Thủ đô Campuchia hoàn thành tiêm chủng Covid-19
Thủ đô Phnom Penh hoàn tất chiến dịch tiêm chủng Covid-19 và bắt đầu mở rộng chương trình ra các tỉnh.
Ủy ban quốc gia về tiêm chủng Covid-19 của Campuchia ngày 8/7 thông báo quá trình tiêm chủng ở thủ đô đã hoàn thành. Số người được tiêm vaccine trên thực tế cao hơn 100% dân số chính thức thành phố. Vaccine được tiêm cho người trên 18 tuổi, khởi động từ tháng 2.
Số liệu chính thức cho thấy hơn 2,4 triệu người đã được tiêm liều thứ hai tính đến 4/7. Cuộc điều tra dân số gần đây nhất từ năm 2019 cho thấy thủ đô có hơn 2,2 triệu dân. Phát ngôn viên chính phủ Phay Siphan giải thích số người được tiêm cao hơn dân số thủ đô do nỗ lực tiêm chủng cho tất cả người ở Phnom Penh, không chỉ cư dân thủ đô.
“Mọi người từ bên ngoài đến Phnom Penh để tiêm chủng. Công nhân nhà máy từ các tỉnh khác đến Vùng đỏ cũng đã được tiêm”, ông nói.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: Phnompenh Post.
Video đang HOT
Chương trình tiêm chủng Covid-19 đang được thực hiện ở 14 tỉnh ngoài thủ đô. Một số quan chức cấp cao chính phủ Campuchia khẳng định sẽ đạt mục tiêu 10 triệu người tiêm vaccine vào tháng 11.
Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine nói ngày 8/7 là cột mốc lịch sử đối với Phnompenh và đánh giá chiến dịch thành công to lớn. Bà thông báo hơn 2,1 triệu ngươi tại thủ đô đã tiêm vaccine từ ngày 10/2 đến 7/7.
Theo Vandine, đến cuối tháng 7, toàn bộ 24 tỉnh có thể khởi động chương trình tiêm chủng Covid-19 nếu lượng vaccine được giao kịp thời vào tháng 8.
Bộ Y tế Campuchia cùng ngày công bố thêm 954 ca nhiễm nCoV, trong đó có 136 ca ngoại nhập. Nước này ghi nhận 27 ca tử vong mới và 1.046 người bình phục. Tính đến ngày 8/7, Campuchia có 58.057 ca Covid-19, trong đó 50.020 ca bình phục và 825 ca tử bong.
Thái Lan, Campuchia tăng mạnh số ca COVID-19
Thái Lan sáng 9-7 ghi nhận 9.276 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ, nhiều hơn một ngày trước đó hơn 2.000 ca.
Người dân Thái Lan xếp hàng xuyên đêm bên ngoài chùa Wat Phra Sri Maha That ở quận Bang Khen, thủ đô Bangkok, để được xét nghiệm miễn phí COVID-19 - Ảnh: BANGKOK POST
Bộ Y tế Thái Lan ghi nhận 9.276 ca bệnh mới và 72 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua. Trong đó có 8.990 ca bệnh cộng đồng và 278 ca lây nhiễm trong các nhà tù.
Ngày 8-7, Thái Lan ghi nhận 75 ca tử vong vì COVID-19, cao nhất từ trước tới nay.
Trong lúc dịch bệnh lan ra toàn quốc, nhiều doanh nghiệp địa phương Thái Lan ủng hộ việc chỉ phong tỏa một phần ở những nơi có số lượng lây nhiễm nghiêm trọng, thay vì phong tỏa cả nước.
Người dân thủ đô Phnom Penh của Campuchia tiêm vắc xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất - Ảnh: KT
Trong khi đó, quốc gia láng giềng Campuchia đang trải qua 2 tuần bùng nổ số ca bệnh và tử vong do COVID-19, theo báo Khmer Times .
Campuchia sáng 9-7 ghi nhận 988 ca COVID-19 mới, nâng tổng số ca cả nước lên 59.045. Trước đợt bùng dịch ngày 22-2, Campuchia chỉ có 500 ca bệnh.
Cùng ngày, Campuchia ghi nhận 30 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong lên 855. Số ca tử vong trong 2 tuần trở lại đây chiếm hơn 30% tổng số ca tử vong cả nước từ đầu dịch tới nay.
Các nhà quan sát cho rằng chính phủ cần sớm có hành động dứt khoát để ngăn chặn bùng dịch, trong đó lưu ý ca bệnh nhập khẩu đang ngày càng tăng.
Trong số ca bệnh ghi nhận sáng nay, có tới 199 ca nhập khẩu, làm dấy lên lo ngại về việc các lây nhiễm biến thể Alpha và Delta vào trong nước.
Ngày 8-7, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng cho biết gần như toàn bộ người dân thủ đô của Campuchia đã được tiêm vắc xin và không ai bị nguy hiểm.
Cụ thể, hơn 2,1 triệu người ở Phnom Penh đã tiêm vắc xin, còn lại khoảng 23.000 người chưa tiêm vì lý do sức khỏe.
Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? Thành công chống dịch trong năm 2020 đã khiến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á chủ quan, nên gục ngã trước làn sóng ca mắc Covid-19 tăng mạnh lúc này. Các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như thể đang sống trong câu chuyện có chung một kịch bản. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát đầu...