm rõ các cam kết có tác động đến ngành thủy sản.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần chú ý quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi trong khối CPTPP và EU
Theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ thời gian qua, với những ngành hàng lớn có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỉ USD/năm như tôm, cá tra. Nhờ vậy, ngành thủy sản được đánh giá là có lợi thế trong CPTPP đã có hiệu lực và sắp tới đây là EVFTA. Tuy nhiên, ông Luân khuyến cáo: "Lợi thế, cơ hội là rất lớn nhưng nếu chuỗi liên kết từ người nuôi trồng đến thu mua, chế biến, xuất khẩu không chuẩn bị tốt từ bây giờ thì các lợi thế chỉ nằm trên giấy".
Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm ào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP (VASEP PRO), cho biết với 11 nước tham gia CPTPP, thủy sản Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang 10 thị trường vốn đang chiếm 25% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhờ hầu hết được cắt giảm thuế về 0%. Ngoài ra, các quốc gia thành viên CPTPP đang chiếm gần 16% nguyên liệu nhập khẩu của thủy sản Việt Nam, giúp DN đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu từ việc gia tăng nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu và gia công nhờ thuế nhập khẩu giảm hoặc về 0%. Còn EU là thị trường lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam, chiếm hơn 17% thị phần xuất khẩu. Tuy nhiên, bà Hằng cũng chỉ ra nhiều thách thức khi những rào cản phi thuế quan vẫn thuộc quyền của các nước nhập khẩu cũng như các tiêu chuẩn về lao động, môi trường ngày càng quy định chặt chẽ.
"Đặc biệt, về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế, các DN phải tìm hiểu kỹ, áp dụng linh hoạt và trung thực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản nên sớm chỉ đạo và cho áp dụng việc cấp mã số vùng nuôi cho 2 mặt hàng tôm và cá tra để áp dụng tốt quy tắc xuất xứ" - bà Hằng kiến nghị.
Đáng chú ý, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy tắc xuất xứ đối với CPTPP và EVFTA là rất khắt khe, nhằm xác định hàng hóa đó đúng là của nước tham gia hiệp định, được ưu đãi. "Trước đây, ngành nông lâm thủy sản ít quan tâm đến xuất xứ do hầu hết các mặt hàng thuần túy nuôi trồng trong nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều ngành hàng phát triển quy mô chế biến lớn, DN phải nhập khẩu nguyên liệu nên phải làm quen đến khái niệm xuất xứ nội khối, xuất xứ một phần như các ngành hàng công nghiệp khác. CPTPP và EVFTA mở ra cơ chế cho DN Việt Nam có thể tự chứng nhận xuất xứ nhưng phải lưu hồ sơ ít nhất 5 năm. Trong thời gian trên, phía nước nhập khẩu kiểm tra, nếu phát hiện gian lận xuất xứ sẽ bị phạt rất nặng" - bà Trang cảnh báo.
Cũng theo bà Trang, một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU đang được hưởng ưu đãi thuế, khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu thực tế có thể tăng so với hiện hành, sau đó mới được giảm theo lộ trình. Đây là sự đánh đổi lợi ích trước mắt vì ưu đãi thuế hiện tại của EU là đơn phương, EU có thể dừng bất cứ khi nào trong khi ưu đãi trong EVFTA mang tính ổn định, lâu dài.
"Một trong những cơ hội lớn của DN khi gia nhập CPTPP và EVFTA là các đối tác sẽ mở cửa thị trường mua sắm công cho Việt Nam. Số liệu nghiên cứu cho thấy ở ngành đồ gỗ và nội thất, khối mua sắm công của EU chiếm thị phần hơn 30%. DN thủy sản cũng nên lưu ý để không bỏ qua cơ hội này" - bà Trang chia sẻ.
Theo người lao động
Trung tâm điện máy đồng loạt cho phép thu đổi tivi Asanzo Sự cố liên quan đến thương hiệu Asanzo vẫn chưa có hồi kết. Trên thị trường nhiều nhà phân phối đã phát đi thông báo thu đổi tivi Asanzo trên toàn hệ thống. Tại Nguyễn Kim, sau hai ngày gỡ toàn bộ sản phẩm Asanzo khỏi các kệ hàng cũng như website, nhà bán lẻ này mới đây đã có thông báo về...