Thủ đô Mỹ triển khai vệ binh quốc gia đối phó biểu tình
Hơn 300 vệ binh quốc gia sẽ được điều động chuẩn bị đối phó biểu tình khi quốc hội Mỹ họp chứng nhận phiếu đại cử tri ngày 6/1.
Đại úy Tinashe Machona, phát ngôn viên lực lượng Vệ binh Quốc gia của thủ đô Washington, cho biết các binh sĩ được triển khai ở thủ đô Washington sẵn sàng đối phó với biểu tình sẽ không mang vũ khí và chỉ thực hiện chức năng hỗ trợ các lực lượng hành pháp địa phương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa thừa nhận thất bại trong bầu cử 2020 và tuyên bố sẽ tham dự một cuộc biểu tình ủng hộ ông tại thủ đô Washington, động thái được coi là một phần nỗ lực nhằm lật ngược kết quả bầu cử. “Sẽ có mặt ở đó, nó sẽ rất dữ dội”, Trump viết trên Twitter hồi tháng 12/2020.
Nhóm cực hữu Proud Boys thông báo đã lên kế hoạch tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Trump vào ngày 6/1 với “số lượng kỷ lục”. “Chúng tôi có thể mặc toàn đồ màu đen trong dịp này”, Enrique Tarrio, người đứng đầu nhóm Proud Boys, cho biết. Những người tham gia biểu tình chống phong trào cánh tả ANTIFA tại Mỹ thường mặc màu đen và từng đụng độ với cảnh sát.
Vệ binh Quốc gia thủ đô Washington hỗ trợ cảnh sát kỵ binh bảo vệ khu vực quanh Nhà Trắng, tháng 6/2020. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Trước tình hình này, Thị trưởng Washington Muriel Bowser yêu cầu Vệ binh Quốc gia hỗ trợ an ninh cho thành phố ngày 5-7/1. Khoảng 340 vệ binh quốc gia sẽ được điều tới kiểm soát đám đông tại các bến tàu và bến xe buýt của thành phố, đồng thời hỗ trợ cảnh sát địa phương điều phối giao thông.
“Lực lượng vệ binh ở thủ đô cũng sẽ hỗ trợ Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp và Cứu hỏa với nhân sự từ Đội Hỗ trợ Dân sự được đào tạo đặc biệt. Vệ binh quốc gia ở trong tình trạng sẵn sàng để tăng viện cho các nhiệm vụ chính nếu cần thêm nhân sự”, Vệ binh Quốc gia của thủ đô Washington cho biết trong thông cáo.
Văn phòng Thị trưởng Washington cho biết khoảng 114 vệ binh quốc gia của khu vực sẽ được triển khai vào bất cứ lúc nào.
Vệ binh Quốc gia thủ đô Washington từng được điều động để bảo vệ Nhà Trắng khi các cuộc biểu tình phản đối cái chết của người đàn ông da màu George Floyd nổ ra vào giữa năm ngoái. Các quan chức quốc phòng khẳng định vệ binh quốc gia không tham gia đẩy đuổi người biểu tình khỏi Quảng trường Lafayette cùng cảnh sát hồi đầu tháng 6/2020 để Trump có thể đi bộ tới nhà thờ gần đó.
Tuy nhiên, lục quân Mỹ chưa công bố kết quả điều tra vụ hai trực thăng cấp cứu của Vệ binh Quốc gia lượn trên đầu người biểu tình hôm 1/6/2020. Trang Defense One đưa tin cuộc điều tra sơ bộ của Vệ binh Quốc gia xác định các trực thăng này không được quyền bay trong các nhiệm vụ phi y tế.
Pakistan dựng hàng rào bảo vệ dự án do Trung Quốc đầu tư
Người dân địa phương đã chỉ trích quyết định của chính phủ Pakistan khi dựng hàng rào quanh cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan. Được biết Trung Quốc đã đầu tư mạnh tay vào cảng này.
Cảng Gwadar tại Pakistan. Ảnh: AFP
Ngày 31/12/2020, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định với người đồng cấp Pakistan Makhdoom Shah Mahmood Qureshi rằng Bắc Kinh và Islamabad sẽ thắt chặt hợp tác trong Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), đặc biệt là dự án cảng Gwadar và nâng cấp đường sắt.
Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết đã điện đàm với người đồng cấp Pakistan để tái khẳng định tình hữu nghị và củng cố cam kết của Bắc Kinh với CPEC.
Cuộc điện đàm này diễn ra sau khi xảy ra biểu tình tại cảng Gwadar ở Pakistan vào cuối năm 2020. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đánh giá rằng tâm lý không đồng tình của người dân Pakistan hé lộ vấn đề mà hai quốc gia phải đối mặt liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng. Đây còn là thách thức về an ninh, kinh tế, chính trị cho CPEC, sáng kiện trị giá 62 tỷ USD. Năm 2021 này, hai quốc gia kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 29/12/2020, ông Ziaullah Langove, lãnh đạo tỉnh Balochistan (nơi có cảng Gwadar) đã chọn giải pháp xây một hàng rào quanh công trình này sau khi xảy ra tình trạng người dân địa phương biểu tình phản đối.
Trong tháng 12/2020, truyền thông đưa tin Pakistan đã xây hàng rào 20km bao quanh phần lớn cảng Gwadar để nâng cao an ninh. Nhưng nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng hàng rào này tạo "cấm thành" để bảo vệ đầu tư nước ngoài.
Ông Zhang Baozhong, Giám đốc công ty Cảng xuất nhập khẩu Pakistan Trung Quốc - đơn vị quản lý cảng Gwadar - tuyên bố rằng biện pháp an ninh bổ sung được cả giới chức Pakistan và Trung Quốc thống nhất.
Tuy nhiên, ông Ziaullah Langove ngày 29/12/2020 cho biết quá trình dựng hàng rào quanh cảng Gwadar đã bị tạm hoãn do chịu chỉ trích từ người dân địa phương.
Theo DW (Đức), Balochistan là một trong những khu vực thưa dân và nghèo nhất tại Pakistan mặc dù Islamabad đã thực hiện nhiều dự án phát triển tại đây. Các nhóm nổi dậy đã phá rối tại tỉnh này trong nhiều thập niên, lấy lý do rằng Islamabad và tỉnh Punjab đã khai thác tài nguyên không công bằng ở Balochistan. Từ năm 2005, Islamabad đã tiến hành chiến dịch quân sự tại Balochistan.
Trong khi đó, cảng Gwadar có vị trí chiến lược, gần với Eo Hormuz và các nhóm nổi dậy cho rằng Trung Quốc có mục tiêu nhắm đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Balochistan.
Nhân viên an ninh Pakistan tại cảng Gwadar. Ảnh: AFP
Ngoài vấn đề an ninh, CPEC cũng đối mặt với những biến động khác, trong đó gồm nợ của Pakistan. Giáo sư Du Youkang tại Đại học Fudan ở Thượng Hải phân tích: "Tổng thống Imran Khan đã chuyển trọng tâm của CPEC khỏi những dự án lớn như đập thủy điện, nhà máy năng lượng và muốn tập trung vào lĩnh vực nâng cao đời sống của người dân như nông nghiệp, giáo dục".
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Pakistan vào cuối năm 2020 đã nhóm họp tại Tân Cương và thống nhất thúc đẩy hợp tác CPEC để phát triển kinh tế.
Washington chuẩn bị ứng phó 'bão' biểu tình ủng hộ Trump Cảnh sát Washington chuẩn bị các biện pháp ứng phó khi hàng loạt nhóm ủng hộ Trump dự kiến biểu tình lớn vào ngày quốc hội xác nhận kết quả bầu cử. "Biểu tình lớn ở Washington sẽ diễn ra lúc 11h sáng thứ tư, ngày 6/1. Chi tiết về địa điểm sẽ được cập nhật", Tổng thống Donald Trump thông báo trên...