Thu gần 1.000 sản phẩm mỹ phẩm “càng gãi, càng ngứa”
Không nhãn mác, gần 1.000 sản phẩm mỹ phẩm bị thu giữ còn “dính như sơn”, và “càng gãi, càng ngứa”.
Khoảng 11h50 ngày 16- 12, tổ công tác CAP Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn- Phó trưởng CAP phụ trách, làm nhiệm vụ ở khu vực phố Phú Viên, phát hiện, kiểm tra 1 thanh niên đang vận chuyển túi hàng lớn bằng xe máy. Trong túi hàng này có hàng trăm tuýp và bình nhựa đựng chất lỏng, tất cả đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Những hình vẽ và chữ trên các sản phẩm này cũng không thể hiện xuất xứ từ đâu.
Người chở hàng, đồng thời thừa nhận là chủ hàng, khai nhân thân là Nguyễn Đoàn Trọng Hậu (SN 1983), HKTT tại TP. Hồ Chí Minh, tạm trú ở phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hậu tường trình số hàng trên là mỹ phẩm để nhuộm tóc, anh ta mua ở Lạng Sơn, với giá khoảng 30 triệu đồng. Điều bất thường ở số mỹ phẩm này là nếu để dính vào tay, chất lỏng- mỹ phẩm- sẽ rất khó rửa, và còn gây ngứa rất lâu. “Em mua về để bán lại chứ không dùng nên không biết rõ “công dụng” của nó”, Hậu trình bày với CAP Bồ Đề. Toàn bộ số mỹ phẩm gồm 886 tuýp và 133 bình đã bị CAP Bồ Đề lập biên bản tạm giữ để xử lý.
Toàn bộ số mỹ phẩm lậu bị thu giữ
Sau ít thời gian bị thu giữ, các bình mỹ phẩm đã “phòi” ruột; và gây “dính như sơn”
Chủ hàng Hậu ký biên bản tại CAP Bồ Đề
Theo ANTD
Tràn lan mỹ phẩm giả, kém chất lượng
Hiện cả nước có hơn 15.000 loại mỹ phẩm đã đăng ký lưu hành nhưng số mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ cụ thể chỉ chiếm một phần nhỏ so với mỹ phẩm trôi nổi, kém chất lượng trên thị trường. Riêng Hà Nội có tới 47% mỹ phẩm là hàng giả.
Ảnh: Internet
Đây là thông tin được Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại TP Hà Nội mới đưa ra.
Theo điều tra của Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP.Hà Nội cho thấy, mỹ phẩm giả, kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ nhập lậu vào VN với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng và có uy tín, thường in trên bao bì có nguồn gốc từ các nước châu Âu, nhưng thực chất được sản xuất tại Trung Quốc.
Trong 11 tháng qua, Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra và xử lý 105 vụ vi phạm sản xuất kinh doanh mỹ phẩm với hơn 500.000 đơn vị sản phẩm (chủ yếu dùng cho da, tóc) là hàng giả, hàng lậu, quá hạn sử dụng, vi phạm về nhãn mác, công bố chất lượng... Cơ quan chức năng cũng đã khẳng định, phần lớn các cửa hàng treo biển giảm giá 50% hoặc "mua 1 tặng 1" các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng đều là hàng giả, hàng nhái.
Tiêu hủy gần 200 chai rượu Chivas và mỹ phẩm giả Sáng 9/9, tại Khu xử lý rác xã Tịnh Ấn Đông, huyện Sơn Tịnh, Phòng CSĐT TP về TTQL kinh tế và chức vụ - Công an tỉnh, Đại diện Sở Tài chính, Chi cục QLT tỉnh tiến hành tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính theo Quyết định tiêu hủy tang vật số 351/ QĐ-THTV ngày 05/09/2011 của Phòng CSĐT TP...