Thủ đoạn chiếm đoạt 1.160 tỉ đồng của ông trùm nhà băng
Trần Phương Bình đã tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DongA Bank, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 3.405 tỉ đồng. Trong đó ông Bình chiếm đoạt 1.160 tỉ đồng.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 26 bị can trong đại án xảy ra tại DongA Bank gây thiệt hại 3.608 tỉ đồng.
Theo kết luận điều tra bổ sung, ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á) và bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó tổng giám đốc DongA Bank) bị đề nghị truy tố 2 tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Riêng bị can Phan Văn Anh Vũ (nguyên Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 – viết tắt Công ty Bắc Nam 79) bị đề nghị truy tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Lập hàng loạt chứng từ khống
Theo kết luận điều tra, ông Trần Phương Bình đã tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DongA Bank, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 3.405 tỉ đồng, bao gồm 1.160 tỉ đồng trong việc ông Bình mua hơn 74.000 cổ phần DongA Bank; 437 tỉ đồng và 650 lượng vàng chi lãi ngoài; hơn 24 triệu USD và hơn 15.000 lượng vàng trong việc kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng tài khoản trái phép…
Trần Phưuong Bình chiếm đoạt nghìn tỉ của Đông Á.
Cơ quan điều tra xác định hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Bình là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongA Bank tại thời điểm 31/12/2015 lỗ lũy kế 31.076 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỉ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỉ đồng.
Trong 2 tội danh bị đề nghị truy tố, cơ quan điều tra cho rằng ông Bình đã chiếm đoạt sử dụng vào mục đích cá nhân số tiền 1.160 tỉ đồng.
Vào năm 2007, DongA Bank phát hành cổ phần chào bán ra công chúng 2 đợt để tăng vốn điều lệ từ 880 tỉ lên 1.600 tỉ đồng. Theo đó, tháng 5/2007 DongA Bank phát hành 260.000 cổ phần (mệnh giá 2 triệu đồng/cổ phần), tháng 12/2007 DongA Bank tiếp tục phát hành 100.000 cổ phần.
Trong đợt tăng vốn này, ông Trần Phương Bình đã chỉ đạo Nguyễn Đức Vinh (trưởng phòng ngân quỹ hội sở kiêm thủ quỹ của DAB) lập 8 bảng kê kiểm phiếu thu (không số) thu khống tổng số 374 tỉ đồng để mua 5.397.400 cổ phần đứng tên ông Bình và người thân.
Video đang HOT
Chỉ trong ngày 18/12/2007, hai con gái của ông Bình là Trần Ngọc Phương Thảo và Trần Ngọc Phương Giao liên tiếp đứng tên mua hơn 2 triệu cổ phần với giá trên 120 tỉ đồng.
Lần này ông Trần Phương Bình lại chỉ đạo ông Vinh lập bảng kê và phiếu thu khống số tiền này của hai con.
Đến cuối tháng 12-2007, bà Cao Thị Ngọc Dung (vợ ông Trần Phương Bình) đứng tên mua 200.000 cổ phần DAB với số tiền 12 tỉ đồng, ông Bình cũng chỉ đạo ông Vinh lập phiếu thu khống 12 tỉ của bà Dung.
Trong đó, ông Bình là người trực tiếp ký thay chứng từ nộp khống số tiền 142 tỉ đồng cho những người thân này. Cuối năm 2007, ông Bình tiếp tục chỉ đạo Vinh xuất quỹ chi 23.252 lượng vàng (không lập chứng từ) để bán cho các tiệm vàng nhằm bù đắp cho khoản âm quỹ 374 tỉ đồng.
Sau đó, ông Bình chuyển số cổ phần đã mua cho một số tổ chức và cá nhân khác. Đến nay ông Bình không nhớ đã sử dụng tiền bán cổ phần vào việc gì.
Tổng giám đốc PNJ thoát tội
Trước đó Viện KSND Tối cao trả hồ sơ yêu cầu làm rõ hành vi và trách nhiệm của bà Cao Thị Ngọc Dung (Tổng giám đốc công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận – PNJ) là vợ bị can Trần Phương Bình và cổ đông DongA Bank, liên quan đến việc mua cổ phần DongA Bank để tăng vốn điều lệ và việc PNJ kinh doanh vàng tài khoản với đối tác nước ngoài thông qua DongABank từ 2008 đến 2010.
Đới với yêu cầu này, cơ quan CSĐT Bộ công an xác định, bà Dung đứng tên sở hữu cổ phần DongA Bank do Trần Phương Bình mua. Bà Dung không biết ông Bình sử dụng nguồn tiền nào để mua và không liên quan đến việc ký các chứng từ nộp tiền khống để ông Bình mua cổ phần DongABank. Do vậy không có căn cứ xử lý hình sự đối với bà Dung về hành vi đứng tên sở hữu cổ phần DongA Bank do Trần Phương Bình mua.
Tài liệu điều tra đến nay xác định việc PNJ kinh doanh vàng tài khoản với đối tác nước ngoài thông qua DongA Bank từ 2008 đến 2010, không vi phạm pháp luật, thực hiện đúng quyết định của ngân hàng Nhà nước.
Xuân Duy
Theo Dantri
Phương Trang phải trả lại cho ngân hàng Xây dựng 6.406 tỉ đồng
HĐXX buộc nhóm Phương Trang hoàn trả số tiền thực nhận 3.937 tỉ đồng nợ gốc, lãi 846 tỉ đồng cùng lãi phát sinh là 1.622 tỉ đồng. Tổng số tiền nhóm Phương Trang phải trả cho ngân hàng Xây dưng là 6.406 tỉ đồng.
Tối 31/5, TAND TPHCM tuyên án vụ án Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín - viết tắt Trustbank, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ) cùng 27 đồng phạm. Các bị cáo bị truy tố ở 2 tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Việc bị cáo Hứa Thị Phấn vắng mặt tại phiên tòa không có lý do, HĐXX nhận định hiện nay bị cáo Phấn đã 71 tuổi, sức khỏe chỉ còn 7%, nên không áp giải bị cáo tới phiên tòa là đúng quy định của pháp luật. Việc vắng mặt của bị cáo không ảnh hưởng tới quá trình xét xử vụ án. Bởi trong quá trình điều tra đã có lời khai của bị cáo Phấn và có sự chứng kiến của luật sư. Trong quá trình xét xử, HĐXX căn cứ vào hồ sơ vụ án và lời khai của những người liên quan nên không ảnh hưởng tới quyền lợi của bị cáo Phấn.
Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án.
Theo HĐXX vụ án này không có vi phạm tố tụng.
Đối với chứng cứ mới do luật sư Trương Thị Minh Thơ cung cấp tại tòa, HĐXX cho rằng không chứng minh được chiếc USB này do Hứa Thị Phấn cung cấp, cũng như chưa được đối chất với Hứa Thị Phấn. Sau khi khởi tố, sức khỏe Hứa Thị Phấn yếu không thể tiếp xúc, không thể hỏi cung. Vì vậy, không có căn cứ để chấp nhận đây là chứng cứ của vụ án.
Về sổ thu chi do Hứa Thị Bích Hạnh lập, trong cuốn sổ này ghi rõ việc nhóm Phương Trang thường xuyên tặng quà cho Hứa Thị Phấn, cũng như ghi chép cụ thể số tiền vay mượn giữa nhóm Phương Trang và bà Hứa Thị Phấn. HĐXX cho rằng trong cuốn sổ này không có ghi chép số trang nên không có căn cứ chấp nhận.
Theo HĐXX, hầu hết các bị cáo thành khẩn khai báo đúng như cáo trạng quy kết, vì vậy có đủ căn cứ truy tố các bị cáo các tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định nhà nước trong hoạt động kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hứa Thị Phấn được xác định là người chủ mưu, chỉ đạo các nhân viên của ngân hàng lập các hồ sơ chứng từ khống nhằm rút tiền ra khỏi ngân hàng; từ đó xác định Hứa Thị Phấn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại của vụ án.
Về dân sự, HĐXX cho rằng nhóm Phương Trang đã ký các hợp đồng tín dụng thông qua bị cáo Phấn, thu chi khống, đẩy dư nợ cho Phương Trang. Mặc dù luật sư cho rằng đây không phải là thu chi khống mà thu chi cấn trừ, tuy nhiên luật sư không làm rõ được điểm này nên không có căn cứ chấp nhận.
Trong vụ án này lỗi thuộc về ngân hàng Đại Tín nên không thể buộc Phương Trang hoàn trả toàn bộ số tiền 82 khoản vay. Từ đó, HĐXX buộc Phương Trang hoàn trả số tiền thực nhận 3.937 tỉ đồng nợ gốc, lãi 846 tỉ đồng cùng lãi phát sinh là 1.622 tỉ đồng. Tổng số tiền nhóm Phương Trang phải trả là 6.406 tỉ đồng.
HĐXX đồng ý giải tỏa kê biên các tài sản của nhóm Phương Trang đang thế chấp tại ngân hàng Đại Tín giao cho ngân hàng Xây dựng xử lý. Liên quan tới các giao dịch giữa Hứa Thị Phấn và cá nhân, pháp nhân liên quan tới vụ án, HĐXX quyết định tách ra khỏi vụ án hình sự này và sẽ xử lý bằng các vụ án dân sự khác.
HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra Bộ Công an, Viện KSND Tối cao điều tra làm rõ vai trò của ông Ngô Trí Đức liên quan tới hành vi của Hứa Thị Phấn trong những việc sai phạm tại ngân hàng Đại Tín.
Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ngân hàng Xây Dựng hoạch toán lại những khoản vay nhóm Phú Mỹ và nhóm Phương Trang, từ đó thu hồi lại cổ tức của những cổ đông tại ngân hàng này.
Kiến nghị Cục thuế TPHCM làm rõ vai trò đối với những cá nhân công tác tại chi cục thuế quận 3 trong việc tính sai thuế thu nhập cá nhân đối với Hứa Thị Phấn liên quan tới căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch.
Từ những nhận định trên, đại diện HĐXX tuyên phạt Hứa Thị Phấn 30 năm tù, Bùi Thị Kim Loan 28 năm tù, Ngô Kim Huệ 10 năm tù về các tội cố ý làm trái quy định nhà nước trong hoạt động kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 3 năm tù treo tới 10 năm tù.
Bị cáo Hoàng Văn Toàn nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Tín lãnh 7 năm tù.
Bị cáo Bùi Thị Kim Loan lãnh 28 năm
Bị cáo Ngô Kim Huệ lãnh 10 năm tù
Xuân Duy
Theo Dantri
Nữ quản lý chiếm đoạt hàng chục tỉ mua nhà lầu, xe hơi Lợi dụng sơ hở trong quản lý công ty, nữ quản lý đã "phù phép" hàng hóa bán ra ngoài, chiếm đoạt hơn 30 tỉ đồng để mua nhà, xe... Ngày 1/9, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Hà Thị Ánh Sao (sinh năm 1978, ngụ TP Hà Nội) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm...