Thủ đô Tokyo đông đúc trở lại sau đại dịch COVID-19
Thống kê của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 20/2 cho thấy sự chuyển dịch dân cư đến thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã tăng trở lại sau hơn 2 năm giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19.
Cảnh đông đúc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 10/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn báo cáo của bộ trên, cho hay số lượng người di chuyển từ các địa phương khác đến thủ đô Tokyo trong năm 2022 là 38.023 người, tăng gấp 7 lần so với năm 2021, trong đó số người chuyển đến tăng 19.620 và số người chuyển đi giảm 12.970. Riêng số lượng người di chuyển đến 23 quận trung tâm của thủ đô Tokyo là 21.420 người.
Ở phạm vi rộng hơn, Vùng thủ đô bao gồm Tokyo và các tỉnh lân cận là Kanagawa, Saitama, Chiba cũng ghi nhận mức người dân chuyển đến cao với 99.519 người, tăng 17.820 người so với năm 2021.
Theo các nhà phân tích, mặc dù Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy chính sách cân bằng dân cư giữa thành thị và nông thôn, nhưng dường như xu hướng tập trung dân cư ở khu đô thị lớn như Tokyo đang có dấu hiệu gia tăng trở lại do đa số giới trẻ Nhật Bản khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ở khu vực nông thôn. Vì vậy, sau khi các biện pháp hạn chế di chuyển được nới lỏng sau đại dịch, nhiều người đã quay trở lại các đô thị lớn, trong đó có Tokyo để tìm kiếm cơ hội có được việc làm phù hợp.
Trước đó, số liệu thống kê cho thấy số lượng người di chuyến đến thủ đô Tokyo từ các địa phương khác chỉ là 5.433 người vào năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên nhiều người lựa chọn phương án di chuyển đến các địa phương lân cận để giảm chi phí sinh hoạt nói chung, trong khi vẫn đảm bảo được công việc làm từ xa. Tuy nhiên, với sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản, Tokyo vẫn là nơi mang lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn hơn so với các vùng nông thôn và cũng là khu vực tập trung nhiều loại hình vui chơi giải trí mà giới trẻ ưa thích. Hơn nữa, việc nhiều doanh nghiệp Nhật Bản không còn cho phép làm việc tại nhà càng thúc đẩy nhanh hơn quá trình tập trung dân số ở thủ đô Tokyo.
Đáng chú ý, phụ nữ trẻ là trung tâm của dòng dịch chuyển dân cư đến Tokyo, kể cả trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Các chuyên gia nhận định điều này sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng tỷ lệ sinh giảm ở Nhật Bản do ngày càng ít phụ nữ không có ý định sinh con ở thành thị vì chi phí sinh đẻ và chăm sóc con cái đắt đỏ. Do đó, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng đã đến lúc Chính phủ Nhật Bản cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề tập trung dân cư quá cao ở khu đô thị lớn, coi đây như một vấn đề cần xử lý cấp bách để ngăn chặn tình trạng tỷ lệ sinh giảm và già hóa dân số.
Nhật Bản khuyến cáo người dân cảnh giác tối đa với dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhóm chuyên gia cố vấn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa khuyến cáo người dân nước này "cảnh giác tối đa" với đại dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới ở nước này liên tục lập đỉnh mới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo đánh giá về tình hình dịch COVID-19 ở Nhật Bản hiện nay, nhóm chuyên gia này nhấn mạnh: "Dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan nhanh. Chúng ta cần phải theo dõi chặt chẽ tình hình với sự cảnh giác cao nhất, bao gồm tác động của dịch bệnh tới hệ thống y tế".
Kể từ cuối tháng 6 tới nay, dịch COVID-19 đã bùng phát mạnh trở lại ở Nhật Bản, chủ yếu do sự xuất hiện của BA.5 - một biến chủng phụ của biến thể Omicron. Ngày 27/7, Nhật Bản ghi nhận thêm 209.694 ca nhiễm mới, cao nhất từ trước tới nay và tăng 1,37 lần so với một tuần trước đó. Đáng chú ý, có tới 25 trong số 47 tỉnh, thành ở nước này ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục, trong đó có Saitama và Kanagawa giáp thủ đô Tokyo.
Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận tới 29.036 ca, tăng 1,4 lần so với một tuần trước đó. Trong tuần từ 21-27/7, số ca nhiễm mới bình quân ở thành phố này tăng tới 80,8% so với một tuần trước đó lên 30.099,9 ca.
Việc số ca nhiễm mới tăng cao khiến hệ thống y tế ở nhiều địa phương rơi vào tình trạng căng thẳng, trong đó Okinawa và Osaka. Do vậy, ngày 27/7, chính quyền Osaka đã phải ban bố "tình trạng khẩn cấp về y tế", đồng thời đề nghị người cao tuổi có nguy cơ gặp các triệu chứng nặng hạn chế đi ra ngoài nếu không có việc cần thiết, ngoại trừ đi mua sắm và tập thể dục, trong giai đoạn từ ngày 27/7 đến 27/8. Đây là lần thứ 4 Osaka ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế nhưng là lần đầu tiên kể từ ngày 8/2.
Trong bối cảnh số ca nhiễm mới đang tăng mạnh ở Nhật Bản, chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đang tìm cách cân bằng giữa việc duy trì các hoạt động kinh tế-xã hội và các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Chính phủ chủ trương chưa áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại đối với người dân. Tuy nhiên, nếu hệ thống y tế rơi vào tình trạng căng thẳng, không loại trừ khả năng Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng các biện pháp như vậy.
Nhật Bản thi hành án tử hình thủ phạm gây ra vụ thảm sát năm 2008 Truyền thông Nhật Bản đưa tin lực lượng chức năng nước này ngày 26/7 đã thi hành án tử hình đối với Tomohiro Kato - thủ phạm gây ra vụ thảm sát kinh hoàng ở quận Akihabara, trung tâm mua sắm đồ điện tử ở thủ đô Tokyo năm 2008, khiến 7 người thiệt mạng và 10 người bị thương. Hiện trường vụ...