Thủ đô mới của Indonesia: Hy vọng và cơ hội phát triển
Quốc hội Indonesia mới đây đã thông qua đạo luật quan trọng, chính thức hủy bỏ vai trò thủ đô của Jakarta và chuyển thủ đô đến thành phố mới Nusantara, nằm trên đảo Borneo.
Quyết định này không chỉ thay đổi diện mạo chính trị mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giảm tải cho Jakarta và thúc đẩy sự phát triển khu vực phía Đông Indonesia.
Vòng xoay Bundaran HI, trung tâm Jakarta. Ảnh: Đỗ Quyên/TTXVN
Mới đây, Quốc hội Indonesia đã thông qua đạo luật chính thức hủy bỏ vai trò thủ đô của Jakarta. Điều này có nghĩa là Indonesia sẽ chuyển thủ đô sang thành phố Nusantara, trong khi Jakarta sẽ trở thành một đặc khu, tiếp tục giữ vai trò là trung tâm kinh tế và văn hóa.
Trên thực tế, Indonesia đã nhiều lần xem xét việc chuyển thủ đô. Năm 2014, tổng thống thời điểm đó đã đề xuất ý tưởng này. Với diện tích hơn 1,9 triệu km và dân số lên tới 280 triệu người, Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới. Quốc gia này có hơn 17.000 hòn đảo và phần lớn trong số đó có đông đảo cư dân sinh sống như Sumatra và Borneo.
Tuy nhiên, theo trang thông tin news.cn, đảo Java, nơi có Jakarta, chỉ có diện tích khoảng 130.000 km, chiếm chưa đến 7% tổng diện tích của Indonesia, nhưng lại có tới 150 triệu người sinh sống. Sự đông đúc này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông và thiếu hụt nguồn lực y tế, giáo dục cùng với hạ tầng cơ sở bị quá tải.
Video đang HOT
Ngoài mật độ dân số cao, Jakarta còn đối mặt với các yếu tố tự nhiên nghiêm trọng, trong đó có tình trạng sụt lún đất với tốc độ hàng chục cm mỗi năm. Thành phố này cũng đang thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt do nguồn nước trên các đảo rất hạn chế; không có sông lớn hay hồ nước lớn, người dân chỉ có thể khai thác nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm quá mức đã dẫn đến hiện tượng sụt lún đất.
Theo nghiên cứu, trong 50 năm qua, Jakarta đã lún xuống khoảng 3 đến 4 mét. Nếu tình trạng khai thác nước ngầm không được cải thiện, đến năm 2025, khoảng 1/4 diện tích của Jakarta sẽ bị ngập trong nước biển.
Ngoài ra, Indonesia nằm ở giao điểm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với hoạt động địa chất mạnh mẽ, dẫn đến việc quốc gia này thường xuyên phải hứng chịu động đất và núi lửa phun trào. Tác động của động đất càng làm tăng tốc độ sụt lún của Jakarta. Vì vậy, Quốc hội Indonesia đã thông qua một đạo luật chính thức hủy bỏ vai trò thủ đô của Jakarta.
Thủ đô mới Nusantara sẽ được đặt tại vùng ven biển Đông Nam của đảo Borneo, cách Jakarta hơn 1.200 km. Borneo là một trong ba hòn đảo lớn nhất thế giới nhưng lại có tốc độ phát triển kinh tế chậm dù sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với tỷ lệ che phủ rừng lên tới 80%.
Hiện tại, khoảng 80% dân số Indonesia sống trên hai hòn đảo là Java và Sumatra, dẫn đến sự không đồng đều trong phát triển kinh tế giữa các khu vực. Do đó, việc xây dựng thủ đô tại Borneo không chỉ giúp giảm tải cho Jakarta mà còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho khu vực này.
Cà phê Halal ở Indonesia
Cà phê vốn là một trong những thói quen phổ biến của người dân của "đất nước vạn đảo", những quán cà phê Halal thực tế đã có từ lâu ở Indonesia và giờ đây ngày càng phổ biến và trở thành một xu hướng đang tăng vọt trong những năm gần đây.
Biểu tượng chứng nhận ấn phẩm Halal ở Indonesia. Ảnh: Đỗ Quyên/PV TTXVN tại Indonesia
Người Indonesia có một tình yêu đặc biệt với cà phê, một phần vì Indonesia là một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới với các loại cà phê nổi tiếng như Java, Sumatra hay Bali. Cà phê đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa và lịch sử của quốc gia này.
Với một tỷ lệ 87% dân số là người Hồi giáo, Halal là một yêu cầu quan trọng trong đời sống hàng ngày của họ. Không chỉ áp dụng cho thực phẩm mà tiêu chuẩn Halal còn áp dụng cho các sản phẩm khác như đồ uống, trong đó có cà phê. Chứng nhận Halal đảm bảo rằng sản phẩm không chứa các thành phần không phù hợp với các quy định Hồi giáo và được sản xuất theo các quy trình vệ sinh và an toàn.
Quán cà phê Halal. Ảnh: Đỗ Quyên
Anh Hernadez, người pha chế cà phê tại quán Hala CAFE cho biết, quán của anh có chứng nhận Halal. Cà phê hạt được nhập về từ nhiều nguồn và luôn được lựa chọn loại chất lượng tốt từ các vùng như Sumatra, Sulaweisi, Jawa, Aceh, Bali. Cà phê hạt khi quán nhập về đều đã được cấp chứng nhận Halal để phục vụ khách hàng là người Hồi giáo.
Uống cà phê là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Indonesia. Cũng giống như ở Việt Nam, các quán cà phê là nơi gặp gỡ, giao lưu, thư giãn của nhiều người và là nơi không ít người lựa chọn để bắt đầu một ngày mới.
Quán cà phê Halal. Ảnh: Đỗ Quyên
Nhâm nhi ly cà phê bên 2 chú cún cưng trắng muốt, ông Jemy, chia sẻ thường uống cà phê ở đây vì thích loại cà phê từ Toraja của quán bởi hương vị rất đặc biệt. Theo ông, việc hiện nay cà phê cũng được qui định theo tiêu chuẩn Halal rất tốt vì nó tiêu chuẩn hóa loại đồ uống phổ biến ở đất nước Hồi giáo này.
Cà phê hạt được bày bán tại chợ truyền thống. Ảnh: Đỗ Quyên
Người Indonesia cũng không ngừng sáng tạo trong cách pha chế cà phê, từ cà phê đen truyền thống đến các loại đồ uống cà phê hiện đại như cà phê sữa đá, cà phê Kahwa: pha với các gia vị như gừng, cam và dâu tây; cà phê Bajigur: pha với nước cốt dừa và đường mía, mang lại hương vị ngọt ngào và ấm áp... hay cà phê Joss: Cà phê được pha với than để tạo ra hương vị đặc trưng độc đáo.
Địa lý và thổ nhưỡng đa dạng của Indonesia đã tạo nên rất nhiều hương vị cà phê ấn tượng và độc đáo. Niềm đam mê cà phê của người dân ở đây cùng với việc tiêu chuẩn hóa đồ uống, đặc biệt là cà phê Halal đã tạo nên một nét rất đặc trưng của văn hóa cà phê ở xứ vạn đảo.
Niềm vui lớn với loài voi có nguy cơ tuyệt chủng tại Indonesia Cơ quan Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên Riau của Indonesia cho biết một "bé voi" cái đã chào đời tại công viên sinh thái Buluh Cina ở Riau trên đảo Sumatra, làm tăng số lượng quần thể loài voi có nguy cơ tuyệt chủng và đang được bảo vệ chặt chẽ này. Một con voi Sumatra cái đã chào đời tại công...