Thủ đô Hà Nội lại bị hun… khói
Người dân ngoại thành lại đốt lửa, hun khói khiến không khí trong nội thành Hà Nội càng trở nên ngột ngạt.
Bất chấp lệnh cấm đốt rơm rạ vào mùa thu hoạch của UBND TP.Hà Nội, hàng ngàn hộ dân ở các huyện ngoại thành như Đan Phượng, Thanh Trì… vẫn tiếp tục đốt rơm rạ sau khi thu hoạch khiến người dân trong quận nội thành bị “hun” khói.
Năm nào cũng vậy, cứ vào thời điểm tháng 6, tháng 7 tình trạng nông dân ngoại thành Hà Nội thi nhau đốt rơm rạ sau mùa gặt.
Khoảng từ 16h00 – 18h00, người dân ở các huyện ngoại thành lại châm lửa đốt rơm ở cánh đồng.
Đường đi được người dân sử dụng phơi lúa hoặc đốt rơm rạ
Theo một số người dân tàn tro để lại sau khi đốt rơm rạ sẽ làm cho đất màu mỡ hơn.
Khói từ việc đốt rơm rạ với khối lượng lớn không chỉ gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người dân.
Hình ảnh những đống rơm to chất thành đống đem ra đốt lấy tro đã trở nên quen thuộc sau mỗi vụ thu hoạch lúa những năm gần đây.
Gặp khói rơm, rạ, nhiều người cảm thấy cay mắt và khó thở, đặc biệt là trẻ nhỏ (Ảnh chụp tại huyện Đan Phượng, Hà Nội).
Video đang HOT
Đi qua những đống rơm đang nhả khói, nhiều người tham gia giao thông còn lo ngay ngáy vì sợ “hỏa hoạn”.
Những ngày này đường phố Hà Nội bị bao phủ lượt khói đốt rơm từ ngoại thành thổi vào (Ảnh chụp tại Quốc lộ 70, huyện Thanh Trì).
Hà Nội mờ ảo trong làn… khói giữa mùa hè (Ảnh chụp tại đường Phạm Hùng, Cầu Giấy)
Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay nhưng Hà Nội và địa phương khác vẫn chưa đưa ra hướng xử lý.
Theo Khám phá
Dân Thủ đô say trong nắng nóng 40 độ C
Dùng túi đá lạnh đội lên đầu, chui xuống hầm đường bộ ngủ, nằm dưới cầu vượt... là cách chống lại cái nắng bỏng rát của người dân Thủ đô.
Nóng 40 độ C, dân tìm mọi cách giải nhiệt
Hôm nay 22/5, nhiệt độ ngoài trời gần 40 độ C nhưng giữa trưa, đầu giờ chiều, nhiệt độ còn cao hơn nữa. Mặt đường hầm hập hơi nóng người đi đường phải co cụm, đi vào những chỗ có bóng râm để tránh nắng. Khổ nhất vẫn là những người dân lao động, vì cuộc sống mưu sinh nên bất chất cái nắng họ vẫn miệt mài làm việc.
Dưới cái nắng oi bức, những công nhân nữ Xí nghiệp cây xanh đô thị vẫn phải làm việc, họ dùng cả bao tải đội lên đầu để giảm nhiệt. Chị Lê Thị Hà chia sẻ: Trời nắng quá, nhưng công việc vẫn phải làm cho xong, chúng tôi phải đội bao tải lên đầu để giảm nhiệt độ, vừa làm vừa chạy nắng, chỗ nào có bóng râm thì làm trước".
Trên đường Phạm Hùng (Hà Nội), không chịu nổi cái nóng người dân chui xuống hầm cầu vượt (vành đai 3) trốn nắng nóng.
Nắng nóng, người dân phải đi mua đá về nhà giải nhiệt cho cả gia đình
Có người say nắng đành xuống hầm đường bộ ngủ một giấc, anh Vũ Quang Anh (xe ôm) cho biết: "Ngồi chờ khách ở trên đường thì không thể chịu nổi, nắng nóng oi bức cộng với gió nóng hầm hập khiến người chóng mặt. Tôi phải xuống dưới đây ngồi chứ ngồi ở trên mặt đường bị say nắng ngay".
Liệt nửa người, hôn mê vì say nắng
Qua khảo sát, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai vẫn chưa có bệnh nhân say nóng, say nắng nhập viện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu nắng nóng kéo dài, người dân không đề phòng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
ThS. BS. Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai, say nắng, say nóng có thể bị biến chứng như tăng men tim, thủng cơ tim, phù phổi, sặc, kiềm hô hấp, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, liệt nửa người, hôn mê, mất trí nhớ, thay đổi tính cách, thất ngôn, vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan....
Say nóng, say nắng do suy chức năng kiểm soát nhiệt từ nhẹ tới vừa thường kèm theo tăng nhiệt độ không khí và/hoặc kèm theo gắng sức thể lực dẫn tới mất muối và nước, tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh, và bí mồ hôi.
Bác sĩ Quân cho biết, say nóng có dấu hiệu mệt mỏi, yếu cơ, suy nhược, nôn và buôn nôn, đau đầu và đau cơ, hoa mắt, đau cơ và chuột rút, nhiệt độ trên 37 độ C. Còn say nắng có triệu chứng như: thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.
Người bị say nắng, say nóng có thể do bệnh tim, bệnh da, bỏng rộng, mất nước nặng, rối loạn nội tiết, rối loạn thần kinh, mê sảng, sốt, tập luyện và lao động trong môi trường nóng. Không có điều hoà hoặc thông khí, mặc quần áo không phù hợp (quá dầy, bí, ko thấm nước), thiếu sự thích nghi với khí hậu, không uống nước, môi trường nóng.
Bác sĩ Quân khuyến cáo, khi bị say nắng, say nóng người dân nên làm mát ngay tức thì, đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm, lên xe mát hay nhà lạnh, hỗ trợ đường thở, hô hấp, tuần hoàn bằng đặt đường truyền, thở oxy, thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định, chuyển ngay vào viện nếu nghi ngờ sốc, áp nước ấm trên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi...
Để tránh say nóng, say nóng các bác sĩ khuyến cáo người dân nên mặc quần áo thoáng, dễ bay hơi nước, không hấp thụ nhiệt, hạn chế làm việc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, uống đủ nước và điện giải...
Một số hình ảnh người dân trốn cái nắng gay gắt:
Các công nhân cây xanh vẫn phải miệt mài dưới cái nắng hầm hập từ mặt đường bốc lên (hình ảnh chụp lúc 2h chiều trên đường Trung Kính, Hà Nội)
Dùng mọi thứ để giảm nhiệt
Trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) người dân đi đường chọn bóng râm để đi
Co cụm trong bóng râm chờ xe buýt
Ông Nguyễn Văn Dũng (xe ôm) phải dùng nước té lên mặt cho mát
Người dân xuống hầm đường bộ trên đường Phạm Hùng, Hà Nội để trốn nắng. Theo các công nhân trông đường hầm, người thanh niên này bị "say" nắng, quá mệt nên nằm ngủ ở đây.
Anh Vũ Quang Anh (quê Hải Hậu, nam Định - làm nghề xe ôm) cho biết: "Tôi phải xuống đây ngồi chứ ngồi đợi khách trên mặt đường không thể chịu được"
Những gốc cây trên đường là thiên đường cho những cánh xe ôm nằm nghỉ trưa
Vì nắng nóng, công việc của những công nhân lao động bị đảo lộn. Họ phải nằm nghỉ dưới chân cầu vượt trốn nắng, đến 3h chiều mới làm việc
Những con vật cưng cũng được mang ra gầm cầu trốn nóng
Nhiều người còn mắc võng để ngủ ở gầm cầu
Cả gia đình đi tránh nắng nóng
Một số người nằm ngủ, xe phun nước đến mà không biết.
Theo Khampha
Dưới Cột cờ Hà Nội nói với con về Tổ quốc Cột cờ đã đứng đó từ thời Hoàng Diệu bảo vệ thành Hà Nội, và nay nó đang và sẽ cùng chúng ta tiếp tục bảo vệ từng tấc đất nơi đầu sóng. Hôm nay kỷ niệm tròn 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhắc đến Điện Biên Phủ trong ký ức của một cậu học trò Hà Nội, là nhớ đến...