Thủ đô Syria bình thản trước nguy cơ chiến sự
Khi chiến sự cận kề, người dân ở thủ đô Damascus, Syria vẫn làm việc và nghỉ ngơi trên đường phố, trong công viên.
Khác với hình ảnh hoang tàn và đổ nát thường thấy trong suốt cuộc nội chiến kéo dài hai năm rưỡi qua, một góc phố ở Damascus vẫn giữ được vẻ bình yên, rợp bóng cây xanh và các tòa cao ốc hiện đại.
Ở một quán cà phê giữa thủ đô, những người đàn ông này đang hút shisha.
Các bậc phụ huynh hôm qua tấp nập đến một cửa hàng tạp hóa, do Nhà thờ Công giáo Saint Joseph tổ chức, để sắm sửa đồ dùng học tập cho con cái.
Một bé gái thích thú với chiếc cặp xách mới màu hồng.
Hai em bé đang thử đồng phục. Cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria, với hơn 100.000 người thiệt mạng, đã tàn phá hệ thống giáo dục của quốc gia Trung Đông. UNICEF cho hay hơn 40% trẻ em từ 6 đến 15 tuổi ở nước này đã không còn được đến trường.
Video đang HOT
Một đôi uyên ương theo Kito giáo tổ chức hôn lễ ở Damascus hôm 6/9. Người Kito giáo chỉ chiếm 5% dân số Syria. Trong số này, nhiều người ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, do lo ngại sức mạnh ngày càng gia tăng của các phần tử nổi dậy muốn thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Syria.
Một người đàn ông chăm chú đọc tin tức ở một sạp báo ven đường tại Damascus hôm 5/9.
Một phụ nữ theo Kito giáo thắp nến trong lễ cầu nguyện hòa bình ở nhà thờ Hy Lạp Melkite, tại Damascus, hưởng ứng lời kêu gọi từ Vatican. Đức Giáo hoàng Francis, người chủ trì một lễ cầu nguyện lớn ở Tòa thánh, phản đối mạnh mẽ mọi hành động quân sự, trong đó có kế hoạch không kích các mục tiêu ở Syria mà Mỹ khởi xướng.
Theo VNE
Người Syria không sợ bị tấn công
Trước nguy cơ một cuộc tấn công của phương Tây nhằm vào Syria, nhiều người dân ở Damascus dọn đồ đạc và đi lánh nạn, một số người khác quyết định ở lại và giữ một niềm tin mạnh mẽ rằng thành phố sẽ không gục ngã.
Người Syria đi dạo trong công viên ở thủ đô Damascus hôm 5/9. Ảnh: AFP
Dima, một họa sĩ, nói rằng cô chắc chắn Tổng thống Syria Bashar al-Assad "sẽ bảo vệ chúng tôi".
Ngồi trong một nhà hàng ở khu phố Salhiyeh vốn nhộn nhịp ở trung tâm thành phố với một đĩa bánh mỳ thịt gà kebab, Dima nói rằng cô hoàn toàn đứng về phe Tổng thống Assad, bất chấp những cáo buộc của phương Tây cho rằng ông đứng đằng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8.
Như nhiều người dân Syria khác mà AFP gặp, Dima tin rằng mục đích của cuộc không kích nếu có, là nhằm để đè bẹp "liên minh kháng chiến" (chống lại Israel) gồm Damascus cùng các đồng minh Iran và phong trào Hồi giáo Hezbollah của người Shiite ở Libăng.
"Damascus là một pháo đài, một cái gai trong mắt người Mỹ. Damascus sẽ không gục ngã", Dima nói.
Chính phủ của ông Assad gây dựng được chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ trong dân chúng và thể hiện quyết tâm sẵn sàng đối đầu với cuộc tấn công quân sự từ phương Tây. Cuộc tấn công (nếu xảy ra) được Syria coi cuộc chiến đầu tiên của nước này kể từ sau Thế chiến II, ngoại trừ các cuộc chiến dai dẳng giữa thế giới Arab và Israel.
Truyền hình quốc gia Syria thường xuyên ca ngợi sự kháng cự của chính quyền đối với "kẻ xâm lược".
"Nếu bị tấn công, tôi sẽ tình nguyện chiến đấu cùng với quân đội, để giúp đỡ bất cứ việc gì tôi có thể. Nếu tôi sợ, tôi đã rời đi từ rất lâu rồi", Dima nói.
Tổ chức cứu trợ ở Libăng cho biết có khoảng 80-120 gia đình Syria vượt qua vùng biên giới hỗn loạn để đến Lebanon mỗi ngày từ hôm 21/8, gấp đôi so với trước vụ tấn công được cho là sử dụng vũ khí hóa học.
Những người ở lại quyết định đặt cược tính mạng mình cho số phận.
"Tôi tin tưởng rằng số phận đã được định sẵn. Tôi sắp làm đám cưới, tôi không lo sợ", Hanan, một phụ nữ che kín mặt đang chọn một đôi giày mới ở cửa hàng gần Salhiyeh, nói.
Tiếng nổ và tiếng đổ vỡ có thể được nghe từ khoảng cách rất gần và xuất hiện nhiều chốt kiểm soát quân sự trên đường, nhưng ở các khu chợ việc mua bán vẫn diễn ra như thường lệ.
Các cô gái trẻ vẫn đi ngắm nghía và mua hàng, người bán hàng rong vẫn rao bán ngô và đám đông vẫn xúm đông quanh quầy bán hoa quả tươi.
Người dân mua sắm tấp nập trên đường phố ở Damascus hôm qua. Ảnh: AFP
Gần nhà ga lâu đời Hijaz ở trung tâm Damascus, nơi quân chính phủ bám chắc, nhiều người dân lặp lại những tuyên truyền của chính phủ.
"Tất nhiên là chúng tôi có sợ sẽ có thêm người chết, cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Nhưng chúng tôi ở lại và chúng tôi sẽ chiến đấu, đó là cách mà chúng tôi vượt qua giai đoạn này", Umm Hassan, một phụ nữ đội khăn trùm và đeo kính râm, nói.
Và nhiều người Syria khác khẳng định là sẽ chiến thắng, giống như người anh hùng dân tộc Yussef al-Azmeh, người đấu tranh chống lại thực dân Pháp và được dựng tượng cách đó vài km.
"Yussef al-Azmeh chỉ có vài khẩu súng nhưng ông ấy không bao giờ nhượng bộ Pháp. Chúng tôi cũng vậy", Abu Firas nói.
Pháp ủng hộ kế hoạch tấn công Syria và Tổng thống Francois Hollande nói rằng Pháp sẵn sàng "trừng phạt" Assad vì sử dụng vũ khí hóa học, dù Paris sẽ không hành động một mình.
"Pháp thật là đáng xấu hổ khi theo đuôi Mỹ", một người qua đường hét lên.
Với một số người, hồi trống trận lần này nhắc họ nhớ đến cuộc xung đột năm 1973 với Israel. Mazen, một kỹ sư, kể rằng khi đó ông mới 14 tuổi và trèo lên mái nhà để xem các máy bay của Israel.
"Niềm tin chiến thắng của chúng tôi mạnh mẽ hơn bất cứ lực lượng quân sự nào", ông nói và mắt vẫn không rời khỏi hàng tít của tờ nhật báo ủng hộ chính phủ ở quầy báo.
Fuad thì tin rằng chiến thắng là điều chắc chắn, không phải nghi ngờ. "Kể cả có cuộc tắm máu, Damascus cũng sẽ kháng cự. Kể cả nếu họ mang xe tăng đến, họ cũng phải vượt qua xác chúng tôi".
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang chờ đợi quốc hội phê chuẩn cuộc tấn công nhằm vào chính phủ Syria, tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng cuộc can thiệp sẽ "có giới hạn" và không bao gồm lực lượng bộ binh.
Vũ Hà
Theo VNE
Bắn chết vợ vì ủng hộ Tổng thống Một tiểu thương người Syria ở Aleppo đã bắn chết vợ mình vì bà này ủng hộ Tổng thống Bashar al Assad, AFP dẫn lời người anh em họ của nạn nhân cho biết. Một nhóm phụ nữ ủng hộ Tổng thống Syria Assad. Theo đó, tiểu thương Mohammad O., khoảng 40 tuổi, quản lý một cửa hàng quần áo ở quận al...