Thủ đoạn chiếm đoạt hàng tỉ đồng của Vũ “nhôm”
Vũ “Nhôm” mua 60 triệu cổ phần DongABank với giá 600 tỉ đồng. Để có tiền mua cổ phần DongABank, Vũ “Nhôm” thế chấp đất tại thành phố Đà Nẵng nhằm vay 400 tỉ đồng của DongABank. Còn 200 tỉ đồng, Vũ “nhôm” lập, ký khống chứng từ.
Theo dự kiến, ngày 27/11, TAND TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử 26 bị cáo trong vụ án Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DongABank).
Vũ “nhôm” dùng tiền của DongABank mua cổ phần của DongABank
Theo cáo trạng, ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á) bị truy tố 2 tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Bị can Phan Văn Anh Vũ (nguyên Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 – viết tắt công ty Bắc Nam 79) bị truy tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Theo nội dung vụ án, DongABank được thành lập năm 1992, vốn điều lệ 5.000 tỉ đồng. Trong đó, gia đình ông Bình chiếm hơn 10%, nhóm công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) 7,7%, công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 (của Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm) gần 13%, văn phòng Thành ủy TPHCM gần 13%…
Với vai trò là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongABank, ông Bình đã chỉ đạo các bị can lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 2.000 tỉ đồng, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại hơn 1.500 tỉ đồng của DongABank.
Vũ “nhôm” và Trần Phương Bình bắt tay rút tiền từ ngân hàng Đông Á.
Video đang HOT
Năm 2013, DongABank bị thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ, bị can Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ từ 5.000 lên 6.000 tỉ đồng để thu hút vốn đầu tư. Do quen nhau từ trước, sau khi bàn bạc thống nhất, ông Bình để Vũ “Nhôm” mua 60 triệu cổ phần DongABank với giá 600 tỉ đồng khi nhà băng này tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ đồng vào năm 2014. Mục đích để bị can Vũ “Nhôm” trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DongABank.
Nguồn tiền mua cổ phần DongABank do Vũ “Nhôm” thế chấp 220 lô đất tại thành phố Đà Nẵng, vay 400 tỉ đồng của DongABank. Đối với 200 tỉ đồng còn lại, bị can Bình chỉ đạo nhân viên DongABank xuất quỹ cho Vũ “Nhôm”. Sau đó, Vũ “Nhôm” ký khống chứng từ nộp 200 tỉ đồng vào DongABank để có được 200 tỉ đồng mua cổ phần.
Vũ “nhôm” không thừa nhận là đồng phạm với Trần Phương Bình
Sau này, việc tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ đồng không thành công, ông Bình chỉ đạo nhân viên DongABank chuyển trả 600 tỉ đồng và hơn 9,5 tỉ đồng tiền lãi vào tài khoản của công ty do Vũ “Nhôm” làm chủ tịch HĐQT.
Cáo trạng xác định, Vũ “Nhôm” chỉ nộp 400 tỉ đồng nhưng lại nhận 600 tỉ đồng và hơn 9,5 tỉ đồng tiền lãi. Bị can Phan Văn Anh Vũ đã chiếm đoạt của DongABank 200 tỉ đồng gốc do ký chứng từ nộp khống mà có.
Tại cơ quan điều tra, Trần Phương Bình khai Vũ “nhôm” mua 60 triệu cổ phần của DongABank với giá 600 tỉ đồng, khi DongABank tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ đồng, với mục đích để Vũ “nhôm” trở thành cổ đông lớn có quyền chi phối hoạt động của DongABank. Nguồn tiền mua cổ phần DongABank là Vũ “nhôm” thế chấp 220 lô đất tại khu phức hợp đô thị thương mại, dịch vụ cao tầng (Harbour villa) TP Đà Nẵng vay 600 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra tài sản thế chấp của Vũ “nhôm” thì Bình chỉ cho Vũ “nhôm” vay tối đa 400 tỉ đồng, còn 200 tỉ đồng thì Vũ “nhôm” nhờ Bình giúp đỡ.
Vừa qua Vũ “nhôm” bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 8 năm tù về tội làm lộ bí mật Nhà nước.
Vũ “nhôm” trực tiếp viết và ký chứng từ nộp khống 200 tỉ đồng, biết rõ nguồn gốc số tiền 200 tỉ đồng chi khống là tiền của DongABank. Sau khi việc nâng vốn điều lệ bị thất bại thì Bình yêu cầu Vũ “nhôm” trả lại số tiền trên. Vũ “nhôm” hứa bán đất tại Đà Nẵng để trả nợ nhưng đến nay Vũ “nhôm” vẫn chưa trả nợ.
Về việc không nộp 200 tỉ đồng vào DongABank mà ký khống giấy tờ thì Vũ “nhôm” cho rằng không biết đây là tiền của DongABank mà nghĩ đây là tiền Vũ “nhôm” vay riêng của Trần Phương Bình. Tại cơ quan điều tra, Vũ “nhôm” thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội nhưng không thừa nhận mình là đồng phạm giúp sức cho Trần Phương Bình.
Ngoài ra, ngày 11/8/2015, Bình bán cho Vũ “nhôm” 13,6 triệu cổ phần của DongABank với giá 136,5 tỉ đồng, Vũ “nhôm” đã thanh toán được 46 tỉ đồng, còn nợ 90,5 tỉ đồng.
Xuân Duy
Theo Dantri
Trần Phương Bình lấy tiền ngân hàng cho nhân viên ăn tết
Trần Phương Bình đã chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ hội sở DongABank trái phép 30 lượng vàng SJC bán được 790 triệu đồng. Ông Bình khai sử dụng số tiền này vào việc hỗ trợ chi phí cho một số chi nhánh của DongABank hoạt động khó khăn trong dịp tết nguyên đán năm 2010.
Theo dự kiến, ngày 27/11, TAND TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử 26 bị cáo trong vụ án Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DongABank).
Theo đó, ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á) và bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó tổng giám đốc DongABank) bị đề nghị truy tố 2 tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trần Phương Bình lấy tiền ngân hàng cho nhân viên ăn tết.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ các quyển sổ ghi chép tay của bị can Lê Kiên Giang (nguyên thủ quỹ hội sở DongABank) theo dõi số vàng còn tồn thực tế trong kho của DongABank, việc chi vàng không chứng từ, việc nhập khống vàng tại kho quỹ của hội sở DongABank. Tại quyển sổ ghi chép tay của bị can Lê Kiên Giang có ghi "ngày 29/1/2010, anh Bình 30 lượng".
Kết quả điều tra xác định ngày 29/1/2010, Trần Phương Bình đã chỉ đạo Nguyễn Đức Vinh (trưởng phòng ngân quỹ hội sở DongABank) xuất quỹ hội sở DongABank trái phép 30 lượng vàng SJC (xuất không có chứng từ) để bán cho các hiệu vàng trên địa bàn TPHCM, thu được 790 triệu đồng. Ông Bình khai sử dụng số tiền này vào việc hỗ trợ chi phí một số chi nhánh của DongABank hoạt động khó khăn trong dịp tết nguyên đán năm 2010. DongABank xác định tết nguyên đán năm 2010, không sử dụng nguồn tiền lấy trực tiếp từ kho quỹ để chi thưởng tết cho cán bộ công nhân viên của DongABank. Vì vậy cơ quan điều tra xác định ông Bình phải có trách nhiệm bồi thường lại toàn bộ số tiền này cho DongABank.
Tại cơ quan điều tra Trần Phương Bình khai nhận năm 2015, Lê Kiên Giang nghỉ việc tại DongABank do đã xảy ra các sai phạm nghiêm trọng trong ngân hàng này. Trước khi nghỉ việc Giang có chuyển cho Bình các quyển sổ ghi chép tay của Giang đã ghi chép từ năm 2009 -2015, các quyển sổ này được Bình cất giữ riêng. Sau khi vụ án bị khởi tố, Bình bị bắt giam thì bà Cao Ngọc Dung (vợ Bình) đã nộp lại cho cơ quan điều tra.
Bình thừa nhận ngày 29/1/2010, có chỉ đạo Vinh để Vinh chỉ đạo Giang xuất quỹ vàng hội sở DongABank trái phép 790 triệu đồng cho một số chi nhánh DongABank trực thuộc nhân dịp tết nguyên đán nhưng không xác định được chi nhánh nào đã nhận tiền.
Bị can Vinh và Giang khai nhận, theo chỉ đạo của Trần Phương Bình, Vinh đã chỉ đạo Giang xuất kho vàng không chứng từ để bán cho các hiệu vàng tại TPHCM nhưng không nhớ tên. Sau đó Bình đã chi số tiền này, nhưng do thời gian đã lâu nên Vinh không nhớ chi như thế nào, chi cho ai. Giang và Vinh cũng thừa nhận không biết việc giúp sức để Bình chiếm đoạt tài sản của DongABank, không được hưởng lợi, không được ăn chia từ hành vi chiếm đoạt của Trần Phương Bình.
Theo dự kiến, ngày 27/11, TAND TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử 26 bị cáo trong vụ án Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DongABank).
Theo đó, ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á) và bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó tổng giám đốc DongABank) bị đề nghị truy tố 2 tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ các quyển sổ ghi chép tay của bị cán Lê Kiên Giang (nguyên thủ quỹ hội sở DongABank) theo dõi số vàng còn tồn thực tế trong kho của DongABank, việc chi vàng không chứng từ, việc nhập khống vàng tại kho quỹ của hội sở DongABank. Tại quyển sổ ghi chép tay của bị can Lê Kiên Giang có ghi "ngày 29/1/2010, anh Bình 30 lượng".
Xuân Duy
Theo Dantri
Thụt két DongA Bank 2.500 tỷ, 62.000 lượng vàng: Cao thủ cổ cồn lộ diện Ngân hàng Đông Á bị phát hiện âm quỹ 2.500 tỷ đồng và hơn 62.000 lượng vàng so với sổ sách. VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trần Phương Bình (SN 1959, nguyên TGĐ, Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongA Bank - DAB). Theo đó, ông Trần Phương Bình đã chỉ đạo...