Thủ đoạn lừa đảo nâng khống vốn điều lệ gấp… 3.000 lần của Trịnh Văn Quyết
Với chiêu nâng khống vốn điều lệ FLC Faros tăng gấp 3.000 lần giá trị thực, rồi bán toàn bộ số cổ phiếu mình đang nắm giữ, ông Trịnh Văn Quyết đã thu về hơn 6.400 tỉ đồng.
Ông Trịnh Văn Quyết – Ảnh: B.N.
Cơ quan điều tra Bộ Công an (C01) đã khởi tố bổ sung tội danh mới đối với cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Ngoài tội “thao túng thị trường chứng khoán” đã bị khởi tố, C01 điều tra thêm đối với ông Quyết hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ba người khác cũng bị khởi tố bổ sung tội danh trên gồm: Hương Trần Kiều Dung, cựu phó chủ tịch Tập đoàn FLC và hai em gái của ông Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế.
Nâng khống vốn điều lệ lên gấp 3.000 lần
Kết quả điều tra ban đầu xác định ông Quyết cùng ba người trên đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nâng khống vốn của Công ty CP xây dựng FLC Faros.
Đây là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của FLC, chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ở thời điểm cổ phiếu của công ty này có mã ROS được niêm yết trên sàn HoSE, ông Quyết sở hữu gần 180 triệu cổ phần, chiếm gần 42%. Tuy nhiên, trước khi mã cổ phiếu ROS niêm yết trên sàn chứng khoán thì vốn điều lệ của doanh nghiệp này đã được “thổi” lên gấp cả ngàn lần.
Công ty CP xây dựng FLC Faros, tiền thân là Công ty xây dựng và đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà, được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ khởi đầu là 1,5 tỉ đồng. Quy mô vốn này được giữ nguyên trong hơn ba năm tiếp theo.
Tuy nhiên, chưa tới hai năm sau đó, từ 2014 – 2016 ông Quyết đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần của FLC Faros. Mức vốn điều lệ được nâng khống này khoảng gấp gần 3.000 lần giá trị thực.
Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, ông Quyết đã bán, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư. Tính đến ngày 24-2-2021, ông Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên mình và tên 5 cá nhân khác, thu được hơn 6.400 tỉ đồng
ROS rớt giá chưa bằng… cốc trà đá
Sau những đợt tăng vốn ảo với số vốn điều lệ khủng, cổ phiếu ROS của FLC Faros đã có thời gian dài “làm mưa làm gió” trên thị trường chứng khoán. Mã cổ phiếu này đã từng có thời điểm được “thổi” lên giá đắt nhất thị trường chứng khoán lúc bấy giờ.
Video đang HOT
Tuy nhiên sau những đợt bị thổi giá thì cổ phiếu ROS cũng bị giảm sâu “nằm sàn” nhiều phiên liên tiếp và hiện nay đang ở mức một cổ phiếu giá chưa bằng cốc trà đá. Rất nhiều nhà đầu tư “đu đỉnh” mua ROS đã phải ôm trái đắng thua lỗ lớn.
Mã cổ phiếu ROS được đưa lên sàn giao dịch ở thời điểm tháng 9-2016 với mức giá tham chiếu 10.500 đồng một cổ phiếu. Sau khi “chào sân”, ROS đã tăng phi mã với những phiên tăng giá trần liên tiếp. Ba tháng sau khi niêm yết, ROS đã có 30 phiên tăng kịch trần, với giá gấp 9 lần thời điểm niêm yết. Đến năm 2017, mã cổ phiếu này đã có giá 130.000 đồng trước khi có đợt giảm.
Khoảng nửa cuối 2017, ROS được giới đầu tư coi là “ngôi sao” khi tăng phi mã lên mức 220.000 đồng, có giá đắt nhất trên thị trường chứng khoán khi đó. Cổ phiếu này cũng chính thức lọt nhóm VN30 – nhóm 30 cổ phiếu bluechip của HoSE.
Tuy nhiên, từ năm 2018 mã cổ phiếu này cũng có đà giảm không phanh với những phiên liên tiếp “nằm sàn”. Đến đầu năm 2020, cổ phiếu này giảm về ngưỡng 10.000 đồng. Chỉ đến cuối năm 2021 vừa rồi, khi ông Quyết dùng các chiêu trò mua đi bán lại nhằm thổi giá thì ROS mới tăng trở lại lên mức đỉnh 16.000 đồng. ROS hiện ở mức giá 2.500 đồng.
Trước đó ngày 29-3, C01 đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam với ông Trịnh Văn Quyết để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.
Kết quả điều tra ban đầu đã làm rõ được nhiều sai phạm của ông Quyết liên quan đến việc “thổi giá” cổ phiếu với mục đích thu lời bất chính. Tổng số tiền ông Quyết thu về sau khi bán chui cổ phiếu là gần 1.700 tỉ đồng, mục đích hưởng lợi bất chính hơn 530 tỉ đồng.
Tuy nhiên, ngay sau khi xảy ra việc bán chui cổ phiếu, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu do ông Quyết bán ra, những nhà đầu tư đã mua số cổ phiếu này may mắn được hoàn tiền.
Đau vì trót ôm cổ phiếu ROS và “họ FLC”
“Cổ phiếu xanh mắt mèo, giảm giá liên tục, lỗ nặng, tuyệt vọng lắm rồi”, một nhà đầu tư chia sẻ với giọng buồn sau khi lỡ gom cổ phiếu ROS (Công ty CP xây dựng FLC Faros) và nhiều mã khác thuộc “họ FLC”.
Là giáo viên cấp III ở một trường trung học phổ thông thuộc một tỉnh miền núi, chị được người quen giới thiệu vào nhóm Zalo do một thầy “uy tín” hướng dẫn. Sau hơn một năm giao dịch, kỹ năng chị biết để “chơi chứng khoán” chỉ đơn giản là thấy “thầy phím con nào mình mua con đó”.
Nghe lời thầy mua các cổ phiếu đầu cơ của “họ FLC”, giờ đây chị không chỉ buồn vì thua lỗ mà nhiều thầy cô khác cùng trường xem chị là “con bạc”, tình cảm gia đình rạn nứt khi chồng đề nghị ly thân một thời gian.
Đối với giới đầu tư chứng khoán, cổ phiếu ROS được xem là hiện tượng trên sàn chứng khoán. Trải qua thời kỳ huy hoàng tăng lên giá 220.000 đồng vào cuối năm 2017, góp phần giúp ông Trịnh Văn Quyết trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản lên đến 2,5 tỉ USD, hiện tại mã ROS chỉ còn ở giá 2.500 đồng/cổ phiếu.
“Vĩnh biệt một huyền thoại. Một thời từng là cổ phiếu hạng sang, giờ tan nát. Ôm cổ phiếu vừa lỗ vừa tức, hủy niêm yết rồi thì không biết khi nào lấy lại được tiền”, anh Tiến (nhà đầu tư, TP.HCM) bày tỏ trước thông tin mã ROS sắp bị hủy niêm yết kể từ ngày 5-9 tới đây.
Không chỉ ROS mà nhiều cổ phiếu khác thuộc “họ FLC” như FLC, HAI, AMD, KLF… cũng đã bị giảm giá trị 70 – 80% kể từ sau vụ ông Quyết bán chui cổ phiếu FLC bị phanh phui sau đó bị bắt giam vào tháng 3-2022.
Gã "sư hổ mang" và những màn kịch lừa đảo có một không hai
Phạm Văn Cung tìm cách tiếp cận với nhiều người giàu có, sau đó "nổ" mình là "đặc phái viên quốc tế", "mật vụ tình báo".
Cung bịa ra nhiều chuyện không có thật và lừa đảo gần 68 tỷ đồng.
Phạm Văn Cung (40 tuổi) từng có pháp danh là Thích Phước Ngọc, trụ trì chùa Phước Quang, Vĩnh Long, bị VKSND tỉnh Vĩnh Long truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Giả bị bắt cóc, đốt áo bị cháy để lừa đảo
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tỉnh Vĩnh Long, vào năm 2015, trong chương trình vòng tay nhân ái tổ chức tại TPHCM, Phạm Văn Cung đã tìm cách tiếp cận và làm quen với bà N.T.H.P (sinh năm 1972). Sau đó, Cung mời bà P đến tham quan chùa Phước Quang và Trung tâm Suối nguồn tình thương tại Vĩnh Long.
Biết bà P. là người giàu có, Cung nói dối do xây dựng các hạng mục của nhà chùa và trung tâm còn thiếu nợ số tiền 6,5 tỷ đồng, không có khả năng thanh toán. Tin lời, bà P. đem 700 triệu đồng cho Cung mượn.
Bị can Phạm Văn Cung (Ảnh: Công an Vĩnh Long cung cấp).
"Cựu" trụ trì còn dựng nên câu chuyện bắt cóc, thuê một số người làm nghề bốc vác ở cửa khẩu Lạng Sơn đóng giả làm bọn bắt cóc, còn Cung giả giọng run sợ, hoảng hốt để nạn nhân tin là có thật. Sau đó, bà P. đã chuyển cho Cung hơn 5,7 tỷ đồng.
Chưa dừng lại, Cung tiếp tục sử dụng điện thoại số ở Trung Quốc nhắn tin cho bà P. nói rằng hắn đang nợ 7 tỷ đồng và đang bỏ trốn sang Trung Quốc không dám về Việt Nam. Cung gửi kèm hình ảnh đang mặc áo thầy tu, một phần vạt áo bị đốt cháy, đang lẩn trốn trong rừng và yêu cầu chuyển tiền. Bà P. tin đó là thật và tiếp tục chuyển hơn 7 tỷ đồng cho Cung.
Tháng 6/2015, Cung tiếp tục nói đang bệnh rất nặng và đã bỏ trốn, còn thiếu chủ nợ khác 4,5 tỷ đồng. Nạn nhân tin tưởng chuyển khoản hơn 4 tỷ đồng, số còn lại đưa tiền mặt theo hướng dẫn của Cung.
Tháng 7/2015, Cung cùng với đồng bọn nhờ người khác đóng giả làm chủ tiệm cầm đồ. Cung nói với nạn nhân đang cầm cố ô tô và nhờ chuộc giúp, sau đó chiếm đoạt 600 triệu đồng.
Tổng số tiền Cung chiếm đoạt của bà P. là hơn 18 tỷ đồng. Sau đó, Cung trả cho nạn nhân gần 6 tỷ đồng và nhờ người khác chuyển trả một tỷ đồng. Tổng số tiền Cung còn chiếm đoạt của nạn nhân là 11,6 tỷ đồng.
"Nổ" bản thân là đặc phái viên quốc tế để đánh bóng tên tuổi
Sau khi lừa đảo được bà P, năm 2017 trong một dịp lễ hội đến thờ mẫu tại chùa ở Hà Nội, Phạm Văn Cung đã chủ động làm quen với bà B.T.N (sinh năm 1972).
Phạm Văn Cung thời điểm chưa bị bắt (Ảnh: CTV).
Với màn kịch cũ, Cung tiếp tục mời bà N đến chùa Phước Quang để tham quan. Khi chiếm được lòng tin của bà N. Cung dùng số điện thoại 0909.997.999 nhắn tin nội dung Cung bị xã hội đen bắt ép, dọa giết.
Trước khi thực hiện hành vi này, Cung đã bàn bạc với đồng bọn rất kỹ và bà N đã tin tưởng, gửi hơn 26 tỷ đồng để cứu Cung.
Chưa dừng lại ở đó, tháng 10/2018 Cung gặp bà H.T.Y (sinh năm 1965) tại Liên bang Nga. Cung chủ động làm quen và xin số điện thoại bà Y.
Tháng 1/2019, khi về Việt Nam Cung liên lạc với bà Y và "nổ" là "đặc phái viên của Ủy ban tuyên dương khen thưởng Phật giáo Chính phủ Sri Lanka", thường được cử đi nước ngoài để làm "mật vụ, tình báo" trong các lĩnh vực tôn giáo nhạy cảm.
Cung bịa ra có mối quan hệ quen biết với rất nhiều lãnh cấp cao và tự ghép hình ảnh chụp chung với lãnh đạo để tạo lòng tin với bà Y. Khi bà Y tin tưởng Cung đưa ra nhiều thông tin gian dối để bà Y. chuyển khoản và đưa tiền mặt cho Cung 11 lần với số tiền hơn 17 tỷ đồng. Ngoài ra, Cung còn hỏi mượn tiền bà Y. mua ô tô đi lại.
Ở một vụ việc khác, năm 2020, Cung gặp ca sĩ H.Q.H tại TPHCM. Khi biết nữ ca sĩ có người bạn đang ở nước ngoài, mong muốn về Việt Nam định cư hợp pháp và đang cần người giúp làm thủ tục. Phạm Văn Cung tiếp tục nổ y là "mật vụ, tình báo" và có thể lo vụ này.
Cung yêu cầu ca sĩ H. "đóng phí" hồ sơ một triệu USD và chuyển trước 50% hắn mới giúp đỡ. Tin lời gã sư "hổ mang", nữ ca sĩ đã chuyển hơn 13 tỷ đồng cho Cung.
Theo cáo trạng của viện kiểm sát, với vai trò chủ mưu, được sự giúp sức của Lê Nguyên Khoa và Nguyễn Tuấn Sĩ, Phạm Văn Cung đã lừa đảo trót lọt của 4 bị hại nói trên tổng số tiền gần 68 tỷ đồng. Số tiền lừa đảo Cung chia cho các đồng phạm, dùng trả nợ và tiêu xài cá nhân.
Thuê ô tô mang đi cầm cố 300 triệu đồng rồi dàn cảnh lừa đảo dễ không tưởng Thuê ô tô được 2 ngày, Tường mang đi cầm đồ lấy 300 triệu đồng, sau đó dàn cảnh lấy lại chiếc xe một cách dễ dàng. Ngày 4/3, cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an thị xã Bến Cát - tỉnh Bình Dương đã tạm giữ hình sự Trần Danh Tường (25 tuổi, quê Bình Thuận) để điều tra hành...