Thứ đặc sản trắng muốt cắt “mỏng như tờ giấy” được phơi sương qua đêm ở đất 2 Vua
Sau khi rửa sạch và thái thành các lát “mỏng như tờ giấy”, củ cải được phơi trong 3 ngày 2 đêm, người dân làng cổ Đường Lâm thường phơi vào ban đêm để củ cải giữ được màu trắng, bán giá cao hơn.
Cách Hà Nội 40 km về phía Tây, nằm cạnh QL32, Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được trao bằng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Đây cũng là đất của hai vua: Phùng Hưng và Ngô Quyền. Hiện nay, tại đây còn lưu giữ khoảng 900 ngôi nhà cổ với niên đại hàng trăm năm.
Không chỉ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đến làng cổ Đường Lâm, du khách còn được thưởng thức nhiều đặc sản, món ăn ngon. Trong đó củ cải khô vốn là món ăn dân dã nay được người dân biến tấu thành đặc sản độc đáo.
Từ xa xưa, để bảo quản củ cải được lâu, người dân đã nghĩ ra cách phơi khô và để trong túi nilon buộc kín, khi ăn thì ngâm nước cho củ cải nở ra, rồi xào với thịt, ăn lại giòn và rất lạ miệng.
Ngay từ đầu làng, người dân đã phơi củ cải kín bên lề đường.
Nếu củ cải tươi chỉ thích hợp để làm các món luộc hoặc nấu canh và ăn dễ chán, thì củ cải khô giúp chế biến được thành nhiều món khác nhau, ăn ngon miệng và giòn hơn nhiều.
Làm củ cải khô khá tốn công sức và phụ thuộc nhiều vào thời tiết nắng đẹp vì không sấy khô bằng than hay điện. Ngoài ra, phải chọn những củ không quá già để đảm bảo sau khi phơi, củ cải ngọt, giòn, không bị xốp.
Ông Hà Minh Soan (thôn Mông Phụ, Đường Lâm) cho biết: “Củ cải phơi sương đêm giờ là đặc sản ở làng tôi, trước đây chỉ là món ăn dân dã thôi. Ở đây thường thái theo miếng tròn cho nhanh khô, ngoài ra tôi cũng hay thái hình trụ dài, phơi tái tái rồi ngâm tương, ăn với cơm không biết chán luôn”.
Ông Soan tỉ mẩn dàn đều từng miếng để củ cải không xếp chồng lên nhau, giúp khô nhanh và đều hơn.
Củ cải trắng đúng mùa lạnh sẽ giòn và ngọt, ăn không bị đắng. Còn khi phơi khô củ cải trái mùa sẽ không ngon bằng.
Những miếng củ cải khô được đóng vào túi ni lông cỡ từ 100-200g, có giá từ 30.000-35.000 đồng/100 gam. Sở dĩ, củ cải khô có giá thành cao như vậy là bởi, để có được 1kg củ cải khô thì phải mất đến 20-25 kg củ tươi.
Người dân ở đây cho biết, nếu không có kinh nghiệm thì khó có thể làm được thành phẩm, vì loại củ cải khô này không có chất bảo quản nên rất dễ mốc và hỏng. Sản phẩm dùng trong 3-4 tháng là ngon nhất. Khi để lâu quá, củ cải khô sẽ biến thành màu vàng rồi đen sậm và hỏng.
Người dân còn phơi củ cải kín sân đình làng Mông Phụ.
Video đang HOT
Củ cải khô đã trở thành đặc sản của làng cổ Đường Lâm, nhiều du khách đặt mua cả vài kg về ăn dần.
Khi mua củ cải khô về, khách có thể chế biến thành nhiều món ăn rất thơm ngon: Củ cải xào thịt, trộn chua ngọt, ngâm mắm ớt, kho thịt… đều rất đưa cơm. Nguyên liệu này cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho các bà, các mẹ ăn chay.
Trước khi chế biến, ngâm củ cải với nước trong khoảng 20 – 40 phút cho các miếng mềm và nở ra, rửa với nước sạch.
Ngoại thành Hà Nội có một 'cổ trấn' trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc
Đến với làng cổ Đường Lâm, trải nghiệm một nét đẹp làng quê Bắc Bộ với những nếp nhà cổ kính và con người thì lại vô cùng mến khách.
Cổng vào làng Mông Phụ được xây bằng đá ong, với 2 cánh cổng làm bằng gỗ lim, bên trái là cây đa cổ thủ, bên phải là hồ nước xanh mát.
Một thời gian dài làm việc đã dần khiến những người có cuộc sống nơi phố thị cần phải tái tạo lại sức lao động bằng cách đi du lịch, nhưng chỉ có một ngày cuối tuần thì việc đi đâu và làm gì thực sự sẽ là một điều cần phải cân nhắc.
Đã từ lâu những tòa nhà cao ốc, văn phòng điều hòa mát lạnh như bó buộc con người ta vào một lối sống tách rời tuổi thơ của những đứa trẻ đất Bắc lớn lên bên cây đa, bến nước, sân đình. Ấy thế mà lại may, cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 40km có một "cổ trấn" trăm năm nay vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống, ẩn chứa bên trong bao điều thú vị.
Chủ nhật này thay vì làm lười bản thân bằng những trận ngủ nướng đến quá trưa và lê la cà phê cho tới tối thì bắt đầu một cuộc hành trình đến vùng đất mang đậm nét văn hóa Bắc Bộ - Làng cổ Đường Lâm.
Quanh làng cổ Đường Lâm nơi đâu cũng thể hiện nét cổ kính từ những bức tường đá ong đến con đường lát gạch.
Để thực hiện một chuyến "đi bụi" chúng tôi chọn phương tiện bằng xe máy, dọc theo Quốc lộ 32 qua Hoài Đức, Đan Phượng rồi thẳng tiến đến làng cổ Đường Lâm trong một sớm ngày mùa, hương thơm của lúa dẫn chúng tôi đến với cổng làng.
Nơi đây vào mùa Hè mới thấy câu nói cửa miệng của người dân xứ Đoài "nắng Sơn Tây, mây Ba Vì", thời tiết nắng như đổ lửa vào buổi sáng sớm thôi thúc chúng tôi đến những địa điểm tham quan thật nhanh.
Ở làng cổ Đường Lâm 5 gồm làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Nơi đây còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Để tham quan hết địa điểm du lịch này cần phải có lộ trình thích hợp, du khách có thể chọn đi bộ, thuê xe đạp hoặc xe ôm để đến từng chặng của cuộc hành trình bắt đầu từ đình làng Mông Phụ và kết thúc ở rặng duối hơn 1.000 năm tuổi.
Những ngôi nhà đá ong cũ kỹ được trả giá bạc tiền tỷ cũng... không bán
Mua vé rồi bước qua cổng làng đi không xa sẽ bắt gặp đình làng Mông Phụ với lối kiến trúc cổ, xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tạo nên một cảnh quan thực sự thanh bình và cổ kính.
Đến Đường Lâm cũng là đến với vùng đất mà những ngôi nhà cổ được xây bằng những viên đá ong, trải qua lớp lang thời gian, bên ngoài cổ kính rêu phong như đang bao bọc lấy "viên ngọc" vô giá của nơi đây. Dẫn lối vào những ngôi nhà cổ là con đường lát gạch, bờ tường vàng óng khiến cho du khách đến đây luôn có cảm giác "cổ trấn" Đường Lâm đã làm thời gian ngừng lại đã bao năm.
Ngôi làng sở hữu tới 956 nhà cổ, tập trung nhiều nhất ở các thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850... Được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của làng quê Bắc Bộ với 5 gian, 2 chái. Gian giữa để thờ có bàn thờ, 2 bên được bày biện với sập gụ, tủ chè, bàn ghế tiếp khách thể hiện nề nếp gia phong của các cụ ngày xưa.
Giới thiệu những nét văn hóa của gia đình, người chủ nhà được du khách kỷ niệm lại những đồng tiền đặc trưng của nhiều quốc gia.
Nhà cổ nơi đây có tường xây bằng đá ong, cột kèo trong nhà bằng gỗ lim, mái ngói đua ra ngoài thềm, phía ngoài sân thường là nơi đặt vại tương, bể và giếng nước và những vật dụng đặc trưng liên quan đến nông nghiệp.
Những ngôi nhà cổ được giữ gìn nguyên vẹn, từ những từ nhỏ nhất như chum vại, cối đá cũng thuộc vào hàng đồ cổ, đã có đại gia vào hỏi mua một ngôi nhà cổ trong làng với giá lên tới 7 tỷ nhưng nhận lại là cái lắc đầu. Bởi không chỉ là một nét đẹp góp phần xây dựng lên làng cổ, mà hơn thế nữa những ngôi nhà có nhiệm vụ cao cả, dành để thờ phụng tổ tiên, nơi mà các con cháu trong dòng tộc có thể trở về gặp gỡ nhau trong những dịp trọng đại.
Cũng chính từ cách sống nơi đây, khi đến làng cổ Đường Lâm điều ấn tượng nhất là tình cảm của các gia đình dành cho du khách, sẽ chẳng có chuyện chèo kéo khách hay toàn tính lừa lọc là góc khuất ở một số khu danh thắng, mà đến đây lại mọi người nhẹ nhàng và niềm nở.
Tôi còn ấn tượng lắm những câu nói của cô bé cho hàng nước khi mới đến cổng làng, "anh vào ngồi nghỉ rồi uống nước, nếu có muốn đi xe đạp thì qua chỗ em, còn anh thích đi bộ thì em có tấm bản đồ tặng anh đi vào khỏi bị lạc", "cháu ơi vào nhà cô ăn cơm trưa, nay có gà và canh chua ăn cho lại sức..." , thử hỏi có mấy nơi người dân lại nhẹ nhàng đến thế.
Thưởng thức quà quê và check-in mệt nghỉ
Nổi tiếng chẳng kém gì làng Cự Đà, làng Bần, món tương ở Đường Lâm gần như nhà nào cũng có, được làm từ ngô, đỗ, hoặc gạo nếp ủ trong những chiếc chum sành với mùi thơm nức mũi. Tại các địa điểm thăm quan quanh làng cổ ta vừa có thể chụp ảnh bên những chiếc chum cổ và còn có thể mua trực tiếp thứ đặc sản đậm chất đồng quê này về làm quà thì chẳng còn gì bằng.
Ghé thăm nhà cổ của gia đình bà Dương Thị Lan, ông Nguyễn Văn Hùng và ông Hà Nguyên Huyến thì coi như đã đi chơi hết nửa làng cổ, những địa danh đặc biệt tiếp theo khi đến với vùng đất 2 vua vẫn còn trước mắt. Lúc này trong làng bạn có thể di chuyển bằng xe đạp hay xe ôm để đến những địa điểm tiếp theo để có thể tiết kiệm thời gian.
Ngôi bảo tháp cổ kính tại chùa Mía
Chùa Mía, đình thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và lăng Ngô Quyền là những di tích lịch sử khi đến với vùng đất Đường Lâm uy nghi cổ kính.
18 cây duối trồng bên đền - lăng Ngô Quyền được ghi nhận là cây di sản Việt Nam vì đã hơn 1.000 tuổi, nơi đây là địa điểm cuối cùng của buổi du lịch trọn vẹn tại vùng đất nối tiếng xứ Đoài với biết bao trải nghiệm thú vị.
Đặc sản thịt bọc đòn tre, nướng trên than suốt 4 tiếng ở ngôi làng cổ Cứ 2 giờ đêm, gia đình ông Lương (làng cổ Đường Lâm, Hà Nội) lại dậy nhóm lò quay thịt, những tảng thịt 3 chỉ được bọc vào đòn tre và quay trên than trong 4 tiếng. Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) nổi tiếng với hình ảnh ngôi làng cổ thanh bình. Nơi đây không chỉ còn giữ...