Thứ đen xì ở ruộng lúa được người Trung Quốc tìm vì ngon bất ngờ
Thứ nhìn thấy trên những cánh đồng lúa ở Trung Quốc vào tháng 5, tháng 6 này thường được người dân địa phương gọi là “gạo gexian”. Mặc dù là “gạo” nhưng nó không có liên quan gì tới gạo mà thực chất là một loại tảo.
Một số nơi còn gọi nó là nấm Tianmu, nấm nước, địa y… Ở rất nhiều vùng nông thôn, người ta thường nhặt nó về làm thức ăn, được xem như là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Lý do tại sao loài tảo này được đặt tên là “gạo gexian” được cho là vào thời nhà Tấn, một thầy thuốc có tên Ge Hong đã sử dụng nó để chữa bệnh cho Hoàng đế. Sau đó, nó được Hoàng để đổi tên thành “gạo gexian” như một cách để cảm ơn. Vào thời điểm đó, “gạo gexian” được cống nạp cho hoàng gia và được sử dụng cho đến bây giờ.
Tại Trung Quốc ngày nay, ở các tỉnh sản xuất lúa gạo như Hồ Bắc thường là nơi có thể tìm thấy loài tảo này. Người lớn nói dối với trẻ em rằng đây là phân chuột ngâm trong nước. Nhưng thực tế đây chính là loài tảo thủy sinh thuộc họ tảo Cyanophyceae đơn bào, nó không có rễ và lá có màu xanh đậm. Chúng có nhiều hình dạng, một số trông giống như viên ngọc trai đen rất đẹp mắt.
Video đang HOT
Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của loại tảo này rất phong phú, nó chứa một lượng lớn protein, tinh bột, các loại đường khác nhau, hàm lượng vitamin C cao và chứa đến 15 loại khoáng chất như phốt pho, canxi, kali, sắt, đồng… Trong đó có 8 loại axit amin thiết yếu. Theo tính toán hàm lượng protein của loại tảo này đạt 52,7%, cao gấp 23 lần so với quả kiwi – được mệnh danh là “vua các loại trái cây”.
Có rất nhiều phương pháp chế biến loại tảo này. Nó có thể đem chiên, làm súp, ướp lạnh… hương vị thực sự rất ngon.
Nhiều thập kỷ trước, vì phân bón hóa học hiếm khi được sử dụng trên các đồng lúa nên loại tảo này phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, ngày nay việc sử dụng phân bón khiến cho chất lượng môi trường nước sinh trưởng của nó bị hạn chế. Khí hậu, đất, ánh sáng mặt trời… đều có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của loại tảo này.
Nhu cầu tiêu thụ loại tảo này rất lớn nhưng sản lượng thu hoạch lại không cao, khiến cho giá cả của nó không ngừng tăng lên. Hiện nay, giá của nó dao động ở mức từ 400 – 700 tệ/kg (1.3 triệu – 2.3 triệu VNĐ/kg) nếu mua trực tiếp từ người nông dân. Sau khi bán cho các mối lái khác thì giá có thể lên hơn 1000 tệ/kg (khoảng 3.3 triệu VNĐ/kg). Đặc biệt, ở một số khách sạn Hồng Kông, giá sau khi chế biến thành các món ăn rất đắt đỏ.
Phan Hằng
Hoà Tiến: "Quả ngọt" sau 10 năm xây dựng nông thôn mới
Làng quê đổi mới, cơ sở hạ tầng xây dựng khang trang, sản xuất phát triển không ngừng, đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng lên. Đó là "quả ngọt" mà xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, thu hái được sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
"Đòn bẩy" công nghiệp và thương mại, dịch vụ
Ông Ngô Ngọc Trúc - Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến cho biết, địa bàn Hòa Tiến có các tuyến Tỉnh lộ ĐT605, ĐH409, đường liên huyện, liên xã được đầu tư đồng bộ tạo điều kiện kết nối với các địa phương lân cận. Đây là thuận lợi để lưu thông, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, xã đã xác định chọn công nghiệp và thương mại dịch vụ (CN - TMDV) để tập trung phát triển mạnh, làm "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế - xã hội cho địa phương.
Công nghiệp, thương mại dịch vụ là "đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế-xã hội Hòa Tiến. Ảnh: T.H
Trên địa bàn xã có 2 chợ được quy hoạch, gồm chợ Lệ Trạch và chợ Yến Nê, là nơi tập trung buôn bán của hàng trăm tiểu thương. Toàn xã có trên 1.000 hộ kinh doanh buôn bán, tập trung chủ yếu ở các khu chợ Lệ Trạch, Yến Nê, dọc theo tuyến đường ĐT605, ĐH409 và trong khu dân cư.
Thời gian qua, hoạt động TMDV trên địa bàn Hòa Tiến phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Để phục vụ người dân trong việc mua sắm ngày càng cao, UBND xã đã phối hợp Ban quản lý chợ tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ tư thương trên địa bàn xã đầu tư vốn đa dạng hóa các mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đồng thời, phối hợp đội kiểm tra liên ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Vì vậy, giá các mặt hàng không có sự biến động lớn, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến xảy ra.
Trên lĩnh vực tiểu thủ CN - xây dựng, Hòa Tiến cũng có những chuyển biến tích cực. Những ngành nghề phát triển mạnh trong thời gian qua như xây dựng tư nhân, may mặc, gỗ dân dụng, cơ khí... cùng với việc thành lập mới và đi vào hoat đông nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên các trục đường chính, trong khu dân cư. Nhờ đó, đã góp phần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và đảm bảo an sinh - xã hội trên địa bàn.
Thời gian qua, Hòa Tiến cũng quan tâm đến phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều mô hình kinh tế như sản xuất lúa gạo hữu cơ, sản xuất rau an toàn, chăn nuôi lợn, bò, gà... đem lại thu nhập cao cho người dân.
Hạ tầng đồng bộ tạo đột phá
Ông Đặng Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến cho biết, với mục tiêu xây dựng Hòa Tiến thành xã phát triển mạnh CN-TMDV, thời gian qua xã đang huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư, xây dựng cơ sơ hạ tầng, nhất là quy hoạch, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông.
Hòa Tiến cán đích NTM năm 2013, mặc dù đã về đích nhưng địa phương xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc.Trên cơ sở kết quả đạt được, Hòa Tiến tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm huy động sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống chính trị trong nâng cao chất lượng NTM.
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn xã Hòa Tiến đã được đầu tư xây dựng hoàn thiện. Thời gian qua, xã đã đầu tư cứng hóa được 134,3km đường giao thông nông thôn. Trong đó, đường giao thông trục xã, liên xã với tổng chiều dài đã thực hiện là 6,2km (đạt tỷ lệ 100%); đường giao thông trục thôn, xóm với tổng chiều dài đã thực hiện là 19,963km (đạt tỷ lệ 100%); đường giao thông kiệt, hẻm với tổng chiều dài đã thực hiện là 80,17km (đạt tỷ lệ 100%); đường giao thông nội đồng với tổng chiều dài đã thực hiện là 27,99km. Hệ thống đường giao thông nông thôn đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu đi lại, sản xuất của nhân dân.
Bện cạnh việc đầu tư giao thông, hàng loạt các công trình phúc lợi khác được đầu tư như trạm y tế, trường học, khu thể thao xã, sân vận động, nhà văn hóa... cũng được địa phương đầu tư, xây dựng.
Trần Hậu - Đại Nghĩa
Buộc xuất cảnh 4 người Trung Quốc sang Việt Nam trốn dịch sau khi hết cách ly 4 người Trung Quốc sang Việt Nam trốn dịch bị phát hiện và cách ly tại Thừa Thiên- Huế đã hoàn thành 14 cách ly, bị phạt hành chính và buộc xuất cảnh về nước 4 người Trung Quốc bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc xuất cảnh sau khi hoàn thành 14 ngày cách ly ảnh A.K Ngày 19.3, Phòng...