Thủ đoạn làm vàng giả đóng nhãn hiệu vàng uy tín
Với kinh nghiệm tay nghề, Hoàng đã pha vàng lẫn bạc tạo thành phẩm nhẫn vàng nam tango. Sau đó, dùng khung chữ và số các hiệu vàng uy tín, nổi tiếng đóng lên.
Đối tượng Kiều Tấn Hoàng bị bắt
Chiều ngày 1/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi cho biết, vừa tiến hành lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Kiều Tấn Hoàng, 30 tuổi (ở thôn Phú An, xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) về hành vi sản xuất, mua bán vàng giả.
Kiều Tấn Hoàng vừa là con rể vừa là thợ chính của hiệu vàng Trung Tuân, ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức do ông Bùi Văn Trung làm chủ.
Ngoài việc phụ trách chính kỹ thuật làm vàng, Hoàng còn đứng ra mua bán vàng khi có khách đến.
Với kinh nghiệm tay nghề, Hoàng đã nảy sinh lòng tham sản xuất vàng giả bán.
Tại hiệu vàng Trung Tuân, Kiều Tấn Hoàng sử dụng bộ đồ nghề để sản xuất vàng giả.
Ban đầu Kiều Tấn Hoàng lấy sợi dây chuyền vàng của các hiệu uy tín. Phía trong sợi có ống rỗng, Hoàng dùng kỹ thuật nhét bạc vào phía trong ống một cách tỉ mỉ rồi gia công lại, mắt thường không thể phát hiện.
Video đang HOT
Sợi dây chuyền có trọng lượng vàng thật 2 chỉ, nhưng khi nhét bạc vào thì trọng lượng vàng lên gần 4 chỉ.
Để an toàn, Kiều Tấn Hoàng mang sợi dây chuyền vàng lên huyện Nghĩa Hành bán. Khi nhận dây chuyền vàng, chủ hiệu vàng dùng hóa chất kiểm tra sơ lược cho thấy vàng thật và mua. Với thủ đoạn này, tại hiệu vàng của cha vợ, Kiều Tấn Hoàng làm điểm sản xuất vàng giả đem đi bán.
Tiếp đó, Kiều Tấn Hoàng mua được bộ khung chữ và số các hiệu vàng uy tín trong nước để làm vàng giả. Lần này, Hoàng pha 50% vàng, 50% bạc và dùng máy khò đổ vào khung nấu ra nhẫn vàng nam tango. Sau đó, dùng khung chữ và số các hiệu vàng uy tín, nổi tiếng đóng lên nhẫn.
Với chiêu thức này, cặp mắt thường không thể nào nhận ra nhẫn tango có tên thương hiệu uy tín bị làm giả.
Kiều Tấn Hoàng rủ chị ruột là Kiều Thị Nguyệt, 40 tuổi, ở xã Đức Hiệp và anh rể là Trần Văn Hát, 42 tuổi, ở xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức giúp việc cho y bán vàng.
Mỗi lần đi bán, Hoàng chở người chị hoặc anh rể đến gần hiệu vàng, Hoàng đứng ngoài đợi. Sau mỗi lần nhờ chị ruột, anh rể bán, Hoàng trả thù lao vài trăm nghìn đồng.
Khám xét nơi Kiều Tấn Hoàng làm giả vàng
Theo chị Phạm Thị T., 35 tuổi, chủ hiệu vàng Thanh Thuỷ, ở huyện Nghĩa Hành: “Cách đây 2 tháng tôi mua một sợi dây chuyền vàng gần 3 chỉ của một người đàn ông lạ mặt. Nhìn sợi dây chuyền tôi nghĩ là vàng thật nên mua.
Hơn tháng sau tôi mua một chiếc nhẫn vàng tango của một phụ nữ đến bán. Thấy nhẫn có khắc chữ, số của một hiệu vàng nổi tiếng ở Tp Hồ Chí Minh nên tôi cũng mua không một chút nghi ngờ.
Vài hôm sau tôi đem nhẫn trên ra nấu, trong lúc khò lửa thì vàng chảy ra chất màu đen. Lúc này mới biết là vàng giả. Nếu mà không tình cờ đem vàng nấu thì không biết vàng giả”.
Thượng tá Nguyễn Tấn Chuân – Phó Trưởng Công an huyện Nghĩa Hành cho biết, từ thông tin một chủ hiệu vàng cung cấp đã mua vàng giả, Công an huyện đã lập tổ điều tra truy xét. Đồng thời, thông báo đến các hiệu vàng trên địa bàn huyện nếu có nghi ngờ đối tượng báo công an xử lý.
Chiều ngày 30/10, bà Kiều Thị Nguyệt đi bộ đem vàng Thế Anh, ở xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành bán 1 chỉ vàng. Tiếp đó bà Nguyệt đi bộ đến hiệu vàng Phú Thứ, ở gần đó bán thì lực lượng trinh sát ập đến bắt giữ.
Thấy chị ruột bị bắt, Kiều Tấn Hoàng đang điều khiển xe máy đã bỏ trốn.
Tổ chức khám xét hiệu vàng Trung Tuân, lực lượng Công an thu giữ trên 50 bộ chữ, số các hiệu vàng nổi tiếng và bộ khuôn nhẫn vàng.
Bước đầu xác định tại huyện Nghĩa Hành có gần 10 hiệu vàng bị lừa mua vàng giả của Kiều Tấn Hoàng. Công an huyện đã thu giữ 7 nhẫn vàng giả tango (mỗi nhẫn 2 chỉ) và một sợi dây chuyền vàng giả.
Được biết, hiện nay còn nhiều hiệu vàng bị lừa mua vàng giả nhưng không dám báo Công an vì sợ mất uy tín hiệu vàng.
Hiện Công an huyện Nghĩa Hành, thông báo những ai là nạn nhân thủ đoạn trên đến Công an huyện Nghĩa Hành phối hợp giải quyết.
Theo Xahoi
Án nặng vì cướp vàng... giả
Vừa mãn hạn tù chưa kịp xóa án tích thì Giáo và Nhân lại tiếp tục ra tay cướp giật, Chỉ trong 5 ngày, 2 đối tượng đã ra tay cướp 2 sợi dây chuyền vàng. Nhưng khi mang đi bán, chúng mới ngã ngửa vì là vàng giả.
Năm 2009, Nguyễn Trọng Nhân (23 tuổi, trú xã Diên Phú, TP.Pleiku, Gia Lai) bị TAND TP.Pleiku tuyên phạt gần 4 năm tù giam vì tội "cướp tài sản"; còn Nguyễn Tường Giáo (21 tuổi, trú phường Hội Phú, TP.Pleiku) bị TAND TP.Pleiku tuyên phạt 27 tháng tù giam vì tội "trộm cắp tài sản" năm 2010. Sau khi mãn hạn tù, dù chưa kịp xóa án tích nhưng cả 2 đối tượng này đã kết hợp với nhau gây ra hàng chục vụ cướp giật trên địa bàn.
Cáo trạng cho biết, khoảng thời gian từ 17/2/2013- 2/3/2013, Giáo và Nhân đã dùng xe máy gây ra 9 vụ cướp giật tại TP.Pleiku với số tiền trên 13 triệu đồng. Trong đó, có 2 vụ khá khôi hài: ngày 17/2, hết tiền tiêu nên Giáo và Nhân rủ nhau đi cướp giật.
Chúng lái xe đến phường Trà Bá (TP.Pleiku) giật thành công sợi dây chuyền của một phụ nữ bán cơm. Khi chúng mang "chiến lợi phẩm" đi tiêu thụ thì mới té ngửa sợ dây chuyền "vàng" được làm bằng nhôm mạ vàng; 5 ngày sau, trong lúc đi tìm "con mồi", 2 đối tượng đã giật 1 sợi dây chuyền màu vàng của 1 phụ nữ ven đường đang dừng xe nghe điện thoại. Khi mang ra tiệm vàng bán, chúng mới biết mình đã cướp phải vàng giả.
Nhân trước vành móng ngựa
Ngày 13/8/2013, TAND TP.Pleiu đã xét xử sơ thẩm và phạt Giáo và Nhân mỗi đối tượng 6 năm tù giam vì tội "cướp tài sản". Cho rằng bản án này quá nặng nên Nhân đã làm đơn kháng cáo để mong nhận được sự "công minh" cho bản thân. Tại phiên phúc thẩm ngày 22/10, Nhân đã không đưa ra được tình tiết nào để hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt, và trước những lập luận của Hội đồng xét xử, Nhân đã tự nguyện rút đơn kháng cáo.
Thiên Thư
Theo Dantri
3 tài xế bị bắt vì làm chuyện người lớn với em bé Chiều 23-10, Công an huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, cho biết đã bắt giam 3 tài xế giao cấu với trẻ em. Ba tài xế Ly, Thắm, Vương Các đối tượng gồm Nguyễn Văn Ly, Lê Văn Thắm, đều 20 tuổi, ở xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành và Trương Quốc Vương, 24 tuổi, ngụ xã Phù Mỹ, huyện Bình Định, đều là...