Thủ đoạn làm giàu của gia tộc Chu Vĩnh Khang

Theo dõi VGT trên

Mua rẻ bán đắt, mua không bán có, mua quan bán tước, nhận t.iền chạy án là những thủ đoạn mà người thân Chu Vĩnh Khang sử dụng để thu vét tài sản.

Từng là một trong những chính trị gia quyền thế nhất Trung Quốc, cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang như chiếc ô bảo hộ vững chắc cho con trai, con dâu, anh em, thông gia giành được những hợp đồng và cơ hội làm ăn béo bở, từ đó gây dựng nên đế chế kinh doanh trị giá hàng tỷ USD.

Theo Reuters, đế chế của gia tộc họ Chu có trị giá khoảng 90 tỷ nhân dân tệ (14,5 tỷ USD). Chỉ riêng con trai, con dâu và bà thông gia của Chu Vĩnh Khang đã là chủ hoặc tham gia cổ phần vào 37 công ty, với đa số trong đó liên quan đến lĩnh vực dầu khí. Chu từng có thời gian dài lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (CNPC).

Con nối nghiệp cha

Thủ đoạn làm giàu của gia tộc Chu Vĩnh Khang - Hình 1

Chu Bân, con trai trưởng của Chu Vĩnh Khang. Ảnh: Sina

“Không đẹp trai, nhưng cũng không xấu, có đôi mắt rất giống bố”, Caixindẫn lời một nhà đầu tư người Bắc Kinh miêu tả về Chu Bân, con trai cả của Chu Vĩnh Khang. “Chu Bân là người thâm trầm, ít nói, không có vẻ thích thể hiện của con ông cháu cha”.

Chu Bân sinh năm 1972, là con cả của Chu Vĩnh Khang với người vợ đầu, bà Vương Thục Hoa. Năm 1989, Chu Bân theo nghiệp cha, thi vào Đại học Dầu khí Tây Nam, theo học ngành tiếng Anh. Đây cũng là trường cũ của Lý Hoa Lâm, Vương Đạo Phú, Nhiễm Tân Quyền, ba cựu phó tổng giám đốc của CNPC. Ba người là thuộc hạ thân tín của Tưởng Khiết Mẫn, bàn tay kéo dài của Chu Vĩnh Khang trong ngành dầu khí.

Năm 1993, Chu Bân sang bang Texas, Mỹ, học cao học chuyên ngành dầu khí. Tại đây, Chu yêu và lấy Hoàng Uyển, cháu nội nhà địa chất danh tiếng Trung Quốc Hoàng Cập Thanh. Bố mẹ vợ của Chu là Hoàng Du Sinh và Chiêm Mẫn Lợi.

“Từ hồi du học, Chu Bân đã bắt đầu tập làm ăn, thông qua quan hệ bán thiết bị dầu khí của doanh nghiệp nước ngoài cho các công ty trong nước”, một người bạn học của Chu cho biết.

Năm 2001, vợ chồng Chu Bân chuyển về sống tại Bắc Kinh. Chu Vĩnh Khang khi đó đang là bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, một trong những tỉnh đông dân nhất Trung Quốc.

Ba năm sau, Chu Bân lấy danh nghĩa của mẹ vợ đầu tư 4 triệu nhân dân tệ (670 nghìn USD) thành lập Công ty kỹ thuật dầu khí, khí đốt Trung Húc, rồi tăng dần vốn điều lệ lên 20 triệu nhân dân tệ (3,3 triệu USD).

Thủ đoạn trục lợi chính của Chu Bân là thông qua quan hệ của bố, giành được các hợp đồng hoặc quyền khai thác dầu với giá thấp, rồi bán chuyển tay cho doanh nghiệp tư nhân khác với giá cao.

Ngay sau khi thành lập, Trung Húc giành được hợp đồng số hóa hệ thống quản lý của 8000 trạm xăng thuộc hơn 10 công ty con của CNPC, cùng rất nhiều dự án phân phối khác của tập đoàn này.

Theo số liệu của Cục Công thương Bắc Kinh, doanh thu của Trung Húc rất ổn định, đều vượt mức 20 triệu USD mỗi năm trong giai đoạn 2009-2011. Cũng trong thời gian này, Chiêm Mẫn Lợi chuyển lại toàn bộ cổ phần công ty sang tên con rể. Năm 2012, Hoàng Uyển đứng tên làm chủ công ty.

Tuy nhiên, bà Chiêm cho biết bản thân không biết gì về các tài sản đứng tên mình. “Tôi chưa từng thấy những mỏ dầu đó, cũng không biết việc rửa t.iền là sao”, New York Times dẫn lời bà cho biết. “Tài sản đứng tên bố hoặc mẹ là cách làm thông thường tại Trung Quốc”.

Gia đình Chiêm Mẫn Lợi đã di cư sang Mỹ từ hơn 30 trước. Bà hiện sống tại một căn biệt thự trị giá hơn 700 nghìn USD tại bang Nam California, Mỹ. Chồng và con gái bà hiện bị bắt giữ để phục vụ công việc điều tra vụ Chu Vĩnh Khang.

Phi vụ làm ăn lớn nhất của Chu Bân là việc thông qua mối quan hệ với Tưởng Khiết Mẫn, giành được quyền khai thác hai lô dầu thuộc mỏ dầu Trường Khánh, với giá chỉ hơn 10 triệu nhân dân tệ (1,7 triệu USD). Sau đó, Chu thông qua bạn học là Mễ Hiểu Đông, bán lại quyền trên cho một công ty năng lượng tư nhân với giá 550 triệu nhân dân tệ (92 triệu USD).

“Việc này do đích thân Tổng giám đốc Tưởng Khiết Mẫn chỉ thị, các phó tổng giám đốc phụ trách đều ký tên phê duyệt thông qua”, một cán bộ CNPC nhớ lại.

Vụ làm ăn trên diễn ra vào năm 2007. Năm đó, Chu Vĩnh Khang được bầu vào thường vụ Bộ Chính trị, giữ chức bí thư Ủy ban Chính pháp, quản lý toàn bộ hệ thống an ninh, công an, tòa án, kiểm sát của Trung Quốc.

“Việc buôn đi bán lại các mỏ dầu đều phải xem gia thế mạnh đến đâu. Trong ngành này còn ai mạnh được hơn Chu Bân. Chúng tôi cũng đành chịu thua”, một doanh nhân từng tham gia cạnh tranh với Chu cho biết.

Náo động thương trường Tứ Xuyên

Video đang HOT

Thủ đoạn làm giàu của gia tộc Chu Vĩnh Khang - Hình 2

Người thân Chu Vĩnh Khang thông qua các thuộc hạ thân tín của Chu là Lý Xuân Thành (trên) và Tưởng Khiết Mẫn (dưới), giành được các hợp đồng béo bở. Ảnh:Dongwang

Khi còn ở Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Khang từng cấm con trai đầu tư vào tỉnh này. Nhưng sau khi Chu chuyển lên trung ương nhậm chức bộ trưởng Công an vào năm 2002, vợ chồng Chu Bân, Hoàng Uyển lập tức triển khai hoạt động kinh doanh tại đây.

Tháng 4/2002, Hoàng Uyển và 4 đối tác khác thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Siêu Việt. Công ty này ngay lập tức ký kết thỏa thuận khai thác khu du lịch núi Cửu Đỉnh với chính quyền huyện Mậu, Tứ Xuyên, với khai thác độc quyền trong thời gian 50 năm.

Sau khi thuê một công ty thiết kế của Mỹ lên dự án và quay video quảng cáo, Hoàng liên hệ với Tập đoàn Hán Long của Lưu Hán, đề nghị bán lại. Lưu Hán khi đó là một trong những người giàu nhất Tứ Xuyên. Sau khi xác nhận thân thế của Hoàng Uyển, Lưu quyết định mua lại với giá 20 triệu nhân dân tệ (3,3 triệu USD).

“Khi đó, một số lãnh đạo công ty cho rằng khu du lịch đó vị trí không đẹp, nhưng Lưu Hán nói cứ mua, chỉ cần giá cả không quá đáng là được”, một quản lý của Tập đoàn Hán Long cho hay. “Lưu chịu lỗ là để giữ quan hệ với Chu Bân”. Sau này, Chu giúp Lưu giành quyền hòa vốn với Công ty điện lực Hưng Đỉnh của tỉnh Tứ Xuyên.

Mạng lưới kinh doanh của Chu Bân tại Tứ Xuyên còn vươn sang lĩnh vực thủy điện. Năm 2006, Chu Bân thông qua người đại diện là Ngô Binh, thành lập hai công ty thủy điện và một loạt công ty chân rết khác. Hệ thống công ty này nhận thầu hai công trình là trạm thủy điện sông Đại Độ và trạm thủy điện Cách Thập Tra, với tổng vốn đầu tư lần lượt là 5,3 tỷ nhân dân tệ (883 triệu USD) và 3,2 tỷ nhân dân tệ (530 triệu USD).

“Các dự án dọc sông Đại Độ vốn do Tập đoàn Điện lực Quốc gia nắm giữ, nên việc các công ty của Chu Bân giành được quyền đầu tư khiến cả thương trường Tứ Xuyên lác mắt”, một doanh nhân ngành điện lực địa phương cho biết. “Những thương vụ thế này còn cần sự đồng ý của Bộ Đất đai và Tài nguyên”.

Trước khi đến Tứ Xuyến, Chu Vĩnh Khang từng là bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đất đai và Tài nguyên.

Cả họ được nhờ

Thủ đoạn làm giàu của gia tộc Chu Vĩnh Khang - Hình 3

Căn biệt thự của nhà học Chu ở Vô Tích. Chu Nguyên Hưng, em trai thứ hai của Chu Vĩnh Khang sống tại đây. Ảnh: Xinhua

Sau khi người vợ đầu qua đời trong một vụ t.ai n.ạn, năm 2001, Chu Vĩnh Khang lấy Giả Hiểu Diệp, biên tập viên của Đài truyền hình Trung ương (CCTV). Với sự bảo trợ của Chu, em gái Giả là Giả Hiểu Hà cũng vào làm trong ngành dầu khí.

Năm 2003, Giả Hiểu Hà là người phát ngôn của CNPC tại Ecuador. Sau này, Giả được thăng làm tổng giám đốc CNPC chi nhánh Canada, ủy viên Thương hội Trung Quốc tại Canada, dưới tên Margaret Jia.

Hai người em của Chu Vĩnh Khang là Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh đều sống tại quê nhà Vô Tích. Kể từ khi anh trưởng làm quan lớn, nhà họ Chu cũng càng ngày càng giàu.

Theo lời kể của người dân địa phương, bố con Chu Nguyên Hưng chuyên nhận t.iền để chạy án. “Nghe nói có trường hợp bí thư đảng ủy một thị trấn gần đó bị điều tra, người nhà đến cầu cạnh Chu Nguyên Hưng. Chu rao giá 150 nghìn nhân dân tệ (25 nghìn USD), nhưng không hứa trước gì”, người này nói.

Một người dân khác cho hay, Chu Nguyên Hừng từng khoe khoang rằng chỉ cần đi một vòng là kiếm được chắc 400 ngàn nhân dân tệ (67 nghìn USD), nhấc điện thoại là liên lạc được với lãnh đạo cấp tỉnh.

Tuy nhiên, gia đình người em Chu Nguyên Thanh mới thực sự là những người kiếm được lợi lớn từ thanh thế của Chu Vĩnh Khang. Em dâu là Chu Linh Anh, thông qua mạng lưới quan hệ của anh chồng, tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, như khai thác khoáng sản, buôn bán thiết bị dầu khí, bất động sản. “Chu Linh Anh rất giỏi, làm ăn lớn, nghe đâu sở hữu tới hơn 3000 trạm xăng trên cả nước”, một đối tác làm ăn của nữ thương nhân này cho biết.

Năm 2007, Chu Linh Anh và con trai là Chu Phong bỏ vốn 50 triệu nhân dân tệ (8,3 triệu USD) thành lập Công ty đầu tư Hoằng Hán, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, quản lý đầu tư và phát triển công nghệ, nắm quyền kiểm soát 20 công ty con.

Cũng trong năm đó, công ty của nhà họ Chu phối hợp với Cục quản lý dầu khí Tứ Xuyên thành lập công ty khai thác khoáng sản Hồng Phong, với vốn điều lệ lên đến 300 triệu nhân dân tệ (50 triệu USD). Gia tộc này chiếm 90% cổ phần công ty. Đến năm 2011, giá trị tài sản của Hồng Phong tăng gấp đôi, đạt mức 760 triệu nhân dân tệ (127 triệu USD).

Năm 2010, Chu Linh Anh còn đầu tư 19 triệu nhân dân tệ (3,1 triệu USD) xây dựng đại lý độc quyền xe Audi duy nhất ở Giang Tô, một trong 5 doanh nghiệp độc quyền trên toàn Trung Quốc. Theo báo cáo tài chính, doanh thu của đại lý đạt 659 triệu nhân dân tệ (110 triệu USD) trong năm 2012, nhưng báo lại lỗ đến gần 16 triệu (2,7 triệu USD), khiến tổng t.iền thuế phải nộp chỉ có 300 ngàn nhân dân tệ (50 nghìn USD).

“Mở đại lý Audi không dễ, đâu phải chỉ có t.iền là được, cần phải có mối quan hệ cực mạnh”, đại diện một doanh nghiệp ô tô tại Bắc Kinh cho biết. “Audi là sự lựa chọn hàng đầu các cơ quan nhà nước khi sắm xe công vụ”.

Đức Dương

Theo VNE

Chu Vĩnh Khang xây dựng đế chế quyền lực của mình như thế nào

Chu Vĩnh Khang đã xây dựng đế chế thông qua việc cài cắm thân tín vào lĩnh vực mình từng phụ trách, và liên minh với cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai.

Năm 1985, Chu Vĩnh Khang được điều động từ Cục Khảo sát dầu khí Liêu Hà lên Bắc Kinh, đảm nhiệm chức vụ thứ trưởng Dầu khí, phụ trách mảng sản xuất. Đây là bước chuyển mình quan trọng trong sự nghiệp của Chu, chuyển từ địa phương lên trung ương công tác. Năm đó, Chu 43 t.uổi.

Chu Vĩnh Khang xây dựng đế chế quyền lực của mình như thế nào - Hình 1

Năm 2009, Chu Vĩnh Khang (giữa) đến dự một cuộc họp của Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc, do thuộc hạ thân tín là Tưởng Khiết Mẫn (trái) chủ trì. Tưởng khi đó là tổng giám đốc tập đoàn. (Ảnh: Takungbao)

"Căn cứ địa" dầu khí

Năm 1988, Bộ Dầu khí giải thể, chuyển đổi thành Tổng công ty Dầu khí Trung Quốc (CNPC). Chu trở thành Phó Tổng giám đốc, hàm tương đương thứ trưởng. Trong hai năm sau đó, Chu còn kiêm nhiệm các chức vụ như tổng chỉ huy dự án khai thác dầu Tarim thuộc khu tự trị Tân Cương, cục trưởng Cục Quản lý mỏ dầu Thắng Lợi, Bí thư thành ủy Đông Doanh thuộc tỉnh Sơn Đông.

Việc Chu Vĩnh Khang được trọng dụng, giao phó đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, là bởi nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ủy viên Quốc vụ Tống Kiện. Năm 1987, Chu từng được phân công tháp tùng ông Tống khảo sát mỏ dầu Tarim.

Cũng trong thời gian phụ trách mỏ dầu Thắng Lợi, Chu lần đầu quen biết Tưởng Khiết Mẫn, thuộc hạ thân tín sau này. Cũng chính nhờ quan hệ tốt với lãnh đạo, Tưởng được thăng chức trợ lý tổng giám đốc CNPC vào năm 1999, sau khi Chu chuyển sang đảm nhiệm chức bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên.

Cuối năm 1996, Chu Vĩnh Khang được đề bạt làm tổng giám đốc CNPC, sau khi người t.iền nhiệm về hưu. Một năm sau, tại Đại hội 15 của đảng Cộng sản Trung Quốc, Chu lần đầu trở thành ủy viên trung ương đảng.

"Chu Vĩnh Khang chỉ mới lên chức tổng giám đốc chưa đầy hai năm, mà đã được bầu vào trung ương. Tốc độ thăng tiến nhanh đến chóng mặt", Caixin dẫn lời một cựu quan chức ngành dầu khí cho biết.

Tháng 3/1998, Trung Quốc tiến hành cải cách cơ cấu chính phủ, thành lập Bộ Đất đai và Tài nguyên. Chu được điều động sang làm bộ trưởng đầu tiên của cơ quan này.

Giới quan sát đều đ.ánh giá rằng đây là bước chuyển mình quan trọng trên đường hoạn lộ của Chu Vĩnh Khang, bởi sau năm 1998, chức tổng giám đốc CNPC chỉ mang hàm thứ trưởng. Nếu Chu muốn phát triển lên cao nữa, việc tham gia chính phủ là cơ hội ngàn năm có một.

Nhưng ngành dầu khí vẫn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đế chế quyền lực của Chu. 31 năm công tác và lãnh đạo ngành dầu khí đã tạo dựng nền móng vững chắc để Chu Vĩnh Khang bước lên hàng lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.

Ba năm làm chủ Tứ Xuyên

Cuối năm 1999, Chu Vĩnh Khang được điều động về đảm nhiệm chức bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, một trong những tỉnh nông nghiệp đông dân nhất Trung Quốc. Trước khi Chu Vĩnh Khang đến Tứ Xuyên, các đời lãnh đạo chủ chốt ở đây đều là người địa phương. Sự xuất hiện của Chu được cho là một luồng gió mới thổi vào quan trường tỉnh này. "Chu Vĩnh Khang rất quyết đoán, đã thay đổi cách quản lý Tứ Xuyên trước đây", một cựu quan chức tỉnh cho biết.

Sau khi nhậm chức, việc đầu tiên mà Chu xử lý là vấn đề nhân sự, nhằm gây dựng uy thế và phe cánh thân tín. Những thuộc hạ này cũng trở thành tai mắt và người đại diện của Chu tại Tứ Xuyên, khi ông này đảm nhiệm những chức vụ cao hơn tại trung ương.

Chu Vĩnh Khang xây dựng đế chế quyền lực của mình như thế nào - Hình 2

Bộ ba Lý Xuân Thành, Quách Vĩnh Tường và Lý Sùng Hy (từ trái sang phải) là thuộc hạ thân tín mà Chu Vĩnh Khang cài cắm ở tỉnh Tứ Xuyên. (Ảnh: Takungbao)

Năm 2000, Chu bổ nhiệm Lý Sùng Hy vào chức chánh văn phòng tỉnh ủy, bất chấp sự phản đối của các lãnh đạo tỉnh khác, do Lý đang b.ị t.ố cáo có dấu hiệu tham nhũng. Cuối năm đó, Lý được bầu bổ sung vào thường vụ tỉnh ủy.

Khi Chu rời Tứ Xuyên vào năm 2002, Lý được đề bạt làm Phó Bí thư tỉnh ủy kiêm bí thư Ủy ban Kỷ luật và Kiểm tra tỉnh. Sau 10 năm đảm nhiệm chức vụ phó bí thư, năm 2013, Lý được thăng chức Chủ tịch Ủy ban Chính hiệp tỉnh, mang hàm bộ trưởng.

Một thuộc hạ thân tín khác của Chu Vĩnh Khang tại Tứ Xuyên là Lý Xuân Thành. Với sự hậu thuẫn của Chu, Lý Xuân Thành được đề bạt làm thị trưởng Thành Đô vào năm 2001. Cuối năm 2002, Lý được bầu làm ủy viên dự khuyết trung ương đảng, một năm sau thăng lên chức bí thư thành ủy. Đầu năm 2011, Lý Xuân Thành được bổ nhiệm thành phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên.

"Với hai nhiệm kỳ làm Bí thư thành ủy Thành Đô, rồi Phó Bí thư tỉnh ủy, Lý Xuân Thành có quyền lực rất lớn trong hàng ngũ lãnh đạo tỉnh, là bàn tay nối dài của Chu Vĩnh Khang", một quan chức tỉnh Tứ Xuyên cho biết.

Thuộc hạ tâm phúc nhất của Chu Vĩnh Khang tại Tứ Xuyên là Quách Vĩnh Tường, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh này. Quách từng có thời gian dài làm thư ký cho Chu khi còn trong ngành dầu khí và sau này là ở bộ Đất đai và Tài nguyên. Quách cũng là một trong số ít những cấp dưới mà Chu đưa đi cùng đến Tứ Xuyên.

Sau khi Chu Vĩnh Khang vào Bộ Chính trị, Quách tiếp tục ở lại Tứ Xuyên và được bầu vào thường vụ tỉnh ủy. Năm 2006, Quách được đề bạt làm phó chủ tịch tỉnh, hai năm chuyển sang chức phó chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh.

"Ông ta biết lãnh đạo nghĩ gì, công việc nên báo cáo với lãnh đạo ra sao. Vì vậy, quan trường Tứ Xuyên đều gọi ông ta là đại ca", quan chức trên cho biết. "Quách được cho là tai mắt của Chu Vĩnh Khang tại Tứ Xuyên, là cầu nối với thượng cấp".

"Sa hoàng" an ninh Trung Quốc

Năm 2002, Chu Vĩnh Khang nằm trong danh sách được quy hoạch vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ mới. Khi đó có hai luồng thông tin dự đoán về chức vụ tương lai của Chu, một là chức Phó Thủ tướng, hai là chức Bộ trưởng Công an kiêm Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (hay Ủy ban Chính pháp).

Tuy nhiên sau vụ k.hủng b.ố 11/9 tại Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc nhận định rằng tình hình an ninh diễn biến phức tạp, cần một cán bộ lão luyện phụ trách công tác an ninh và thực thi pháp luật. "Chu Vĩnh Khang xuất thân từ ngành dầu khí, vốn có mô hình quản lý bán quân sự, lại không có nhiều liên hệ cá nhân với hệ thống an ninh, nên được coi là ứng viên số một cho chức Bộ trưởng Công an", một quan chức ngành chính pháp cho hay.

Tháng 11/2002, Trung Quốc tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 16, Chu Vĩnh Khang được bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Một tháng sau, Chu được bổ nhiệm vào chức Phó Bí thư Ủy ban Chính pháp kiêm Bộ trưởng Công an, Bí thư Đảng ủy lực lượng cảnh sát vũ trang. Tháng 3/2003, địa vị của Chu trong chính phủ được củng cố hơn nữa, với chức vụ Ủy viên Quốc vụ.

Sau khi nhậm chức, Chu lập tức tiến hành chỉnh đốn toàn bộ hệ thống công an, an ninh, nêu cao yêu cầu "duy trì an ninh bằng mọi giá". Tháng 11/2003, "Nghị quyết của Trung ương Đảng về việc tăng cường và cải tiến hơn nữa công tác ngành công an" (Nghị quyết 13) ra đời. Theo đó, người đứng đầu cơ quan công an các cấp được cơ cấu vào thường vụ đảng ủy hoặc kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo cấp phó bên chính quyền.

"Nghị quyết này làm tăng sức nặng của ngành công an trong hệ thống hành chính. Thời đại duy trì ổn định bằng mọi giá bắt đầu từ đây", một cán bộ trong ngành công an bình luận.

Năm 2007, Chu Vĩnh Khang được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị, đảm nhiệm chức bí thư Ủy ban Chính pháp đầy quyền lực, quản lý toàn bộ hệ thống an ninh, công an, tòa án, kiểm sát của Trung Quốc.

Đây cũng là giai đoạn Trung Quốc tổ chức hàng loạt sự kiện quan trọng, như Olympic Bắc Kinh 2008, Lễ kỷ niệm 50 năm Quốc khánh 2009 và Triển lãm thế giới (Expo) Thượng Hải 2010. Vì vậy, công tác an ninh và duy trì ổn định được giới lãnh đạo Trung Quốc đặt lên hàng đầu.

Kinh phí dành cho công tác an ninh không ngừng tăng cao, vượt cả kinh phí cho quốc phòng. Năm 2012, dự toán kinh phí cho ngành an ninh đạt hơn 700 tỷ nhân dân tệ (116 tỷ USD), trong khi dự toán kinh phí quốc phòng là 670 tỷ (111 tỷ USD).

Trong bối cảnh chung đó, Chu kiêm nhiệm thêm chức tổ trưởng Tổ lãnh đạo công tác duy trì ổn định trung ương, trở thành Bí thư có quyền lực nhất trong lịch sử Ủy ban Chính pháp.

Liên minh với Bạc Hy Lai

Chu Vĩnh Khang xây dựng đế chế quyền lực của mình như thế nào - Hình 3

Chu Vĩnh Khang (thứ hai từ phải sang trái) và Bạc Hy Lai (ngoài cùng bên phải) tại hội nghị của đoàn Trùng Khánh bên lền kỳ họp Quốc hội Trung Quốc hồi tháng 3/2012. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Đồng minh quan trọng của Chu Vĩnh Khang trong Bộ Chính trị là Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh giai đoạn 2007 - 2012. Chu là người ủng hộ nhiệt tình nhất cho chiến dịch "đả hắc" của Bạc. Đây là chiến dịch nhằm đ.ập tan các băng nhóm tội phạm và các quan chức tham nhũng, nhưng cũng là nỗi khiếp sợ với những người dám công khai chỉ trích lãnh đạo thành phố.

Tháng 6/2009, Bạc Hy Lai và giám đốc công an thành phố lúc đó là Vương Lập Quân, phát động phong trào "đả hắc". Một tháng sau, Ủy ban Chính pháp do Chu đứng đầu ra văn bản ủng hộ, đồng thời yêu cầu các địa phương khác học tập kinh nghiệm của Trùng Khánh.

Có chỗ dựa là Chu, Bạc đẩy mạnh chiến dịch "đả hắc", bất chấp việc xuất hiện hàng loạt vụ án oan sai vì mục đích đấu đá chính trị. "Chu Vĩnh Khang tán thưởng mô hình quản lý xã hội kiểu này, phần nhiều là bởi những toan tính chính trị", Giáo sư Võ Bá Hân thuộc Đại học Công an nhân dân Trung Quốc bình luận.

Sau sự kiện Vương Lập Quân chạy trốn vào Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô hồi tháng 2/2012, Chu vẫn công khai sự ủng hộ với Bạc Hy Lai, bằng việc đến dự buổi họp của đoàn Trùng Khánh trong kỳ họp Quốc hội một tháng sau đó.

Tháng 9/2012, Bạc bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng, mở đường cho vụ xét án tham nhũng gây chấn động chính trường Trung Quốc trong nhiều năm qua. Vụ án Bạc Hy Lai được cho là bước đi đầu tiên trong thế trận điều tra Chu Vĩnh Khang của giới lãnh đạo mới Trung Quốc./.

Theo_VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ "trăm năm có một"
06:20:29 18/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Bầu cử Mỹ: Bà Harris chưa đẩy lùi được lợi thế về điều hành kinh tế của ông Trump
08:01:37 18/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Trở thành nữ sát thủ vì theo chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến
06:11:34 18/09/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên bị ĐH Ngoại Thương 'bóc trần' học vấn, dự thi quốc tế bất lợi?
17:00:45 19/09/2024
Bạn trai Jisoo lộ tin nhắn nhạy cảm với nữ streamer, ồn ào "săn gái" bị đào lại
17:14:54 19/09/2024
"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa ủng hộ thêm 7 tỷ đồng cho đồng bào vùng lũ lụt, chồng đại gia Hoàng Kim Khánh: Nếu thiếu t.iền làm từ thiện cứ bán cả siêu xe
17:46:19 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
B.ị t.ố "chặt chém" đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã "giảm giá 30%"
17:42:24 19/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
Phản ứng của phía Kỳ Duyên về thông tin chưa tốt nghiệp đại học
16:59:00 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024

Tin mới nhất

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Bốn địa phương trồng ngũ cốc của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn

19:56:39 19/09/2024
Như vậy, đây là địa phương sản xuất ngũ cốc thứ 4 của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lũ, sau các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Kemerovo.

Người Việt chung tay cứu trợ lũ lụt tại CH Séc

19:54:22 19/09/2024
Đoàn công tác đã đến 3 vùng bị thiệt hại nặng trong trận lũ vừa qua của CH Séc gồm Opava, Krnov và Jesenik, đều là những địa phương có người Việt sinh sống.

Myanmar: 268 người t.hiệt m.ạng do lũ lụt

19:47:48 19/09/2024
Trước tình hình khẩn cấp này, chính quyền Myanmar đã kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Ngày 18/9, một tàu hải quân Ấn Độ đã cập cảng Yangon để cung cấp viện trợ bao gồm thực phẩm, thuốc men và vật dụng thiết yếu.

Các nền kinh tế châu Á trước thách thức tái thiết khi bão chồng bão

19:45:39 19/09/2024
Khi những tàn dư của bão Yagi còn chưa được khắc phục hoàn toàn châu Á lại phải hứng chịu thêm một cơn bão khác. Sáng 16/9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải (Trung Quốc) với cường độ bão cấp 1.

Sri Lanka đóng cửa trường học để chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống

19:42:44 19/09/2024
Ông Wickremesinghe khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chương trình thắt lưng buộc bụng nếu đắc cử và cảnh báo rằng mọi chính sách chệch hướng so với yêu cầu của IMF sẽ dẫn đến nhiều rắc rối hơn.

Mỹ điều thêm quân tới đảo Alaska cách Nga chưa đầy 500 km

19:40:52 19/09/2024
Tuy nhiên, theo NORAD, số lượng các chuyến bay từ Nga vào vùng Alaska dao động hàng năm. Trung bình là 6-7 lần/năm. Năm ngoái, 26 máy bay Nga đã bay trong khu vực Alaska và tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay đã có 25 chiếc.

Đức tạm dừng xuất khẩu vũ khí sang Israel do các thách thức pháp lý

19:38:02 19/09/2024
Bộ Kinh tế Đức hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết hiện không có bất cứ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí nào của Đức đối với Israel.

Trí tuệ nhân tạo: Meta và Spotify đề nghị EU nhất quán quy định về AI

19:32:17 19/09/2024
Ngoài soạn thảo các quy tắc về bảo vệ dữ liệu, EU đã trở thành liên minh khu vực đầu tiên soạn thảo luật định quan trọng nhằm ngăn chặn việc lạm dụng công nghệ, đó là Đạo luật AI có hiệu lực vào đầu năm nay.

Động lực khiến ngày càng nhiều quốc gia triển khai ETA

19:28:43 19/09/2024
Ông Aaron Wong, nhà sáng lập trang web du lịch The MileLion, cho biết ETA là một dạng sàng lọc trước với các du khách miễn thị thực. Theo ông Wong, ETA khác với visa bởi dành cho những trường hợp lưu trú ngắn hạn.

Có thể bạn quan tâm

Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình

Sao việt

22:16:32 19/09/2024
Tôi cũng có t.uổi rồi, nên cần phải thực hiện cấy phôi càng sớm càng tốt. Đó cũng là mong ước của anh Tiến nhưng chưa thực hiện được - Bình Phương chia sẻ.

Tranh cãi nảy lửa tuyên bố của Jennie về bê bối hút thuốc

Sao châu á

22:14:04 19/09/2024
Vào ngày 19/9, Jennie (BLACKPINK) gây bùng nổ mạng xã hội khi xuất hiện trên bìa Harper s Bazaar Mỹ số tháng 10/2024.

Vũ Cát Tường tung MV 'Chỉ cần có nhau', chia sẻ quan điểm kết hôn

Nhạc việt

22:03:46 19/09/2024
Tối 19.9, Vũ Cát Tường trình làng MV Chỉ cần có nhau , kể chuyện tình ngọt ngào bằng âm nhạc dung dị, gần gũi. Cũng qua sản phẩm mới, giọng ca 32 t.uổi bày tỏ quan điểm của mình về chuyện kết hôn.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng

Netizen

21:38:10 19/09/2024
Chiều ngày 19/9, bầu trời Sapa (Lào Cai) hiện lên những đám mây với ánh sáng đỏ rực thu hút sự chú ý của nhiều người

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Phim điện ảnh có Jung Hae In lập kỷ lục phòng vé Hàn

Phim châu á

21:29:25 19/09/2024
Đố anh còng được tôi (tựa gốc: I, The Executioner) gây ấn tượng với thành tích vượt 4 triệu vé bán ra sau 6 ngày ra mắt tại Hàn Quốc.

NSND Hồng Vân thẳng thắn nhắc nhở đàn em Thy Nhung

Tv show

21:17:20 19/09/2024
Tiết mục nhạc kịch của nghệ sĩ Thy Nhung trong chương trình Tinh hoa hội tụ nhận nhiều góp ý từ giám khảo là NSND Hồng Vân.

Giọng ca nhóm OneRepublic khoe ảnh ăn phở, uống cà phê ở TP.HCM

Nhạc quốc tế

21:14:34 19/09/2024
Trên mạng xã hội, Ryan Tedder - giọng ca nhóm nhạc Mỹ OneRepublic, khiến fan Việt phấn khích khi đăng loạt ảnh du lịch TP.HCM.

Khán giả bình phim Việt: 'Hoa sữa về trong gió' có đáng xem?

Hậu trường phim

21:11:22 19/09/2024
Trong những bộ phim đang phát sóng giờ vàng, tôi thấy Hoa sữa về trong gió vẫn là điểm lặng thú vị dù không có yếu tố giật gân câu khách như nhiều phim khác.

Đạo diễn 'Ký sinh trùng' tái xuất với bom tấn điện ảnh mới

Phim âu mỹ

20:46:07 19/09/2024
Phim Mickey 17 của đạo diễn Bong Joon Ho đã được nhá hàng cách đây khá lâu trước khi được tung trailer chính thức.