Thủ đoạn áp đặt chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông
“Cưỡng bức”, “răn đe” hay “sự đã rồi” là những thuật ngữ mà báo Pháp dùng để mô tả những thủ đoạn mà Trung Quốc đang sử dụng ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công một tàu chấp pháp Việt Nam
Trong bài viết “Bắc Kinh áp đặt điều kiện của mình trên Biển Đông”, tác giả Brice Pedroletti nhận định Trung Quốc đang chơi trò “cưỡng ép và răn đe” đối với các nước láng giềng trong xung đột lãnh hải gần đây như Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines.
Đăng kèm theo một tấm ảnh chiếm 1/3 trang nhất cho thấy rõ cảnh tàu cảnh sát biển Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam đang thi hành công vụ, báo Le Mondengày 24/6 đặt tít “Bắc Kinh gia tăng khiêu khích và đe dọa hòa bình trên Biển Đông”.
Trên trang 3, Le Monde đăng bài viết mang tựa đề “Cuộc truy đuổi trên quần đảo Hoàng Sa”. Cuộc truy đuổi trên Biển Đông được tác giả bài viết mô tả giống như màn trình diễn ba lê trên biển. Các tàu cảnh sát biển Trung Quốc tỏ vẻ hung hăng và đầy đe dọa.
Theo tác giả, việc Việt Nam cho phép báo giới nước ngoài đi trên tàu của các lực chấp pháp là nhằm chứng tỏ với quốc tế chiến dịch phản đối hàng ngày của Việt Nam là ôn hòa và chứng minh rằng phản ứng hung hăng của Trung Quốc.
“Cưỡng bức” và “răn đe”
Hành động thái quá đó được giải thích bởi hai yếu tố: Chiến lược xoay trục về Châu Á của Mỹ và khao khát trở thành một cường quốc hải quân của Trung Quốc.
Theo một chuyên gia hải quân phương Tây, Trung Quốc có 4 động cơ để chinh phục lãnh hải: Lối vào vùng biển sâu cho các cơ sở hàng hải và tàu ngầm hạt nhân tại Hải Nam; bảo vệ tuyến lưu thông hàng hải; bảo đảm nguồn thủy sản và tài nguyên thiên nhiên và thỏa mãn nhu cầu chủ nghĩa dân tộc của công chúng.
Theo một nhà nghiên cứu thuộc Stimson Center Washington, “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc được tiến hành bằng hành động “cưỡng bức” và “răn đe”. Bắc Kinh sẽ làm tất cả để “không cần đánh vẫn thắng” (theo Binh pháp Tôn Tử) và “duy trì hòa bình bằng vũ lực”.
Video đang HOT
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công một tàu chấp pháp Việt Nam
Cùng với việc mạo danh “quyền lịch sử”, cường quốc kinh tế thứ hai thế giới này đang làm đảo lộn hiện trạng về biên giới lãnh hải hiện nay. Các quốc gia láng giềng trong khu vực nghi ngờ cái gọi là “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.
Không chỉ bằng sức mạnh quân sự, Bắc Kinh còn dùng đòn kinh tế để đe dọa Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Hành động này đã làm lộ rõ thái độ hung hăng của Bắc Kinh
Chính sách “sự đã rồi”
Nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng với chiến lược “sự đã rồi”, Trung Quốc đang đặt các nước láng giềng trong tình trạng báo động. Trung Quốc không còn cách nào khác là thử phản ứng của từng quốc gia và tùy theo hệ quả mà sẽ có những điều chỉnh lối ứng xử của mình.
Les Echos trích dẫn nhận định học giả Jean-Franois Di Meglio của Trung tâm Châu Á cho rằng Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược “Tiến 3 bước rồi lùi 2 bước”.
Ngoài việc thử phản ứng của các nước liên can, mục đích khiêu khích của Bắc Kinh lần này là còn để thăm dò ý tứ của Mỹ và chiến lược “xoay trục” của chính quyền Obama. Cho đến giờ, chưa thấy Washington có hành động tái cân bằng quân rầm rộ về phía Châu Á. Đổi lại nhiều thỏa thuận về quân sự đã đạt được như cung cấp trang thiết bị và tổ chức các cuộc tập trận chung trong khu vực.
Cuối cùng, Les Echos cho rằng chọn “trọng tài” để giải quyết tranh chấp là hướng nên theo. Bởi vì, “trọng tài áp đặt quy định về quyền, xuất phát từ một định chế được cho là độc lập”. Theo hướng này, Manila không là quốc gia duy nhất phản đối công khai chiến lược Bắc Kinh. Việt Nam cũng đang chuẩn bị các thủ tục pháp và có thể cùng với Philippines kiện Trung Quốc.
Theo Đời sống Pháp luật
Việt Nam mang ơn thì sẽ trả, nhưng Trung Quốc không được áp đặt
Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam mang ơn thì có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt.
Sáng 26/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM (đơn vị số 1) khoá XIII đã có buổi tiếp xúc với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố.
Tại buổi tiếp xúc, đông đảo các ý kiến đều bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề chủ quyền quốc gia, hành động Trung Quốc gây hấn, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam. Các nhân sĩ, trí thức cũng bày tỏ tâm tư, tình cảm, đánh giá về kết quả của kỳ họp Quốc hội cũng như kiến nghị đối với các hệ thống luật để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với nhân sĩ, trí thức sáng 26/6 tại TPHCM
Cử tri đề nghị khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm đã nói rất nhiều về mối quan hệ thân tình giữa Việt Nam - Trung Quốc và hành xử của "láng giềng" trong suốt thời gian qua. Ông Lâm cho rằng, nên thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá lại tình đồng chí, tình láng giềng, tình bạn bè với Trung Quốc.
"Trung Quốc luôn tìm cách đưa lửa gần đến chúng ta với suy nghĩ lửa xa không cứu được lửa gần. Họ ép chúng ta không nên quan hệ với Nhật, Mỹ và Châu Âu. Họ nói chúng ta quan hệ như vậy là đi từ sai lầm này đến sai lầm khác rồi đến đại sai lầm", ông Lâm nói.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng, ông cũng như bao người dân khác cảm thấy buồn khi rất nhiều dự án, hàng hóa... trên thị trường hiện nay đều có yếu tố Trung Quốc. Ông thắc mắc tại sao thương lái Trung Quốc về đến tận các vùng quê để làm lũng đoạn nền nông nghiệp mà không có biện pháp ngăn chặn. "Một tấc đất, một tấc sông của Tổ quốc là không thể bán. Ai bán, sẽ lãnh hậu quả rất lớn. Thế kỷ 21 này chúng ta có nhiều hướng. Chúng ta phải làm sao thoát ra lệ thuộc. Dẫu có đau đớn nhưng rồi cũng vượt qua", ông Lâm nói.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm cho rằng, tình hình gây rối ở Bình Dương vừa qua cho thấy công an, chính quyền yếu quá. Công ty bị đốt thì không thấy xe chữa cháy đến, bị đập phá thì không thấy công an can thiệp. Ông Mẫm đề nghị phải kỷ luật Đảng Ủy tỉnh này qua sự vụ nêu trên.
Ông Mẫm cũng đánh giá cao đối với các ý kiến phát biểu của TPHCM tại kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, ông cảm thấy tiếc nuối khi kỳ họp này không ra được nghị quyết liên quan đến việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
"Rõ ràng, hữu nghị là không còn. Nói là anh em khắng khít như môi với răng thì không thể cư xử như vậy. Chúng ta chơi bình đẳng. Tôi đề nghị kiện Trung Quốc ra tòa án", ông Mẫm nói.
Nhìn nhận lại vụ gây rối ở Bình Dương, ông Trần Ngọc Hổ đồng tình với ý kiến của ông Huỳnh Tấn Mẫm khi cho rằng, lãnh đạo các cấp không chỉ có lời xin lỗi là xong mà đáng bị cách chức. Ông Hổ cho rằng, kỳ họp Quốc hội thành công nhưng sẽ tốt đẹp hơn nếu có các chất vấn dành cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Ông Hổ bức xúc phản ánh việc xây sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Một số người người khoác áo quân đội, công an, đeo quân hàm cho oai để... chia đất. "Sân bay Long Thành (Đồng Nai), trước đây Mỹ không dám xây, Việt Nam xây là liều mạng. Đằng sau dự án này là gì mà sao bất chấp vậy?", ông Hổ bức xúc.
Ông Đặng Văn Khoa (Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM) mong muốn cần có Luật Biểu tình để người dân có cơ hội biểu lộ tình cảm của mình với đất nước, thể hiện dân chủ lên tầm mới chứ không phải dân chủ bao cấp.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp TPHCM cho rằng, hiện nay luật vẫn bất cập đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu. "Chúng tôi không sợ luật vì luật ngày càng tiến bộ nhưng sợ các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật. Luật mong sao càng ngày càng cụ thể, chi tiết để tinh giảm các hướng dẫn thi hành", ông Bé nói.
Nhân sĩ, trí thức TPHCM đề nghị khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế
Không áp đặt mang ơn
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chia sẻ rất thẳng thắn, cởi mở các vấn đề mà không chỉ nhân sĩ, trí thức mà cả dân tộc đều quan tâm. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam không lệ thuộc bất cứ vào nước nào khác. Quan điểm này xưa nay vẫn vậy, là nhất quán. Có chăng, là chỉ làm sâu sắc hơn, hiện thực hóa hơn đường lối này.
Với Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào, Việt Nam luôn thể hiện là quốc gia yêu chuộng hòa bình, hữu nghị trên cơ sở bình đẳng. Hòa bình, hữu nghị vốn là truyền thống tốt đẹp của 2 dân tộc có tự muôn đời. Việt Nam luôn quý trọng những gì Trung Quốc giúp đỡ trong thời gian qua. Nhưng, anh giúp tôi, tôi giúp anh. Chúng ta bình đẳng, tôn trọng.
Chủ tịch nước cho rằng, Việt Nam là nước nhỏ nhưng có trí tuệ và kiên định đường lối độc lập tự chủ chứ không ai chỉ dẫn. Nhờ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ nên kinh tế Việt Nam thay da đổi thịt từng ngày.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, ông đọc rất kỹ công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên, không có câu chữ nào cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.
Về biển Đông, Chủ tịch nước khẳng định, cái gì của chúng ta, có lịch sử, có luật pháp quốc tế công nhận thì đó là của chúng ta. Đời chúng ta đòi không xong thì đời con cháu chúng ta cũng đòi cho bằng được. Chủ tịch khuyên mọi người phải hết sức bình tĩnh, đừng để bị ai khiêu khích.
Về việc Trung Quốc nói từng giúp đỡ Việt Nam trong các giai đoạn khó khăn, trong quá trình giành độc lập, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Đảng và nhân dân Việt Nam không quên sự giúp đỡ nghĩa tình đó. Tuy nhiên, không vì sự giúp đỡ này mà áp đặt.
"Họ cũng phải cảm ơn ta, nếu ta không chống xâm lược thì giặc cũng tràn vào họ. Không nên hành xử mang tính chất áp đặt. Mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt", Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Công Quang
Theo Dantri
ĐNa-90152, tàu bị Trung Quốc đâm chìm trong mắt học giả nước ngoài "Khi nhìn thấy con tàu đắm, tôi cảm thấy buồn hơn, bởi mỗi lần đến Việt Nam tôi đều được đưa lên một con tàu", khi là tàu bị đâm, khi là tàu có ngư dân bị cướp, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, chia sẻ khi tận mắt chứng kiến những vết thương nham nhở trên thân tàu ĐNa-90152...