Thủ đô Hy Lạp rực lửa, ít nhất 24 người chết và hàng trăm người bị thương do cháy rừng
Vụ cháy rừng tồi tệ nhất ở Hy Lạp 10 năm trở lại đây đang quét qua khu vực thủ đô Athens khiến ít nhất 24 người chết và hàng trăm người bị thương.
Ngày 23/7 đám cháy lan mạnh và mất kiểm soát dọc các khu rừng và nông trại khu vực vành đai thủ đô Athens, Hy Lạp, khiến người dân phải chạy ra phía biển để được các tàu hải quân, tàu du lịch và tàu cá sơ tán.
Cháy rừng ở thị trấn Rafina, gần Athens.
Đám cháy thứ nhất bắt đầu từ một rừng thông ở Kineta cách Anthens 50 km về phía Tây và đám cháy thứ hai bắt đầu ở khu vực Penteli phía Đông Bắc.
Lực lượng tuần duyên Hy Lạp cho biết những thi thể mới nhất được tìm thấy tại bờ biển bao gồm 3 người phụ nữ và 1 em nhỏ. Đại diện cơ quan cứu hộ, Miltiadis Mylonas nói con số thương vong có thể còn tiếp tục tăng khi họ kiểm tra các ngôi nhà và xe cộ. “Mọi người bị bất ngờ khi sự việc xảy ra quá nhanh.” – ông cho biết.
Theo Independent, đây là đám cháy tồi tệ nhất tại Hy Lạp trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Hơn 60 người thiệt mạng năm 2007 trong một đám cháy tại khu vực phía Nam Peloponnese.
Chính phủ Hy Lạp kêu gọi sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu trong khi đám cháy dữ dội với gió đạt tốc độ 80 km/h biến cây cối và nhà cửa, xe cộ thành những ngọn đuốc. Các quan chức cho biết Cyprus và Tây Ban Nha đã đề nghị hỗ trợ sau yêu cầu trợ giúp này.
Cơ quan chức năng Hy Lạp triển khai toàn bộ trực thăng cứu hộ thả bom nước ngắn chặn đám cháy để người dân có thời gian sơ tán. Ngọn lửa chưa đe dọa trực tiếp đến khu di tích cổ nổi tiếng của Hy Lạp, song lan vào nơi có các trại hè trẻ em và khu du lịch, nghỉ dưỡng.
Những cơn mưa tại thủ đô Hy Lạp chiều 23/7 đã không cản được các đám cháy lớn. Cháy rừng khá phổ biến ở Hy Lạp vào mùa hè nóng khô, khi nhiệt độ thường tăng cao lên đến 40 độ C.
Ít nhất 24 người chết và hàng trăm người bị thương vì vụ cháy rừng tồi tệ nhất Hy Lạp trong vòng hơn 10 năm qua. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Một người đàn ông dùng vải bọc tự bảo vệ mình trong đám cháy. (Ảnh: Reuters)
Lực lượng cứu hộ. (Ảnh: Reuters)
Hai đám cháy lớn xảy ra trong thời điểm mùa đông khô vừa kết thúc và mùa hè nóng gay gắt với nhiệt độ lên tới 40 độ C. (Ảnh: Reuters)
Chưa có con số chính thức về số người phải sơ tán do vụ cháy. (Ảnh: Reuters)
Hàng trăm xe và nhân viên cứu hỏa được điều động đến hiện trường, trong khi số thương vong được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng. (Ảnh: Reuters)
Một người mặc trang phục bảo hộ trong khói dày lan ra các con đường. (Ảnh: Reuters)
Khói bụi dày đặc trên đường cao tốc. (Ảnh: Reuters)
Khói dày đặc nhìn từ trên đền Parthenon. Khu di tích cổ của Hy Lạp chưa bị đe dọa bởi vụ cháy. (Ảnh: Reuters)
(Nguồn: Reuters, Daily Mail)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Vận hành an toàn, ổn định lưới điện trong nắng nóng
Dù sản lượng điện truyền tải tăng đột biến do cao điểm nắng nóng, lưới 220 - 500 kV miền Bắc vẫn đang được vận hành an toàn, liên tục, ổn định.
Nhu cầu dùng điện tăng "chóng mặt"
Hệ thống điện liên tục ghi nhận các "kỷ lục" mới về sản lượng điện tiêu thụ qua từng ngày, do nắng nóng khắc nghiệt bao trùm khu vực Bắc và Trung Bộ.
Đây mới là đợt nắng nóng cao điểm thứ 2 trong năm. Ngày 3.7, công suất phụ tải đỉnh toàn hệ thống lên tới 35.110 MW, sản lượng tiêu thụ 723,9 triệu kWh. Nếu so với ngày tiêu thụ nhiều điện nhất trong đợt nóng đầu tiên (ngày 22.6), công suất đỉnh và sản lượng đã tăng tương ứng là 972 MW và xấp xỉ 13 triệu kWh.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, nắng nóng gay gắt sẽ còn tiếp diễn trong những ngày tới. Vì vậy, rất cần sự chung tay của tất cả người dân trong việc sử dụng điện tiết kiệm. Cụ thể, không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn; đặc biệt khi sử dụng điều hòa nhiệt độ cần lưu ý để ở chế độ tối ưu, chỉ nên đặt ở mức 26 độ C trở lên, để vừa đảm bảo tiết kiệm điện cho khách hàng, vừa giảm nguy cơ quá tải cục bộ đối với lưới điện.
Nắng gay gắt kéo dài cũng khiến sản lượng điện tiêu thụ tăng liên tiếp từng ngày, chủ yếu do việc sử dụng điều hòa nhiệt độ và các thiết bị làm mát. Trong đó, tính chung cả 27 tỉnh, thành miền Bắc, chỉ trong 1 ngày, công suất đỉnh và sản lượng tiêu thụ đã nhảy vọt từ 16.665 MW và 345 triệu kWh (ngày 2.7) lên tới 17.063 MW và 358,6 triệu kWh (ngày 3.7). thủ đô Hà Nội cũng ghi nhận sản lượng tiêu thụ 82 triệu kWh trong ngày 3.7 là cao chưa từng có tại đây.
Những ngày qua, các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã và đang tăng cường lực lượng trực 24/24 giờ, thường xuyên kiểm tra các trạm biến áp, đường dây; luôn có mặt kịp thời, làm việc bất kể nắng nóng hay đêm khuya, để cấp điện trở lại cho khách hàng nhanh nhất nếu xảy ra tình trạng mất điện cục bộ do quá tải.
Ông Lê Thanh Bình - Giám đốc Điện lực TP. Thanh Hóa cho biết, những ngày qua, phía điện lực đã phải thực hiện luân chuyển công suất giữa các trạm biến áp 110 kV cấp điện cho Thành phố để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện biến động bất thường của phụ tải từng khu vực.
Hay tại Hà Tĩnh, nắng nóng gay gắt và gió Lào đã khiến giờ cao điểm đêm về sử dụng điện kéo dài từ 22 giờ đến 3 giờ sáng hôm sau (giờ cao điểm đêm trong ngày thường tính từ 20 - 22 giờ), đặc biệt tại khu vực thành phố và thị xã. Do đó, việc bố trí ca kíp trực xuyên đêm đã được các điện lực triển khai trong suốt đợt cao điểm nắng nóng này.
Chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó
Ông Hoàng Xuân Khôi - Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 (PTC 1) cho biết, lưới điện do PTC 1 quản lý luôn vận hành trong tình trạng đầy tải và quá tải như: Các đường dây 220 kV từ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đi các tỉnh; các tuyến 220 kV Nho Quan - Phủ Lý, Đồng Hòa - Thái Bình; các đường dây 500 kV truyền tải Bắc - Nam; các máy biến áp tại TBA 500 kV Thường Tín, Hiệp Hòa, Phố Nối...
Tuy nhiên, PTC 1 đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ cuối năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, bao gồm việc đưa vào vận hành nhiều công trình chống quá tải, giảm tải cho khu vực Hà Nội và các phụ tải quan trọng, do đó lưới điện siêu cao áp của PTC 1 vẫn đang vận hành an toàn, liên tục và ổn định.
Công ty đã lập phương án đảm bảo cung cấp điện mùa nắng nóng từ cấp Công ty đến các truyền tải điện, trạm biến áp 500 kV, đội truyền tải điện, qua đó nêu rõ các giải pháp đảm bảo cung cấp điện, các kịch bản xử lý sự cố chi tiết từng trạm biến áp, đường dây; luôn sẵn sàng chuẩn bị vật tư, nhân lực đầy đủ để tiến hành sửa chữa, thay thế thiết bị khi cần thiết.
Công ty cũng yêu cầu khi đường dây mang tải từ 80% trở lên, toàn bộ lực lượng vận hành phải ra tuyến để kiểm tra, đồng thời trực tại những khu vực đường dây có độ võng cao. Lực lượng điều độ của công ty có trách nhiệm kịp thời báo cáo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc để điều tiết giảm tải cho những đường dây có nguy cơ quá tải.
Để đảm bảo cho các đường dây, máy biến áp vận hành an toàn khi mang tải cao trong thời tiết nắng nóng, công ty đã yêu cầu các đơn vị theo dõi mức mang tải của các đường dây, máy biến áp thuộc đơn vị quản lý; tăng cường kiểm tra, cử người canh gác thường xuyên các điểm xung yếu của các đường dây 220 kV, 500 kV có khoảng cách pha đất thấp.
Tăng cường soi phát nhiệt các điểm tiếp xúc trong TBA, đường dây như kẹp cực, khóa néo, đầu cốt,... ưu tiên soi trước các điểm phát nhiệt đặc biệt, soi vào thời điểm mang tải cao để kịp thời xử lý nhằm ngăn chặn sự cố. Kiểm tra, rà soát, chặt tỉa cây trong hành lang đường dây để đảm bảo không để xảy ra sự cố phóng điện xuống cây do đầy tải, quá tải, nắng nóng. Kiểm tra xử lý các khoảng cột có thảm thực vật dễ cháy trong và gần hành lang để đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra sự cố do cháy rừng, đốt nương.
Theo Danviet
Lửa thiêu rụi hơn 40ha rừng ở Thanh Hoá Gần 300 người được huy động chữa cháy nhưng cánh rừng sản xuất hơn 40 ha ở Thanh Hóa đã bị lửa thiêu rụi. Chiều 6.7, cánh rừng trồng cây thông và cây keo thuộc địa phận xã Châu Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá) bốc cháy dữ dội. . Nắng nóng khiến đám cháy rừng ở Thanh Hoá tiếp tục lan rộng....