Thủ đô Washington và 8 tiểu bang tiến hành bầu cử sơ bộ
Ngày 2/6, thủ đô Washington và 8 tiểu bang của Mỹ đã tổ chức bầu cử sơ bộ, trong đó có một số bang trước đó đã phải thay đổi lịch trình do sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong số 8 tiểu bang trên có 4 tiểu bang, gồm Pennsylvania, Indiana, Maryland và Rhode Island, đã phải hoãn các kế hoạch tổ chức bầu cử sơ bộ hồi đầu năm nay do lo ngại tình hình dịch bệnh phức tạp.
Toàn bộ 8 tiểu bang, cũng bao gồm Iowa, Montana, New Mexico và South Dakota, đã khuyến khích hoặc mở rộng hình thức gửi phiếu bầu qua bưu điện như một biện pháp bỏ phiếu thay thế an toàn. Điều này đã dẫn tới lượng phiếu bầu qua bưu điện cao kỷ lục tại nhiều bang, trong khi lượng cử tri đi bầu trực tiếp giảm mạnh.
Video đang HOT
Các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra trong bối cảnh hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn đang tranh cãi về hình thức bỏ phiếu bầu qua bưu điện. Trong khi phe Dân chủ ủng hộ hình thức này như một giải pháp bỏ phiếu an toàn, Tổng thống Mỹ Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa lại phản đối khi cho rằng hình thức này làm tăng nguy cơ gian lận phiếu bầu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có rất ít bằng chứng về mối quan hệ giữa gian lận bỏ phiếu và hình thức bỏ phiếu qua bưu điện.
Hiện cựu Phó Tổng thống Joe Biden về cơ bản đã chắc chắn giành được đề cử của đảng Dân chủ để cạnh tranh với Tổng thống Trump cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới. Kết quả cuộc thăm dò dư luận mới được Washington Post – ABC News công bố ngày 31/5 cho thấy ông Biden đang tạo ra một cách biệt lên tới 2 con số so với đương kim Tổng thống Trump. Cụ thể, 53% cử tri được hỏi ủng hộ ông Biden trong cuộc đối đầu trực tiếp với ông Trump, trong khi đương kim Tổng thống chỉ giành được 43% ủng hộ.
Các cuộc bầu cử sơ bộ này cũng nhằm tìm kiếm ứng các cử viên của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tranh cử vào Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 11 tới.
Thêm một người chết trong biểu tình ở Mỹ
Ít nhất ba người bị bắn và một người chết trong cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" tại thành phố Indianapolis, bang Indiana, Mỹ tối 30/5.
Randal Taylor, cảnh sát trưởng thành phố Indianapolis, cho biết cảnh sát đang điều tra sự việc và khuyên người dân tránh xa khu vực người biểu tình tập trung, nói thêm rằng một sĩ quan bị thương nhẹ.
6 người đã bị bắt sau khi đám đông biểu tình phá cửa sổ và xông vào tòa nhà trụ sở cảnh sát Indianapolis, châm ngòi cho cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình. Vào khoảng 22h, cảnh sát phun hơi cay để giải tán đám đông. Có thời điểm, người biểu tình chặn phố Pennsylvania bằng các thùng rác, một chiếc sau đó bị đốt cháy.
Cảnh sát bắt một người biểu tình tại trung tâm thành phố Indianapolis, bang Indiana, Mỹ hôm qua. Ảnh: Indystar.
Các cuộc biểu tình với khẩu hiệu "Tôi không thể thở" bắt nguồn từ thành phố Minneapolis, bang Minnesota, sau khi George Floyd, một người đàn ông da màu tại đây, thiệt mạng khi bị cảnh sát ghì đầu gối lên gáy. Ít nhất 25 thành phố tại 16 bang ở Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm. Lực lượng Vệ binh Quốc gia cũng được triển khai ở hơn 10 bang và cả thủ đô Washington.
Derek Chauvin, cảnh sát ghì đầu gối lên gáy Floyd, đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn. Ba cảnh sát liên quan cũng đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố. Tuy nhiên, người biểu tình chưa thỏa mãn với tội danh Chauvin bị truy tố.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cái chết của Floyd là một "thảm kịch", nhưng cho rằng các hành vi bạo lực quá khích là hành động của "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ". "Chúng ta không thể và không được cho phép một nhóm nhỏ tội phạm cùng những kẻ phá hoại tàn phá các thành phố và cộng đồng dân cư của chúng ta", ông nói.
Cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, cũng lên án tình trạng bạo lực. "Việc phản kháng lại sự tàn bạo là đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, hành vi đốt phá các khu dân cư và công trình, gây bạo lực nguy hiểm đến tính mạng, khiến các doanh nghiệp phục vụ cộng đồng bị tàn phá và phải đóng cửa thì không", ông cho biết trong một tuyên bố.
Anh trai Floyd nói Trump không cho cơ hội nói chuyện Philonise Floyd, anh trai người da màu bị cảnh sát ghì chết, cho biết cuộc điện thoại giữa Trump và anh chóng vánh tới mức anh không kịp nói chuyện. "Ông ấy thậm chí không cho tôi cơ hội để nói. Điều đó thật khó khăn. Tôi đã cố nói chuyện, nhưng ông ấy cứ như muốn né tránh tôi kiểu 'tôi không...