Thủ đoạn: Người nước ngoài “tinh vi”, người Việt trộm vặt
Làm được một thời gian, ông T. “điều” Ngọc về Việt Nam tìm người làm thẻ thanh toán quốc tế; rồi sử dụng thẻ để làm phương tiện lừa đảo người VN.
Theo báo Thanh Niên, chiều 26/3, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Lê Văn Ngôn (tên gọi khác là Dìn, 42 tuổi, ngụ Q.8) để điều tra làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, trong tháng 2/2014, PC46 đã bắt tạm giam Dương Ngọc (43 tuổi, có chồng là người Đài Loan) cũng về hành vi nói trên. Điều đáng nói, Ngọc, Ngôn là 2 nghi phạm người Việt Nam cộm cán nằm trong đường dây lừa đoạt tiền qua điện thoại (ĐT) do người nước ngoài điều hành, gây ra hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.
Ngôn bị cảnh sát bắt giam để điều tra.
Bước đầu, cơ quan công an nhận định có thể đại bản doanh của nhóm lừa đảo này đặt ở nước ngoài. Bọn chúng dùng trang thiết bị điện tử được lắp đặt tại nước ngoài gọi ĐT về Việt Nam thông báo chủ thuê bao nợ tiền cước ĐT, sau đó dọa liên quan đến vụ án lớn và yêu cầu chuyển tiền rồi rút chiếm đoạt.
Theo hồ sơ tài liệu trinh sát, ông T. (người Đài Loan) là một nghi phạm cầm đầu đường dây này. Khoảng tháng 6/2013, ông T. đã thu nạp Ngọc vào đường dây của mình.
Video đang HOT
Mới đầu, ông T. phân công cho Ngọc gọi ĐT từ Đài Loan về thuê bao ở Việt Nam thông báo chủ thuê bao đang nợ tiền cước ĐT, dọa chuyển cho Công an Hà Nội điều tra, có liên quan đến hoạt động rửa tiền, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của chúng để giám định…
Làm được một thời gian, ông T. “điều” Ngọc về Việt Nam tìm người làm thẻ thanh toán quốc tế; rồi sử dụng thẻ để làm phương tiện lừa đảo người Việt Nam (chiếm đoạt tiền chuyển vào thẻ).
Theo thỏa thuận, ông T. sẽ trả toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại cho Ngọc; đồng thời được hưởng 2,5 triệu đồng/thẻ và được chia 3% trên tổng số tiền lừa đảo được chuyển vào các thẻ. Từ tháng 12/2013 – 2/2014, Ngọc được chia hàng trăm triệu đồng.
Do số nạn nhân bị sập bẫy ngày càng nhiều trong khi đó thẻ thanh toán quốc tế quá ít nên ông T. đích thân về Việt Nam tìm “đối tác hợp tác”. Sau nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam, ông T. đã móc nối được Ngôn vào đường dây lừa đảo của mình.
Giữa tháng 2/2014, bằng thủ đoạn như trên, bọn chúng đã gọi ĐT đến chủ thuê bao N.T.B.L (ngụ Q.Bình Thạnh) dọa và nạn nhân chuyển gần 340 triệu đồng cho chúng. 2 ngày sau, bằng thủ đoạn tương tự, chúng tiếp tục gọi ĐT cho bà T.T.T (ngụ Q.Gò Vấp) lừa tiền…
Đến nay, cơ quan công an đã xác định đường dây này gây ra hàng chục vụ lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỉ đồng của người dân ở các quận: Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình và tỉnh Khánh Hòa…
Nếu như người nước ngoài dùng những thủ đoạn tinh vi để lừa đảo tiền của người Việt Nam, thì một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ… Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.
Mới đây, ngày 24/3, báo Vietnamnet dẫn nguồn tin từ tờ Sankei Shimbun của Nhật cho biết, một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.
Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.
Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển “nhắc nhở”, cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm.
Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.
Theo Đất Việt
Thủ đoạn tinh vi xài điện "chùa" hơn 47 triệu đồng
Để che mắt mọi người, ông Nghiêu đã nghĩ ra một "diệu kế" ăn trộm điện một cách tinh vi. Tuy nhiên việc làm phi pháp này không qua mắt được cơ quan chức năng.
"Diệu kế" của ông Nghiêu đã làm thất thoát 17.000 kw/h
Ngày 20/3, ông Thái Minh Châu (Phó Giám đốc Sở Điện lực tỉnh Bình Định) cho biết, Sở đã thu hồi được toàn bộ số tiền hơn 47 triệu đồng (tương ứng với 17.000 kw/h) mà ông Nguyễn Nghiêu (SN 1943, ở xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn) đã "ăn trộm" từ năm 2011 đến khi bị phát hiện.
Trước đó, ngày 27/2/2014, trong lúc kiểm tra khảo sát hệ thống đường điện trên địa bàn xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, nhân viên Sở Điện lực Bình Định đã phát hiện ông Nghiêu đúc một trụ bê tông, trong đó giấu 1 sợi dây điện, rồi dùng sợi dây này đấu nối vào đường dây điện chính của Điện lực Bồng Sơn (thuộc Sở Điện lực Bình Định) để kéo điện về nhà mình sử dụng.
Với thủ đoạn này, trong hơn 3 năm qua, gia đình ông Nghiêu đã vô tư xài điện "chùa" một cách phung phí, tiêu thụ tổng cộng 17.000 kw/h, gây thất thoát hơn 47 triệu đồng.
Khuất Hậu
Theo dantri
Dựng "màn kịch" công an điều tra án...để lừa tiền Ngày 21/2, công an Q.Tân Bình TP.HCM xác nhận, vừa khám phá đường dây lừa đảo tinh vi bằng công nghệ cao, hoạt động xuyên quốc gia. Đã có nhiều nạn nhân sập bẫy của nhóm lừa đảo này... Chiêu lừa điều tra án Theo hồ sơ điều tra, ngày 14/2 bà Bùi Thị H (SN 1966, ngụ Q.Tân Bình) có đơn trình...