Thủ đoạn của nữ Việt kiều Mỹ cấu kết công an nhập lậu 17 xe sang
Đường dây buôn lậu này thuê hơn chục Việt kiều Mỹ cấu kết cùng công an giả tạo việc hồi hương để nhập lậu 17 chiếc xe sang trị giá hàng chục tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Ngày 16/7, TAND TP HCM đưa đường dây buôn lậu “siêu xe” do Helena Phạm, Mai Thị Ái (Việt kiều Mỹ) cùng đồng phạm cấu kết với nhiều cán bộ công an thực hiện.
Sau khi vụ án bị phát hiện, 2 kẻ cầm đầu nói trên đã bỏ trốn, đang bị truy nã. Nhà chức trách sẽ xử lý ở một vụ án khác sau khi bắt được.
Trong phiên xử lần này, các bị cáo Bùi Lê Việt Khôi (Kenny Khôi, 35 tuổi, nguyên Trưởng phòng kinh doanh xe ô tô công ty Dương Đông – Sài Gòn) và 15 đồng phạm tham gia giúp sức bị đưa ra xét xử về tội “Buôn lậu”.
Một số xe sang được đường dây Việt kiều Mỹ buôn lậu.
Trong số đó, 4 nguyên công an xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) cũng bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Tiến Dũng (56 tuổi, nguyên trưởng công an xã Lộc Thành), Lê Đinh Trường (57 tuổi, nguyên Trưởng công an xã Lộc Quảng), Đinh Văn Hồng (49 tuổi, nguyên Phó trưởng công an xã Lộc Lâm) về tội “Buôn lậu”Riêng nguyên Trưởng công an xã Lộc An, bà Nguyễn Gia Thu (48 tuổi) bị xét xử về tội “Giả mạo trong công tác”.
Video đang HOT
Bà Thu nhập hộ khẩu khống cho một Việt kiều vì quen biết, nể nang.Tuy nhiên, bà này không xác nhận đơn xin nhập khẩu xe, cũng như không biết mục đích nhập hộ khẩu khống là để hợp thức hóa hồ sơ nhập lậu ôtô.
Cáo trạng xác định, theo quy định của Bộ Tài chính, cho phép người Việt định cư tại nước ngoài được phép nhập khẩu 1 ô tô đang sử dụng về nước miễn thuế.
Lợi dụng quy định này, các đối tượng nói trên đã thỏa thuận với các Việt kiều đang sinh sống tại Mỹ để sử dụng thủ đoạn nhập khẩu xe theo diện hồi hương nhằm thanh toán chi phí tại Mỹ rồi vận chuyển về Việt Nam, thu lợi bất chính.
Từ đó, chúng nhập lậu 17 xe sang như Land Rover, Lexus, Audi, BMW… trị giá gần 51,2 tỷ đồng, trốn thuế gần 22,8 tỷ đồng.
Cụ thể, để hợp thức hóa việc hồi hương giả tạo, Helena Phạm thông qua một số đối tượng tại Việt Nam để kết cấu với nhiều cán bộ công an thuộc các xã Lộc Thành, Lộc Quảng, Lộc An và Lộc Lâm (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) để nhập khẩu thường trú khống cho 17 Việt kiều Mỹ.
Những cán bộ này còn giúp sức trong việc xác nhận các đơn xin phép nhập khẩu 14 ô tô theo diện hồi hương. Điều này giúp cho Helena Phạm cùng đồng phạm buôn lậu thành công số ô tô này với giá trị gần 43 tỷ đồng, trốn thuế hơn 19,1 tỷ đồng.
Tương tự, Mai Thị Ái cùng đồng phạm buôn lậu thành công 3 chiếc “siêu xe” với giá trị hơn 8,2 tỷ đồng, trốn thuế gần 3,7 tỷ đồng.
Tại phiên tòa hôm nay, luật sư Trần Đại Nghĩa và luật sư Hoàng Anh Chiên (Đoàn luật sư TP HCM) bào chữa cho bị cáo Bùi Lê Việt khôi có đơn xin hoãn. Chấp nhận đơn của các luật sư, HĐXX đã có quyết định hoãn phiên xử, thời gian xét xử lại sẽ được thông báo sau.
Theo Bảo Minh (Tri thức trẻ)
Đại tá Đào Vịnh Thắng có liên quan gì vụ án ô tô sang có hồ sơ giả?
Theo cáo trạng của Viện KSND TP. Hà Nội, trong vụ án một số đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, Cơ quan điều tra xác định có trách nhiệm của một số cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC 67) Công an TP Hà Nội gồm các ông Đào Vịnh Thắng, Bùi Bá Mạnh lúc đó là Phó phòng PC 67; Đinh Văn Hòa, lúc đó Phó đội trưởng Đội đăng ký và quản lý phương tiện cơ giới đường bộ...
Các bị cáo trong vụ án (ảnh PV).
Làm giả con dấu, tài liệu để hợp thức hóa xe sang
Ngày 3.4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt với 3 bị cáo gồm Nguyễn Văn Dũng (tức Dũng "Thanh Trì", SN 1796, ở Thanh Trì, Hà Nội); Nguyễn Văn Dũng (tức Dũng "Thạch Thất", SN 1974, ở Thạch Thất, Hà Nội); Nguyễn Ngọc Thịnh (SN 1956, ở Hoàng Mai, Hà Nội) mỗi bị cáo 24 tháng tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo cáo trạng, ngày 3.4.2015, Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội nhận công văn của PC 67 Công an TP Hà Nội đề nghị xác minh việc chuyển hồ sơ của xe ô tô ACURA của Dũng "Thanh Trì" cho một công dân khác.
Cơ quan điều tra làm rõ, bị cáo Nguyễn Ngọc Thịnh được Nguyễn Bá Thái (đã qua đời) nhờ tìm người đứng tên đấu giá xe ô tô các tỉnh để làm thủ tục đăng ký tại Hà Nội. Ông Thịnh đã nhờ Dũng "Thạch Thất" và Dũng "Thanh Trì" đứng tên đăng ký xe vì Dũng Thanh Trì có hộ khẩu Hà Nội.
Không chỉ có vụ đó, Dũng "Thanh Trì" đã nhận nhiều hồ sơ xe ô tô mua đấu giá tại các tỉnh thành để nộp thuế trước bạ và làm thủ tục đăng ký tại PC 67. Khi làm thủ tục, ông Thái và Nguyễn Ngọc Thịnh lái xe (không rõ nguồn gốc) đến trụ sở PC 67 và bàn giao cho Dũng "Thạch Thất" và Dũng "Thanh Trì" để những người này đưa CSGT ra kiểm tra thực tế. Kiểm tra xong, xe được giao lại cho Thái.
Để không bị nghi ngờ, Dũng "Thanh Trì" còn đưa bản phô tô chứng minh của vợ và anh trai đưa vào hồ sơ mua đấu giá xe ô tô. Tổng cộng, từ 2007 - 2010, các đối tượng đã làm giả 22 bộ hồ sơ mua xe ô tô đấu giá tại nhiều tỉnh thành như Lạng Sơn, Tây Ninh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Bình Thuận. Đa số các ô tô này thuộc dạng xe sang thuộc các nhãn hiệu Toyota Lexus, BMW, Honda ACURA...
Quá trình xác minh, cơ quan chức năng các tỉnh trên khẳng định không tịch thu, bán sung công các ô tô nêu trên. Còn các con dấu của sở - ngành và UBND các cấp trong hồ sơ mua đấu giá do các đối tượng nộp lên PC 67 là giả.
Cơ quan Công an đã khởi tố vụ án và thu hồi được 4 ô tô gồm 2 Lexus, 1 ACURA, 1 CRV. Còn lại 18 ô tô khác, công an xác định là vật chứng trong vụ án và đã ra thông báo gửi Cục đăng kiểm Việt Nam cùng các đơn vị địa phương để tìm kiếm nhưng vẫn chưa có tung tích.
Trách nhiệm của nhiều cán bộ CSGT
Đáng chú ý, cơ quan tố tụng còn xác định vụ án có trách nhiệm của một số cán bộ PC 67 Công an TP Hà Nội gồm các ông Đào Vịnh Thắng, Bùi Bá Mạnh, Đinh Văn Hòa. Ông Thắng hiện là Đại tá, Trưởng Phòng PC 67 Công an TP. Hà Nội.
Tại cơ quan điều tra, bị cáo Dũng "Thạch Thất" khai khi làm thủ tục cho 22 xe trên, không phải nộp khoản tiền nào cho cán bộ phòng PC 67. Theo quy định, xe ô tô có nguồn gốc mua đấu giá không phải bắt buộc tiến hành giám định tài liệu hồ sơ xe.
Cơ quan tố tụng cho rằng, với toàn bộ 22 xe trên, hồ sơ không thể hiện chủng loại và các thông số kỹ thuật; cán bộ phụ trách kiểm tra, tiếp nhận phải yêu cầu chủ xe hoàn thiện đầy đủ những thông số này thì cán bộ kiểm tra xe mới có căn cứ kiểm tra thực tế và đối chiếu.
Tuy vậy, các cán bộ PC 67 đã chỉ kiểm tra số khung, số máy và nhãn hiệu xe sau đó đề xuất cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển kiểm soát cho 22 xe trên. Thế nhưng cơ quan tố tụng cho rằng, đây không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển kiểm soát cho những xe ô tô có hồ sơ giả nên Cơ quan CSĐT không xem xét xử lý bằng pháp luật hình sự đối với những cán bộ lãnh đạo nêu trên của PC 67 Công an TP. Hà Nội.
Trong số 22 xe trên, có 2 ô tô hiệu ACURA và Lexus được ghi trong tờ khai trước bạ là Honda Odyssey và Corolla. Các cán bộ kiểm tra thực tế 2 xe này gồm các ông Đoàn Văn Thọ (đã nghỉ hưu) và Nguyễn Hữu Huy (hiện là công an phường Tân Mai, Hoàng Mai).
Cơ quan tố tụng xác định, sai phạm của hai ông này có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên công an đã gửi văn bản đề nghị Cục Hải quan TP Hà Nội xác định 2 ô tô trên có phải xe nhập khẩu không? Nếu là xe nhập trái phép, tiền thuế bị thất thu bao nhiêu.
Do cơ quan Hải quan chưa trả lời và thời hạn điều tra đã hết nên Cơ quan điều tra đã quyết định tách rút tài liệu với các ông Thọ, Huy để điều tra xử lý sau.
Theo Danviet
Hàng chục 'chân dài' hở hang tìm chỗ trốn khi nhà hàng bị kiểm tra Trăm cảnh sát đồng loạt ập vào 8 nhà hàng ở TP.HCM, các tiếp viên ăn mặc gợi cảm nhốn nháo. Đêm 23.11, gần trăm cảnh sát Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64, Công an TP HCM) cùng các đơn vị phối hợp ập vào kiểm tra cùng lúc 8 nhà hàng tại các quận 1, 3, 5,...