Thủ đô Ấn Độ tính dỡ hạn chế ngăn Covid-19
Thủ đô New Delhi Ấn Độ sẽ bắt đầu dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 vào tuần này nếu các ca nhiễm mới tiếp tục giảm.
Thế giới đã ghi nhận 167.497.809 ca nhiễm nCoV và 3.477.511 ca tử vong, tăng lần lượt 459.830 và 9.188, trong khi 148.544.303 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo 222.835 ca nhiễm và 4.455 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt 26.751.681 và 303.751. Ca nhiễm mới hàng ngày ở Ấn Độ hôm 23/5 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng gần đây.
Thủ đô New Delhi đang lên kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 từ tuần này nếu ca nhiễm mới duy trì đà giảm như hiện nay. Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal cho biết khu vực này từng chịu ảnh hưởng từ đại dịch nặng nề nhất, song các ca nhiễm mới đã giảm trong những tuần gần đây và tỷ lệ xét nghiệm dương tính với nCoV cũng giảm mạnh xuống dưới 2,5% so với con số 36% tháng trước.
“Nếu các ca nhiễm tiếp tục giảm trong một tuần, từ ngày 31/5, chúng tôi sẽ bắt đầu dỡ dần biện pháp hạn chế”, Thủ hiến Kejriwal nói, thêm rằng Delhi đã báo cáo khoảng 1.600 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua.
Các ca nhiễm Covid-19 hàng ngày ở Ấn Độ đang giảm dần sau khi đạt đỉnh hôm 9/5. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nước này có thể phải đối mặt đợt bùng phát dịch lần ba trong những tháng tới, trong khi nhiều bang không thể tiêm chủng cho người dưới 45 tuổi vì thiếu nguồn cung.
Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại một bệnh viện dã chiến ở New Delhi, Ấn Độ hôm 29/4. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 33.895.068 ca nhiễm và 604.075 ca tử vong do nCoV, tăng 12.341 ca nhiễm và 215 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Tính tới ngày 22/5, số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày ở Mỹ lần đầu giảm xuống dưới mức 30.000 kể từ tháng 6 năm ngoái, tăng thêm hy vọng dịch sớm được kiểm soát. Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe của Đại học Washington dự đoán Mỹ sẽ ghi nhận chưa tới 7.000 ca nhiễm mỗi ngày và ít hơn 120 ca tử vong cho tới giữa tháng 8.
Nhiều nhà khoa học và quan chức cho rằng Mỹ sẽ sớm kiểm soát được đại dịch trong những tháng tới, dù số ca nhiễm hàng ngày chưa thể giảm xuống mức 0 và mối đe dọa biến chủng vẫn tồn tại.
Mỹ đang tập trung vào nỗ lực tiêm chủng vaccine Covid-19 cũng như phân phối vaccine ra nước ngoài để hỗ trợ các quốc gia khác. Sau khi thông báo chia sẻ 80 triệu liều vaccine Covid-19 cho thế giới, Tổng thống Mỹ Joe Biden còn cam kết tiêm vaccine cho nửa triệu lính Hàn Quốc.
Anh là vùng dịch lớn thứ bảy thế giới với 4.462.538 ca nhiễm và 127.721 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 2.235 và 5 ca.
Thủ tướng Boris Johnson hôm 22/5 bị cựu cố vấn cáo buộc rằng rằng chính phủ Anh ban đầu dự kiến coi Covid-19 như bệnh cúm và theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng bằng cách xây dựng hệ thống phòng dịch tự nhiên. Tuy nhiên, Thủ tướng Johnson sau đó phủ nhận, tuyên bố miễn dịch cộng đồng không phải là kế hoạch chính thức của Anh để đối phó đại dịch.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock trong khi đó cho biết nước này đã tiêm hơn 50 triệu liều vaccine Covid-19 cho người dân, đánh dấu một trong những nỗ lực quốc gia quan trọng và lớn nhất trong lịch sử.
Đức, vùng dịch thứ 9 thế giới, báo cáo 3.654.201 ca nhiễm và 87.973 ca tử vong, sau khi tăng thêm lần lượt 1.182 và 13 ca trong 24 giờ qua.
Đức cấm hầu hết người đến từ Anh bắt đầu từ ngày 23/5 do lo ngại biến chủng Ấn Đô lây lan, khi xếp Anh vào khu vực đáng lo ngại vì xuất hiện biến chủng B.1.617. Tuy nhiên, công dân và cư dân của Đức vẫn được phép nhập cảnh từ Anh và phải tự cách ly hai tuần.
“Chúng tôi muốn đảm bảo an toàn. Trong giai đoạn này của chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19, càng phải tránh xa nguy cơ biến chủng nCoV xâm nhập”, nguồn thạo tin từ chính phủ Đức nói.
Tại Đông Nam Á, Malaysia ngày 23/5 ghi nhận thêm 6.976 ca nhiễm mới và 49 ca tử vong, nâng tổng số ca lên lần lượt 512.091 và 2.248.
Kể từ ngày 25/5, các cửa hàng từ tiện lợi cho tới tiệm giặt là và trung tâm mua sắm ở Malaysia sẽ bị giới thời gian được phép hoạt động từ 8h tới 20h mỗi ngày, thay vì đóng cửa lúc 22h như trước. Các trạm xăng dầu cũng chỉ hoạt động trong thời gian này, trừ những trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc.
Malaysia đã tăng hơn 6.000 ca nhiễm mới nCoV hàng ngày trong gần một tuần liên tiếp khiến Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) nhất trí thắt chặt kiểm soát đi lại và hạn chế hoạt động của nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, nhằm nỗ lực làm phẳng đường cong dịch.
Thái Lan , báo cáo 129.500 ca nhiễm và 776 ca tử vong vì Covid-19, sau khi ghi nhận 3.382 người nhiễm và 17 người chết trong 24 giờ qua.
Giới chức Thái Lan hôm 23/5 thông báo sẽ siết kiểm soát biên giới sau khi phát hiện các ca nhiễm mang biến chủng nCoV lần đầu được ghi nhận ở Nam Phi B.1.351, bắt nguồn từ vượt biên trái phép.
Chính phủ Thái lan khẳng định sẽ tăng cường nhân lực, các trạm kiểm soát và giám sát dọc tất cả biên giới đất liền cũng như yêu cầu quan chức cứng rắn hơn với nạn nhập cư bất hợp pháp.
Ngoại trưởng Ấn Độ: Khi tranh chấp, tình bạn với TQ là phi thực tế
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nói quan hệ song phương với Trung Quốc không thể cải thiện nếu tranh chấp biên giới chưa được giải quyết hòa bình.
Quan hệ Ấn - Trung đang trong tình trạng tồi tệ nhất sau hàng chục năm, và Ngoại trưởng Jaishankar cho rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm bởi họ "vi phạm nghiêm trọng" thỏa thuận giữa hai nước về triển khai quân sự tại đường phân giới trên dãy Himalaya.
"Hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ với Trung Quốc, có lẽ là trong vòng 30 đến 40 năm qua. Duy trì hòa bình, ổn định dọc Đường Kiểm soát Thực tế là nền tảng để cải thiện phần còn lại của mối quan hệ", báo South China Morning Post dẫn lời ông Jaishankar.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại một điểm kiểm soát ở biên giới. Ảnh: AFP .
Ông Jaishankar cho rằng việc sửa chữa quan hệ song phương là điều "phi thực tế" khi đối đầu ở biên giới tiếp diễn.
Các vấn đề then chốt nhất không phải liên lạc giữa hai bên mà là tuân thủ thỏa thuận đạt được vào thập niên 1990 về hạn chế hiện diện quân sự dọc biên giới, ông Jaishankar nói.
"Vì vậy, chúng ta không thể duy trì tình trạng đó (hiện diện quân sự quy mô lớn) ở biên giới mà muốn tiếp tục bình thường trong mọi lĩnh vực khác", Ngoại trưởng Jaishankar khẳng định.
Ông Jaishankar cho biết Trung Quốc hiện triển khai hàng chục nghìn binh sĩ cùng đầy đủ khí tài quân sự hiện đại dọc đường kiểm soát biên giới tạm thời giữa hai nước ở khu vực tranh chấp Ladakh.
Bắc Kinh lấy nhiều lý do khác nhau để biện minh cho hiện diện quân sự quy mô lớn ở biên giới - điều New Delhi coi là vi phạm thỏa thuận đạt được trước đó.
Ấn Độ mua nhiều vaccine COVID-19 nhất thế giới Theo thống kê toàn cầu, Ấn Độ đã mua 1,6 tỷ liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhiều nhất thế giới. Ấn Độ đã mua lượng vaccine đủ tiêm cho 60% dân số. Ảnh minh họa: Reuters Theo tờ Strait Times, báo cáo của Trung tâm Đổi mới Sức khỏe Toàn cầu thuộc Đại học Duke (Mỹ) , Ấn...