Thủ đô Berlin tặng biệt thự của quan chức thời Đức Quốc xã
Chính quyền Berlin đang đề nghị tặng một biệt thự từng thuộc sở hữu của Bộ trưởng tuyên truyền Đức Quốc xã Joseph Goebbels.
Nếu không có người nhận, công trình này sẽ bị dỡ bỏ.
Biệt thự của Joseph Goebbels cách Berlin 40 km. Ảnh: DPA
Tờ Guardian (Anh) đánh giá đây là giải pháp của Berlin nhằm chấm dứt tranh cãi kéo dài nhiều thập niên về việc thay đổi công năng hoặc san phẳng công trình nằm ở vùng quê phía Bắc thủ đô của Đức.
Lãnh đạo Sở Tài chính Berlin, ông Stefan Evers ngày 2/5 nêu rõ công trình này sẽ trở thành một món quà của Berlin cho bất cứ ai muốn nhận nó. Ông Evers cũng chia sẻ rằng nếu không có người nhận, Berlin không còn giải pháp nào khác ngoài việc phá bỏ công trình.
Video đang HOT
Berlin đang chịu trách nhiệm chi trả phí bảo trì và an ninh cho công trình đã ọp ẹp này. Berlin từng nhiều lần cố gắng chuyển biệt thự của Joseph Goebbels cho chính phủ liên bang hoặc bang Brandenburg – nơi công trình này tọa lạc.
Joseph Goebbels cùng Adolf Hitler (ngoài cùng bên phải) và đạo diễn Leni Riefenstahl (giữa). Ảnh: Shutterstock
Goebbels là một trong những “cận thần” của trùm phát xít Adolf Hitler. Hắn đã xây dựng biệt thự xa hoa này vào năm 1939 trên địa điểm nhìn ra hồ Bogensee gần thị trấn Wandlitz, cách Berlin 40 km về phía Bắc.
Đây là nơi Goebbels cùng vợ và 6 con nghỉ dưỡng. Hắn cũng dùng công trình này làm địa điểm giải trí cho các lãnh đạo, nghệ sĩ, diễn viên của Đức Quốc xã.
Goebbels quay trở lại Berlin trong giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Năm 1945, hắn và vợ đã tự tử trong boongke của Hitler cùng các con khi Hồng quân Liên Xô tiến đến gần.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, công trình này biến thành bệnh viện trong một thời gian ngắn. Sau đó, đoàn thanh niên của Đảng Cộng sản Đông Đức sử dụng biệt thự này làm trung tâm đào tạo.
Khi bức tường Berlin sụp đổ, chính quyền Berlin trở thành chủ sở hữu biệt thự này. Tuy nhiên, Berlin không biết dùng công trình này vào việc gì.
Ba Lan tiếp tục yêu cầu Đức bồi thường chiến tranh
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 30/1, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã yêu cầu Đức "bồi thường tài chính" cho những tổn thất mà nước này phải gánh chịu dưới thời Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (phải) và Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tại cuộc họp báo chung ở Berlin ngày 30/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời yêu cầu này được Ngoại trưởng Ba Lan đưa ra trong chuyến công du đầu tiên tới Berlin kể từ khi chính phủ mới và thân châu Âu của Thủ tướng Donald Tusk lên lãnh đạo từ giữa tháng 12/2023. Theo đó, Ngoại trưởng Sikorski hy vọng Chính phủ Đức sẽ tìm ra giải pháp mới để bồi thường chiến tranh cho Ba Lan.
Trong khi đó, phát biểu sau cuộc gặp người đồng cấp Ba Lan, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh tình hữu nghị Đức - Ba Lan và sự tin tưởng sâu sắc giữa Vacsava và Berlin là điều rất cần thiết để đảm bảo "một châu Âu hùng mạnh, với trung tâm sẽ tiếp tục hướng về phía Đông trong những năm tới".
Đây là lần thứ hai Chính phủ Ba Lan đưa ra yêu cầu bồi thường chiến tranh. Trước đây, chính phủ tiền nhiệm do đảng Luật pháp và Công lý (PiS) bảo thủ đứng đầu đã ước tính rằng Đức phải trả 1.300 tỷ euro (1.400 tỷ USD) để "bồi thường cho cái chết của hơn 5,2 triệu công dân Ba Lan".
Vấn đề bồi thường trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã làm mối quan hệ giữa Berlin và Vacsava căng thẳng dưới thời chính phủ tiền nhiệm tại Ba Lan.
Đức vẫn luôn bác bỏ những yêu cầu bồi thường, viện dẫn quyết định của Ba Lan năm 1953 về việc từ bỏ các tuyên bố chống lại Đông Đức cũ.
Chính phủ Đức coi vấn đề bồi thường đã được giải quyết và đề cập đến Hiệp ước 2 4 (tên chính thức là Hiệp ước về giải pháp cuối cùng liên quan tới Đức), về tác động chính sách đối ngoại của việc thống nhất nước Đức năm 1990, mà Ba Lan không tham gia.
Lý do tác phẩm nghệ thuật của phát xít Đức vẫn được trưng bày ở không gian công cộng Khi còn nắm quyền, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã đặt hàng và mua nhiều tác phẩm nghệ thuật. Trong đó có một số tác phẩm vẫn còn hiện diện trong các không gian công cộng và viện bảo tàng của Đức ngày nay. Bức tượng "Ngựa sải bước". Ảnh: DW Gần đây, thành cổ Spandau - pháo đài thời Phục...